Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 9 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

PHẦN THƯỞNG

Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.

Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.

Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.

Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.

Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói:

- Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.

Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

Phỏng theo BLAI-TƠN

(Lương Hùng dịch)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Na đã làm những việc tốt gì giúp các bạn trong lớp?

A. gọt bút chì giúp Lan

B. gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy

C. gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt

2. Vì sao khi nghe cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng Lan chỉ lặng yên?

A. Vì Na biết mình học chưa giỏi.

B. Vì Na không tham gia được vào buổi tổng kết.

C. Vì Na là một cô bé tốt bụng, ai cũng mến em.

3. Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?

4. Vì sao các bạn và cô giáo muốn trao phần thưởng cho Na?

A. Vì Na đã rất nỗ lực trong học tập.

B. Vì lòng tốt của Na dành cho mọi người.

C. Vì Na là người duy nhất không có phần thưởng

5. Câu chuyện Phần thưởng muốn nói với em điều gì?

A. Hãy làm việc tốt và giúp đỡ mọi người.

B. Hãy đoàn kết với bạn bè.

C. Hãy cố gắng học tập tốt để nhận được phần thưởng.

III. Luyện tập

6. Xếp các từ được gạch chân dưới đây vào nhóm thích hợp:

Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

- Từ ngữ chỉ sự vật:

- Từ ngữ chỉ hoạt động:

- Từ ngữ chỉ đặc điểm:

7. Viết tiếp để có câu giới thiệu, câu nêu hoạt động và câu nêu đặc điểm:

a) Na là

b) Giờ ra chơi, các bạn trong lớp

c) Đôi mắt của mẹ Na

8. Đặt câu kể phù hợp với mỗi tranh sau:

a)           b)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

9. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp:

a) Na đã giúp các bạn trong lớp rất nhiều việc gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt, …

b) Khi Na bước lên bục nhận thưởng, ai nấy đều mừng vui các bạn vỗ tay vang dậy, mẹ Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với các nhân vật

II. Đọc – hiểu văn bản

1. C. gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt

2. A. Vì Na biết mình học chưa giỏi.

3. Theo em, điều bí mật được các bạn bàn bạc là cùng nhau tặng cho Na một món quá vào buổi tổng kết.

4. B. Vì lòng tốt của Na dành cho mọi người.

5. A. Hãy làm việc tốt và giúp đỡ mọi người.

III. Luyện tập

6.

- Từ ngữ chỉ sự vật: cô bé, bục, khăn, đôi mắt

- Từ ngữ chỉ hoạt động: nghe, bước

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: vang dậy, lặng lẽ, đỏ hoe

7.

a) Na là một học sinh ngoan, hay giúp đỡ bạn bè.

b) Giờ ra chơi, các bạn trong lớp tụ tập bàn về phần thưởng cuối năm học.

c) Đôi mắt của mẹ Na đỏ hoe vì xúc động.

8.

a) Các bạn học sinh đang hỏi thăm, an ủi bạn học sinh khó khăn hơn.

b) Bạn học sinh nam đang phát vở cho bạn học sinh nữ.

9.

a) Na đã giúp các bạn trong lớp rất nhiều việc: gọt bút chì giúp Lan, cho Minh nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt, …

b) Khi Na bước lên bục nhận thưởng, ai nấy đều mừng vui: các bạn vỗ tay vang dậy, mẹ Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 9 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 9 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đọc đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học ( SGK Tiếng Việt 3, tập một ) và trả lời câu hỏi ( TLCH ) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai ( Giải đáp – Gợi ý )

(1) Cậu bé thông minh ( từ Hôm sau, đến luyện thành tài – Đoạn 3 )

(2) Cô giáo tí hon ( từ Bé treo nón đến nói không kịp hai đứa lớn )

TLCH : Bé đóng vai cô giáo dạy các em như thế nào ?

(3) Chiếc áo len ( từ Nằm cuộn tròn đến cho cả hai anh em – Đoạn 4 )

TLCH : Lan ân hận và muốn làm gì ?

( 4) Ông ngoại ( từ Trong cái vắng lặng của ngôi trường đến đời đi học của tôi sau này )

TLCH : Khi được ông ngoại dẫn đến thăm trường, điều gì đã làm cho tác giả xúc động ?

(5) Bài tập làm văn (từ Đến đây, tôi bỗng thấy bí đến “Em còn giặt bít tất”–Đoạn2)

TLCH : Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn ?

NGƯỜI BÁN MŨ VÀ ĐÀN KHỈ

    Có người đem một gánh mũ đi chợ bán. Giữa đường, trời nóng nực, anh ta ngồi nghỉ dưới một gốc cây, che mũ lên đầu rồi thiu thiu ngủ.

    Đàn khỉ trên cây thấy vậy, đợi anh ta ngủ say bèn kéo xuống lấy mỗi con một chiếc mũ, đội lên đầu rồi leo tót lên cây. Tỉnh dậy, thấy mất mũ, anh kia nhìn lên cây, thấy lũ khỉ đội mũ của mình liền lấy đá ném. Đàn khỉ bắt chước, dùng quả cây ném xuống. Anh ta tức giận la hét om sòm, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. Đàn khỉ cũng nhăn nhó nhại lại. Anh ta không biết làm thế nào, liền giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất, ngồi ôm mặt khóc. Đàn khỉ thấy vậy cũng bắt chước giật hết mũ trên đầu ném xuống đất.

    Anh chàng bán mũ mừng rỡ nhặt lấy mũ rồi lại gánh đi bán.

( Truyện ngụ ngôn Việt Nam )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, người bán mũ đã làm gì ?

A. Leo lên cây đòi khỉ trả mũ

B. Lấy đá ném đàn khỉ trên cây

C. La hét lũ khỉ, đòi trả lại mũ

Câu 2. Hành động nào giúp người bán mũ nhặt lại đủ số mũ để đi chợ bán ?

A. Giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất

B. Giật mũ trên đầu ném đàn khỉ trên cây

C. Giật mũ, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm

Câu 3. Câu chuyện cho thấy điểm gì nổi bật ở loài khỉ ?

A. Hay lấy trộm mũ của người khác

B. Hay nhăn nhó, nhại người khác

C. Hay bắt chước theo người khác

Câu 4. Cụm từ nào dưới đây có sử dụng biện pháp so sánh ?

A. Rung cây dọa khỉ

B. Bắt chước như khỉ

C. Ném đá đuổi khỉ

Hạt thóc

Cái ngày còn mặc áo xanh

Thóc nằm bú sữa trên nhành lúa tươi

Thóc xoa phấn trắng quanh người

Cho thơm cả ngọn gió xuôi mặt cầu

Lớn rồi, thóc mặc áo nâu

Dầm mưa dãi nắng nuôi bầu sữa căng

Chờ ngày, chờ tháng, chờ năm

Nứt tung vỏ trấu tách mầm cây non …

( Kim Chuông )

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể lại buổi đầu em đi học, theo gợi ý sau :

a) Em đến trường đi học lầm đầu vào buổi sáng hay buổi chiều ?

b) Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa đi ?

c) Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì ?

d) Buổi đầu đi học, điều gì làm cho em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ ?

e ) Lúc đó, em mong muốn điều gì ?

Đọc từng đoạn trích (khoảng 35 chữ) và TLCH, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây:

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm

(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 11 đến 15 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 16 đến 20 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 20 tiếng: 0 điểm )

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm

(Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 câu trở lên: 0 điểm )

- Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút: 1 điểm

( Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm )

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm

Câu 1 2 3 4
Đáp án B A C B

(đúng mỗi câu được 1 điểm)

HS nhờ người khác đọc để nghe – viết bài chính tả trong khoảng 15 phút, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây:

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn thơ: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): 0,5 điểm

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…. Bị trừ 1 điểm toàn bài.

    Em còn nhớ đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Câu nào sau đây đặt sai dấu gạch chéo ngăn cách giữa bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ? với bộ phận câu trả lời làm gì ?

A. Mấy học trò mới / bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

B. Mấy hôm sau, / mẹ Cô- li- a bảo cậu bé giặt áo sơ mi và quần áo lót.

C. Quân tướng  / lao ra khỏi vườn. 

Câu 2: Đọc truyện Chiếc áo len ,vì sao Lan lại ân hận khi biết anh Tuấn nhường nhịn cho mình ?

A. Vì Lan cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn, độ lượng của anh. 

B. Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh.

C. Cả 2 đáp án trên đúng

Câu 3: Đâu không phải là câu so sánh ?

A. Quả dừa như chú lợn con bám vào thân mẹ.

B. Ông mặt trời như quả cầu lửa ban phát ánh nắng soi sáng khắp nhân gian.

C. Quả bóng tròn lăn trên sân cỏ.

Câu 4: Đọc truyện "Người mẹ", bà mẹ đã để lại cho hồ nước vật gì ?

A. Đôi mắt

B. Mái tóc

C. Trái tim

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non.

Bài 2: 

Chọn điền các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống để tạo hình ảnh so sánh .

a, Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như .................

b, Tiếng gió rừng vi vu như .................

c, Sương sớm long lanh tựa .................

Bài 3:

Gạch chân các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau :

a, Từ trên gác cao nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ , sáng long lanh.          

b, Cầu Thê Húc màu son , cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn.                  

c, Người ta thấy có con rùa lớn , đầu to như trái bưởi , nhô lên khỏi mặt nước.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

C

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non.

1. Cậu bé thông minh

2. Hai bàn tay em

3. Đơn xin vào Đội

4. Ai có lỗi?

5. Khi mẹ vắng nhà

6. Cô giáo tí hon

Bài 2: 

Chọn điền các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống để tạo hình ảnh so sánh .

a, Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.

b, Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.

c, Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.

Bài 3:

Gạch chân các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau :

a, Từ trên gác cao nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ , sáng long lanh.          

b, Cầu Thê Húc màu son , cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn.                  

c, Người ta thấy có con rùa lớn , đầu to như trái bưởi , nhô lên khỏi mặt nước.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Con gì ? trong câu dưới đây ?

"Dưới cánh đồng, những chú bò thung thăng gặm cỏ."

A. Dưới cánh đồng.

B. những chú bò

C. thung thăng gặm cỏ

Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng nghĩa của từ “nghẹn ngào” ?

A. Không nói được vì quá xúc động.

B. Buồn bã.

C. Chán nản. 

Câu 3: Đọc truyện "Cuộc họp của chữ viết", bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng ?

A. Bác sẽ phụ trách việc nhắc nhở Hoàng.

B. Hoàng phải tự thay đổi cách viết của mình.

C. Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi muốn chấm câu.

Câu 4: Bộ phận nào trong câu sau đây trả lời cho câu hỏi Làm gì ?

A. Mẹ

B. mẹ chăm lo cho các con.

C. chăm lo cho các con từ bữa ăn tới giấc ngủ.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Viết tên các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non

Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a, Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.

b, Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi , rèn luyện và học tập.

Bài 3: Viết lại ( khoảng 7 đến 10 câu ) kể lại nội dung chính một câu chuyện đã học trong 8 câu đầu.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Viết tên các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non

Các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non là:

Cô rét ti , En-ri-cô , Bé , anh , Hiển , Thanh , Lưu Tường Vân

Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a, Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.

a, Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ?

b, Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi , rèn luyện và học tập.

b, Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?

Bài 3: Viết lại ( khoảng 7 đến 10 câu ) kể lại nội dung chính một câu chuyện đã học trong 8 câu đầu.

Ngày xưa, có một ông vua vì muốn tìm người tài giúp nước nên hạ lệnh mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng . Câu bé thông minh của làng nọ xin được vào kinh gặp vua để cứu dân làng . Cậu gặp Đức vua , khóc và nói với Đức Vua , cha cậu mới đẻ em bé , bắt cậu đi xin sữa cho mẹ , cậu xin không được nên bị đuổi đi . Vua quát, đàn ông làm sao đẻ được . Cậu bé bèn đáp: Vậy tại sao làng con phải nộp gà trống đẻ trứng ?Vua khen câu bé thông minh . Lần sau vua sai sứ giả đưa đến một con chim sẻ , bắt cậu làm ba mâm cỗ. Cậu bé liền đưa sứ giả cây kim để nhờ vua rèn giúp một con dao mổ thịt chim .Vua phục tài và trọng thưởng cậu bé .

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Tại sao bạn nhỏ trong truyện " Người lính dũng cảm ",  lại được coi là người lính dũng cảm ?

A. Vì bạn đã sửa lại hàng rào.

B. Vì bạn ấy là người duy nhất chui qua hàng rào. 

C. Vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình.

Câu 2: Câu nào sau đây không phải là câu so sánh?

A. Mặt trời đỏ rực như lòng đỏ trứng gà.

B. Sân cỏ êm như một chiếc đệm.

C. Bầu trời xanh biếc.

Câu 3:  Trong bài:" Nhớ lại buổi đầu đi học", các bạn học trò mới có cảm xúc gì trong ngày đầu tiên tựu trường ?

A. Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

B. Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

C. Thèm được như những học trò cũ đã biết lớp, biết thầy.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 4: Trong những câu sau, đâu là kiểu câu Ai là gì ?

A. Em và các bạn ấy là học sinh.

B. Ở câu lạc bộ, em và các bạn rất ngoan ngoãn, đoàn kết.

C. Ở câu lạc bộ, em và các bạn chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm dưới đây:

a) Ngày nghỉ, em thường cùng mẹ nấu cơm.

b) Buổi tối, bé Mai thường làm bài tập về nhà.

c) Cuối tuần, em thường sang nhà bà ngoại chơi.

Bài 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?

Bài 3: 

Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu theo mẫu Ai là gì ? sau đây :

a) Mẹ em là ..................................................................................................

b) Lớp trưởng lớp em là ...............................................................................

c) Người dạy dỗ và chăm sóc em rất tận tình từ năm lớp 1 là ....................

......................................................................................................................

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất : 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

D

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm dưới đây:

a) Ngày nghỉ, em thường cùng mẹ nấu cơm.

Ngày nghỉ, em thường làm gì?

b) Buổi tối, bé Mai thường làm bài tập về nhà.

Buổi tối, ai thường làm bài tập về nhà.

c) Cuối tuần, em thường sang nhà bà ngoại chơi.

Cuối tuần, em thường làm gì?

Bài 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?

- Cuối tuần, em thường dắt chó đi dạo.

- Vào kì nghỉ hè năm ngoái, An được đi tắm biển ở Đà Nẵng.

- Bà em đang cho gà ăn.

Bài 3: 

Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu theo mẫu Ai là gì ? sau đây :

a) Mẹ em là một người mẹ tuyệt vời.

b) Lớp trưởng lớp em là một người bạn rất tốt bụng.

c) Người dạy dỗ và chăm sóc em rất tận tình từ năm lớp 1 là cô giáo Thu.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Giải bài tập lớp 3 các môn học