Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 16 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

ONG XÂY TỔ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để những chú khác tiến lên xây tiếp. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước.

Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong. Đó là một toàn nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận.

Tập đọc 3, 1980

II. Đọc hiểu văn bản

1. Qua việc ong xây tổ, ta thấy ong có những đức tính nào ?

A. chăm chỉ, đoàn kết

B. ngay thẳng

C. có kỉ luật, tiết kiệm

2. Hình ảnh nào dùng để tả tổ ong?

A.Một toàn nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau.

B. Một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, đầy màu sắc.

C. Một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, đáng yêu với nhiều cửa sổ.

3. Câu văn nào khen cách làm việc của bầy ong?

A. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

B. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận.

C. Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ.

4. Nối:

Các bác ong thợ già, những anh ong non


lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra, trộn với nước bọt thành một chất đặc biết để xây thành tổ.

Các chú ong thợ trẻ


dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra.

III. Luyện tập

6. Điền s/x vào chỗ chấm:

- Chim …. áo, chim ….ẻ đều được ….inh ra từ những chiếc tổ ….inh ….ắn.

- Buổi …. ớm mùa đông trên núi cao, …. ương ….uống lạnh thấu …ương.

7. Xếp các từ ngữ được gạch chân vào hai nhóm thích hợp:

Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

8. Dựa vào bài đọc, em viết câu hỏi hoặc câu trả lời cho mỗi câu sau:

a) Những bác ong thợ già, những anh ong non làm gì?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………?

b) Các chú ong thợ trẻ lấy cái gì ở dưới bụng mình tiết ra, trộn với nước bọt để xây tổ?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………?

c) Hỏi:

…………………………………………………………………………………………………………………………?

Trả lời: Cả bầy ong lúc nào cũng hết sức tiết kiệm vôi vữa.

d) Hỏi:

…………………………………………………………………………………………………………………………?

Trả lời: Cả bầy ong làm việc thật đông vui.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với nhân vật.

II. Đọc hiểu văn bản

1. C. có kỉ luật, tiết kiệm

2. A.Một toàn nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau.

3. A. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

4.

- Các bác ong thợ già, những anh ong non - dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra.

- Các chú ong thợ trẻ - lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra, trộn với nước bọt thành một chất đặc biết để xây thành tổ.

III. Luyện tập

6.

- Chim sáo, chim sẻ đều được sinh ra từ những chiếc tổ xinh xắn.

- Buổi sớm mùa đông trên núi cao, sương xuống lạnh thấu xương.

7.

Từ ngữ chỉ hoạt động

Từ ngữ chỉ sự vật

bám, rời khỏi, lấy, tiết ra, trộn, xây

chuỗi, cái mành mành, ong thợ, hang, giọt sáp, dưới bụng, nước bọt, tổ.

8.

a) Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra.

b) Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ.

c) Cả bầy ong lúc nào cũng ra sức tiết kiệm cái gì?

d) Cả bầy ong làm việc như thế nào?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 16 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 16 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG

       Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ(1) to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây(2) xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng.

( Theo Vũ Tú Nam )

(1) Bướm quạ : loại bướm to, sải cánh rộng, màu nâu xỉn

(2) Con đông tây : con nhộng của loài bướm

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Ba con bướm được tả ở 5 câu đầu (“Ngoài giờ học…vẻ dữ tợn” ) có những màu sắc gì ?

A. Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, đen kịt

B. Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, nâu xỉn

C. Xanh biếc pha đen, vàng tươi, đen kịt

Câu 2. Ở 5 câu đầu, dáng bay của các con bướm được tả bằng những từ nào ?

A. Loang loáng, lờ đờ

B. Loang loáng, líu ríu

C. Lờ đờ, nhút nhát

Câu 3. Lũ bướm nào luôn quấn quýt quanh màu vàng hoa cải ?

A. Lũ bướm vàng tươi xinh xinh.

B. Lũ bướm xanh biếc pha đen.

C. Lũ bướm vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn ?

A. Vẻ đẹp kì lạ, hấp dẫn của các loại bướm sống trên sông nước.

B. Vẻ đẹp lộng lẫy, kì thú của các loại bướm sống trên đất bãi.

C. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loại bướm bên bờ sông.

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch

- bánh …ưng/………..

- sáng….ói/………….

- sáng….ưng/………..

-……..ói tay/…………

b) đổ hoặc đỗ

- thi …………/………….

- ……….rác/……………

- thác……./…………..

-……..đen/…………..

Câu 2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt, máy gặt, chế tạo máy móc, xay thóc, giã gạo, trình diễn thời trang.

Sự vật công việc thường thấy ở thành phố Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a) Những đêm trăng sáng dòng sông lung linh như dát vàng

b) Xa xa ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng thoang thoảng hương thơm

c) Ô tô xe máy xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6 câu ) kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn ( hoặc thành thị )

Gợi ý :

a) Em được biết một vài nét đẹp ở đâu ( thuộc nông thôn hoặc thành thị ) ?

b) Đó là những nét đẹp gì cụ thể ( về cảnh vật, con người, cuộc sống …) ?

c) Vì sao em thích những nét đẹp đó ?

Câu 1 2 3 4
Đáp án B A A C

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch

- bánh chưng

- sáng chói

- sáng trưng

- trói tay

b) đổ hoặc đỗ

- thi đỗ

- đổ rác

- thác đổ

- đỏ đen

Câu 2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Sự vật công việc thường thấy ở thành phố Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn
Đèn cao áp, rạp chiếu bóng, bể bơi, bến xe buýt, chế tạo máy móc, trình diễn thời trang. Cánh đồng, hồ sen, máy cày, máy gặt, xay thóc, giã gạo.

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a) Những đêm trăng sáng, dòng sông lung linh như dát vàng.

b) Xa xa, ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng, thoang thoảng hương thơm.

c) Ô tô, xe máy, xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn ( hoặc thành thị )

Bài mẫu

    Em sinh ra ở thành thị, chưa biết nông thôn là thế nào cả. Mới tuần trước đây thôi, bố mới đưa em đi về thăm một người bạn của bố ở tận mãi Ba Tri, Bến Tre nhân dịp bố được nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Khác với thành phố rất nhiều, đó là cảm giác đầu tiên của em khi từ trên con đường nhựa, bố cho xe rẽ phải vào con đường đá đỏ. Hai bên đường là những thửa ruộng lúa đã chín vàng trải dài hút cả tầm mắt. Hết ruộng lúa là đến làng xã. Nhà cửa thưa thớt không như ở thị thành. Nhà cách nhà có khi đến cả vài chục thước. Những vườn cây ăn trái xanh tốt kế tiếp nhau trông như một rừng cây. Khí hậu ở đây sao mà trong lành mát mẻ quá. Đi dưới đường quê, không cần phải đội nón mũ, bởi bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Thỉnh thoảng có những chiếc xe bò lộc cộc lăn bánh trên đường. Cuộc sống ở đây diễn ra nhẹ nhàng, êm ả không như cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thị thành. Tuy mới biết nông thôn lần đầu vậy mà em rất thích cuộc sống ở đây.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Đôi bạn, Về quê ngoại, Ba điều ước, Mồ Côi xử kiện trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc bài " Đôi bạn", ngày nhỏ Thành và Mến kết bạn ở đâu ?

A. Ở quê Mến

B. Ở thị xã

C. Ở công viên thị xã

Câu 2: Đâu là cảnh vật thường thấy ở nông thôn ?

A. Đường cao tốc

B. Cánh đồng

C. Những con phố

Câu 3: Đâu không phải là điều ước của chàng thợ rèn trong bài:" Ba điều ước" ?

A. Ước trở thành nhà Vua.

B. Ước có thật nhiều tiền.

C. Ước có sức mạnh

Câu 4: Đọc thơ "Về quê ngoại" , bà ngoại của bạn nhỏ có đặc điểm gì ?

A. Bà ngoại đã 80 tuổi

B. Bà nửa quên nửa nhớ những chuyện ngày xưa

C. Cả 2 đáp án A và B đúng

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- bánh …ưng/………..

- sáng….ói/………….

- sáng….ưng/………..

-……..ói tay/…………

Bài 2: Điền đổ hoặc đỗ vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- thi …………/………….

- ……….rác/……………

- thác……./…………..

-……..đen/…………..

Bài 3:

Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt, máy gặt, chế tạo máy móc, xay thóc, giã gạo, trình diễn thời trang.

Sự vật, công việc thường thấy ở thành phố

Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn



Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

B

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- bánh chưng

- sáng chói

- sáng trưng

- trói tay

Bài 2: Điền đổ hoặc đỗ vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- thi đỗ

- đổ rác

- thác đổ

- đỏ đen

Bài 3:

Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Sự vật, công việc thường thấy ở thành phố

Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn

Đèn cao áp, rạp chiếu bóng, bể bơi, bến xe buýt, chế tạo máy móc, trình diễn thời trang.

Cánh đồng, hồ sen, máy cày, máy gặt, xay thóc, giã gạo.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Đôi bạn, Về quê ngoại, Ba điều ước, Mồ Côi xử kiện trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc bài " Đôi bạn", Thành cùng Mến làm những gì ở thị xã ?

A. Thành cùng bạn chơi nhiều trò lạ.

B. Thành đưa bạn đi chơi khắp nơi.

C. Thành kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện trên phố.

Câu 2: Đọc bài thơ "Về quê ngoại", trở về thăm quê ngoại, bạn nhỏ đã có thay đổi gì ?

A. Yêu quê hương hơn.

B. Yêu thương bà hơn.

C. Yêu cuộc sống và con người nơi đây hơn.

Câu 3: Đọc thơ "Về quê ngoại", bạn nhỏ đã biết thêm điều gì khi ăn hạt gạo ?

A. Biết tới người làm ra chúng.

B. Biết rằng hạt gạo rất ngon. 

C. Biết rằng để làm nên hạt gạo rất vất vả.

Câu 4: Cuối cùng, trong bài:" Ba điều ước" chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước?

A. Phải ước mình thật hạnh phúc

B.Phải ước mình có nhiều điều ước hơn nữa.

C.Sống thì phải làm việc, tạo ra những vật phẩm có ích cho xã hội và luôn được mọi người chung quanh yêu thương kính trọng.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống :

a, Tên một số thành phố ở nước ta : ...........................................

b, Tên một số vùng quê mà em biết : ...........................................

Bài 2:

Viết tên các sự vật và công việc tương ứng vào bảng sau:


Sự vật

Công việc

Thường thấy ở thành phố



Thường thấy ở nông thôn



Bài 3:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

a, 

-( châu , trâu )

Bạn em đi chăn ....... bắt được nhiều ....... chấu.

- ( chận , trật )

Phòng em ....... chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất ....... tự.

- ( chầu , trầu )

Bọn trẻ ngồi ....... hẫu , chờ bà ăn ....... rồi kể chuyện cổ tích.

b, 

- ( bão, bảo )

Mọi người ....... nhau dọn dẹp đường làng sau cơn ........

- ( vẽ , vẻ )

Em ....... mấy bạn ....... mặt tươi vui đang trò chuyện.

- ( sữa , sửa )

Mẹ em cho em bé uống ....... rồi ....... soạn đi làm.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

A

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống :

a, Tên một số thành phố ở nước ta : Vũng Tàu , Cân Thơ , Đà Nẵng , Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh ,…

b, Tên một số vùng quê mà em biết : Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Cần Giờ , …

Bài 2:

Viết tên các sự vật và công việc tương ứng vào bảng sau:


Sự vật

Công việc

Thường thấy ở thành phố

Ô tô, xe buýt, bệnh viện, công ty, nhà cao tầng, khu vui chơi,…

Nhân viên kinh doanh, dịch vụ, nhân viên văn phòng

Thường thấy ở nông thôn

Trâu, bò, gà, vịt, cánh đồng lúa, máy cày, ao cá

Trồng lúa, nuôi cá , trồng cây , chăn nuôi

Bài 3:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

a, 

-( châu , trâu )

Bạn em đi chăn trâu bắt được nhiều châu chấu.

- ( chận , trật )

Phòng em chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự.

- ( chầu , trầu )

Bọn trẻ ngồi chầu hẫu , chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.

b, 

- ( bão, bảo )

Mọi người bảo nhau dọn dẹp đường làng sau cơn bão.

- ( vẽ , vẻ )

Em vẽ mấy bạn vẻ mặt tươi vui đang trò chuyện.

- ( sữa , sửa )

Mẹ em cho em bé uống sữa rồi sửa soạn đi làm

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Đôi bạn, Về quê ngoại, Ba điều ước, Mồ Côi xử kiện trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc bài " Đôi bạn", khi chơi ở công viên, Mến đã có việc làm gì tốt ?

A. Mến dạy bạn nhỏ tập bơi.

B. Cứu một cậu bé suýt chết đuối dưới hồ ở công viên.

C. Mến cứu một cậu bé bị ngã từ trên cao.

Câu 2: Câu nào sau đây điền sai dấu phẩy ?

A. Con chó thấy chủ liền vẫy đuôi, nhảy nhót.

B. Trên mặt hồ, nước lăn tặn gợn sóng

C. Vườn nhà em trồng rất nhiều loại rau như, rau muống rau mùng tơi và rau cải. 

Câu 3: Đọc bài thơ "Về quê ngoại", bạn nhỏ thương người nông dân như thương ai ?

A. Hàng xóm

B. Bà ngoại

C. Bố mẹ

Câu 4: Đọc bài " Đôi bạn", lời nói của bố Thành ở phần cuối bài có ý nghĩa gì?

A. Khen người ở quê hiền lành.

B. Khen người ở quê tốt bụng, sẵn sàng giúp người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

C. Khen người ở quê rất can đảm

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào từ in đậm và chép lại câu sau khi điền:

a) Ông cha ta thường khuyên anh chị em trong nhà nên ghi nhớ câu nói này: “Chị nga em nâng”

b) Cây ôi trước vườn nhà đã sai triu quả.

c) Một đứa bé ngoan là đứa bé biết chào hoi phép khi gặp người lớn.

Bài 2: 

Điền tr hay ch vào chỗ trống và chép lại câu sau khi điền:

a) Mẹ em làm món canh cá nấu …ua rất ngon.

b) Uống nước …anh giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể.

c) An đang chăm chú vẽ …anh.

Bài 3:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những từ còn thiếu dấu dưới đây và chép lại từ sau khi điền:

- cây ôi, nước la, chào hoi, củ toi, sa nga, gia gạo

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

C

B


II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào từ in đậm và chép lại câu sau khi điền:

a) Ông cha ta thường khuyên anh chị em trong nhà nên ghi nhớ câu nói này: “Chị ngã em nâng”

b) Cây ổi trước vườn nhà đã sai trĩu quả.

c) Một đứa bé ngoan là đứa bé biết chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn.

Bài 2: 

Điền tr hay ch vào chỗ trống và chép lại câu sau khi điền:

a) Mẹ em làm món canh cá nấu chua rất ngon.

b) Uống nước chanh giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể.

c) An đang chăm chú vẽ tranh.

Bài 3:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những từ còn thiếu dấu dưới đây và chép lại từ sau khi điền:

- cây ổi, nước lã, chào hỏi, củ tỏi, sa ngã, giã gạo.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học