Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 14 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

NHÀ RÔNG

Ở hầu hết các địa phương vùng Bắc Tây Nguyên trước đây, làng nào cũng có nhà rông. Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau, nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao lớn nhất, đẹp nhất của làng. Nhà rông được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh. Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang.

Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát,… Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng. Nhà rông thật là đặc sắc. Vì vậy, mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông.

LƯU HÙNG

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhà rông có những đặc điểm gì nổi bật?

A. cao lớn nhất, đẹp nhất của làng

B. được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh

C. hình dáng không giống nhau

2. Vì sao thanh niên cần phải ngủ ở nhà rông?

A. để bàn bạc việc chung

B. để đón tiếp khách đến làng

C. để trực chiến, bảo vệ làng

3. Vì sao có thể nói nhà rông thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên?

4. “Già làng” là:

A. Người có nhiều kinh nghiệm trong việc dựng nhà rông.

B. Người tài giỏi và có sức khỏe nhất làng.

C. Người cao tuổi được dân làng cử ra để điều khiển công việc chung.

III. Luyện tập

5. Quan sát đặc điểm của sự vật trong tranh, nêu cặp từ trái nghĩa tương ứng:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

6. Thay từ được gạch chân trong mỗi câu bằng từ trái nghĩa tương ứng sau đó viết lại câu:

a. Quyển sách yêu thích của em ở bên dưới kệ sách thứ ba.

……………………………………………………………………………………………………………………………

b. Ở đây có một con đường rộng men theo chân núi.

……………………………………………………………………………………………………………………………

c. Mùa này, cây cối, hoa trái ở trang trại rất phong phú.

……………………………………………………………………………………………………………………………

7. Với mỗi từ “chín” dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

- lúa chín : ………………

- quả chín: …………………

- thịt chín: ……………

8. Viết lần lượt các từ trái nghĩa với những từ sau:

……………………………………………………………………………………………………………………………

dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh

9. Viết câu khiến cho mỗi tình huống dưới đây:

a. Em muốn bố mẹ cho tới Tây Nguyên để thăm nhà rông.

b. Kêu gọi mọi người tới tham quan, khám phá nét độc đáo của nhà rông:

c. Yêu cầu mọi người cùng bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, cách ngắt nhịp phù hợp.

II. Đọc hiểu văn bản

1.

A. cao lớn nhất, đẹp nhất của làng

B. được dựng bằng gỗ tốt kết hợp với tre, nứa; mái lợp cỏ tranh

2. C. để trực chiến, bảo vệ làng

3. Nói nhà rông thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên vì: Nhà rông dùng làm nơi đón tiếp khách đến làng, nơi các già làng bàn bạc việc chung, nơi đàn ông lúc rỗi rãi ngồi trò chuyện hoặc vót nan, đan lát,… Nhà rông là chỗ ngủ của con trai từ tuổi thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Đây là tập quán từ xa xưa do trai tráng phải trực chiến để bảo vệ làng. Nhà rông còn là nơi tổ chức những lễ cúng chung của dân làng.

4. C. Người cao tuổi được dân làng cử ra để điều khiển công việc chung.

III. Luyện tập

5.

a) dài – ngắn

b) to – nhỏ

c) cao – thấp

6.

a. Quyển sách yêu thích của em ở bên trên kệ thứ ba.

b. Ở đây có một con đường hẹp men theo chân núi.

c. Mùa này, cây cối, hoa trái ở trang trại rất nghèo nàn.

7.

- lúa non

- quả xanh

- thịt sống

8. hèn nhát, lười biếng, đua đòi, dốt nát

9.

a. Bố mẹ cho con đi nhà rông nhé!

b. Mọi người hãy tới tham quan, khám phá nét độc đáo của nhà rông nhé!

c. Mọi người hãy cùng nhau bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 14 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 14 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

SỰ TÍCH NGÔI NHÀ SÀN

    Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ.

    Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì nương rẫy của ông thường bị thú rừng phá hoại. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức.

    Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói :

            - Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem : Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy !

       Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói :

            - Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không ?

       Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng.

( Theo Truyện cổ dân tộc Mường )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu ?

A. Con người sống trong hốc cây.

B. Con người sống trong lều cỏ.

C. Con người sống trong hang đá.

Câu 2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa ?

A. Vì ông thương chú Rùa gầy.

B. Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở.

C. Vì Rùa mách ông cách đặt bẫy thú rừng.

Câu 3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa ?

A. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa

B. Chân Rùa, cổ Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa

C. Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mũi Rùa

Câu 4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở ?

A. Nhờ may mắn có Rùa mách cho cách làm.

B. Nhờ thông minh, biết đặt bẫy thú rừng.

C. Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái.

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

-….ên ….ớp/……………

-…..on…….ước/……….

-…..ên người/………..

- chạy…on ton/………

b) ay hoặc ây

- d …. học /……….

- m …trắng/……….

- thức d………/………..

- m ……áo/……………

c) au hoặc âu

- con s……../……….

- c…..văn/………….

- trước s………/………..

- cây c………./…………

Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau :

a)

Bế cháu ông thủ thỉ :

- Cháu khỏe hơn ông nhiều !

      ( Phạm Cúc )

b)

Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

      ( Trần Đăng Khoa )

c)

Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng.

      ( Quang Huy )

d) Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay . Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.

( Ngô Quang Miện )

Câu 3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào ?” :

a) Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay

b) Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời

c) Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu các thành viên của tổ em và một vài hoạt động của tổ trong tháng thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Gợi ý :

a) Tổ em gồm những bạn nào ?

b) Trong tháng thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ em

đã làm những việc gì để ngôi trường trở nên sạch đẹp và gần gũi với học sinh ?

c) Tổ em đã làm những việc gì để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập và các hoạt động khác ?

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B A C

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

- lên lớp

- non nước

- nên người

- chạy lon ton

b) ay hoặc ây

- dạy học

- mây trắng

- thức dậy

- may áo

c) au hoặc âu

- con sâu

- câu văn

- trước sau

- cây cau

Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau :

a)

Bế cháu ông thủ thỉ :

- Cháu khỏe hơn ông nhiều !

      ( Phạm Cúc )

b)

Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

      ( Trần Đăng Khoa )

c)

Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng.

      ( Quang Huy )

d) Những lá sưa mỏng tangxanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li titrắng như những hạt mưa bay . Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.

( Ngô Quang Miện )

Câu 3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào ?” :

a) Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay.

b) Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời.

c) Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu các thành viên của tổ em và một vài hoạt động của tổ trong tháng thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Bài mẫu

       Lớp chúng em có 32 bạn tất cả, được chia thành bốn tổ và tổ em là tổ 3. Tổ của em gồm tám bạn: em (Minh Tú), Hà Trang, Đức Minh, Thùy Anh, Tiến Dương, Bảo Nam, Mai Hương và Hoàng Vân. Trong đó em là tổ trưởng của tổ 3. Trên lớp, tổ em là tổ có thành tích học tập xuất sắc nhất. Học kì 1 vừa qua, có năm bạn đạt học sinh giỏi, còn ba bạn còn lại đạt học sinh khá. Mỗi tuần, cả tổ thường đến nhà em để học nhóm. Bài tập nào khó, chưa giải đáp được, các bạn đều cùng trao đổi, bàn luận rất sôi nổi với nhau cho đến khi có kết quả mới thôi. Chính vì thế mà kết quả học tập của tổ em mới đạt loại tốt như vậy.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Người liên lạc nhỏ, Nhớ Việt Bắc, Một trường tiểu học vùng cao trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ai ?

A. Một thanh niên.

B. Một nhóm người lạ.

C. Một ông ké.

Câu 2: Theo con, trong bài thơ, tamình để chỉ ai ?

A. Ta là người dân Việt Bắc, mình là cán bộ cách mạng.

B. Ta là cán bộ cách mạng, mình là người dân Việt Bắc.

C. Ta là tác giả, mình là người dân Việt Bắc

Câu 3: Trong bài :" Một trường tiểu học vùng cao", nhân vật tôi đến thăm nơi nào?

A. Xã Dao Thái

B. Xã Mường Thài

C. Xã Sủng Thài

Câu 4: Con hãy tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây : "Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển"

A. bình minh

B. mặt trời

C. đỏ ối

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền l hoặc n vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

-….ên ….ớp/……………

-…..on…….ước/……….

-…..ên người/………..

- chạy…on ton/………

Bài 2: Điền ay hoặc ây vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

 - d …. học /……….

- m …trắng/……….

- thức d………/………..

- m ……áo/……………

Bài 3: Điền au hoặc âu vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- con s……../……….

- c…..văn/………….

- trước s………/………..

- cây c………./…………

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền l hoặc n vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- lên lớp

- non nước

- nên người

- chạy lon ton

Bài 2: Điền ay hoặc ây vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- dạy học

- mây trắng

- thức dậy

- may áo

Bài 3: Điền au hoặc âu vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- con sâu

- câu văn

- trước sau

- cây cau

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Người liên lạc nhỏ, Nhớ Việt Bắc, Một trường tiểu học vùng cao trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Chi tiết nào nói chưa đúng về anh Kim Đồng ?

A. Đó là một cậu bé dân tộc Dao.

B. Quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

C. Tên thật là Nông Văn Dền.

D. Cả B và C

Câu 2:  Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường mình?

A. Trường có đủ phòng học cho năm lớp, có bếp phòng ăn và nhà ở, các thầy cô ăn ở cùng học sinh.

B. Sáng thứ hai, học sinh đến trường cùng với gạo ăn một tuần, chiều thứ bảy lại về. Nhà ai nghèo thì Ủy ban xã giúp gạo.

C. Ở trường, buổi sáng các bạn học trên lớp, buổi chiều làm bài. Sau giờ học các bạn vui chơi và trồng rau, nuôi gà.

D. Tất cả đáp án trên đúng

Câu 3: Vùng Việt Bắc bao gồm mấy tỉnh ?

A. 5 tỉnh

B. 6 tỉnh

C. 7 tỉnh

Câu 4: Con hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi Cái gì? trong câu sau :" Sen trong hồ đã gần tàn."

A. sen

B. sen trong hồ

C. gần tàn

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền ay hoặc ây vào chỗ trống và chép lại từ hoàn chỉnh sau khi điền:

- cây s....         

- ch.... giã gạo

- d.... học 

- ngủ d....

- số b....

- đòn b....

Bài 2:

Điền  l hoặc n vào chỗ trống và chép lại đoạn thơ hoàn chỉnh sau khi điền:

Trưa ...ay bà mệt phải ...ằm

Thương bà, cháu đã giành phần ...ấu cơm

Bà cười: vừa ...át vừa thơm

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi ...ần


Bài 3:

Điền  i hoặc vào chỗ trống và chép lại đoạn văn hoàn chỉnh sau khi điền:

   Kiến xuống suối t...m nước uống. Chẳng may , sóng trào lên cuốn kiến đi và suýt nữa thì d...m chết nó . Ch...m gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến . Kiến bám vào cành cây , thoát h...m.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

D

B

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

- cây sậy       

- chày giã gạo

- dạy học         

- ngủ dậy

- số bảy           

- đòn bẩy

Bài 2:

Điền  l hoặc n vào chỗ trống và chép lại đoạn thơ hoàn chỉnh sau khi điền:

Trưa nay bà mệt phải nằm

Thương bà, cháu đã giành phần nấu cơm

Bà cười: vừa nát vừa thơm

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần ?

Bài 3:

Điền  i hoặc vào chỗ trống và chép lại đoạn văn hoàn chỉnh sau khi điền:

Kiến xuống suối tìm nước uống. Chẳng may , sóng trào lên cuốn kiến đi và suýt nữa thì dìm chết nó . Chim gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến . Kiến bám vào cành cây , thoát hiểm.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Người liên lạc nhỏ, Nhớ Việt Bắc, Một trường tiểu học vùng cao trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Con hãy cho biết Ông ké mà anh Đức Thanh dẫn đến là ai ?

A. Là người dân trong bản.

B. Là thầy mo.

C. Là đồng chí cán bộ.

Câu 2: Theo con, tác giả nhớ những gì ở Việt Bắc?

A. Nhớ người.

B. Nhớ hoa.

C. Nhớ hoa và người.

Câu 3: Những sự vật nào được so sánh với nhau trong câu sau :

" Hè về áo đỏ như son

Hè đi thay lá xanh non mượt mà."

A. So sánh hè với son.

B. So sánh áo với son.

C. So sánh đỏ với son.

Câu 4: Khi gặp lính Tây giữa đường, Kim Đồng đã làm gì ?

A. Sợ hãi, thất thần.

B. Lúng túng, không biết phải làm thế nào.

C. Bình tĩnh huýt sáo báo hiệu cho bác cán bộ

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Người liên lạc nhỏ :

- Bắt đầu bằng l :................................

- Bắt đầu bằng n : ................................

Bài 2:

Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (con gì , cái gì )”

a, Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b, Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c, Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Bài 3:

Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “ thế nào”

a, Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b, Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c, Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

B

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Người liên lạc nhỏ :

- Bắt đầu bằng l : liên lạc , lúa , lững ( thững ) , lên

- Bắt đầu bằng n : nùng , nào

Bài 2:

Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì )”

a, Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b, Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c, Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Bài 3:

Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “ thế nào”

a, Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b, Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c, Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Giải bài tập lớp 3 các môn học