Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 4 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

HAI MẸ CON BÀ TIÊN

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.

Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách:

- Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này.

Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.

Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.

Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “ tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi :

-Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không?

Bà lão cười hiền hậu:

- Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.

Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau.

(Sưu tầm)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào?

A. giàu sang, sung sướng

B. vất vả, nghèo khó

C. đầy đủ, đáng mơ ước

2. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì?

A. Ngày đêm chăm sóc mẹ.

B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ.

C. Tất cả những việc làm trên.

3. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?”

A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà.

B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi.

C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi.

4. Nội dung câu chuyện là:

A. Khuyên người ta nên thật thà.

B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ.

C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà.

III. Luyện tập

5. Điền ch/tr vào chỗ chấm:

Miệng và chân …. Anh cãi rất lâu,… ân nói :

– Tôi hết đi lại …ạy, phải… ịu bao điều đau đớn, nhưng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại được xơi tất. Thật bất công quá!

Miệng từ tốn … ả lời:

– Anh nói … i mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bước nổi nữa không nào?

6. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm thời tiết hoặc sự vật tiêu biểu của mùa hè có trong đoạn văn dưới đây:

Mùa hạ năm nay đến muộn nhưng không vì thế mà cái oi nồng, nóng bức lại dịu đi. Thậm chí có những hôm, trận mưa rào xối xả cũng không thể cuốn trôi được hơi nóng trong bầu không khí. He hé cánh cửa sổ, Ngát thấy chùm hoa phượng nở đầu tiên vẫn chưa phai sắc. Được nghỉ hè đã hai tuần rồi nhưng ngắm sắc đỏ của phượng hòa cùng ánh nắng chói chang khiến cho Ngát tưởng như ngày mai em sẽ tung tăng đến tham dự buổi tổng kết cuối năm học.

7. Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Cơn mưa rào làm cho mọi thứ trên đường phố trở lên sạch đẹp hơn con đường bóng loáng, cây cối xanh mướt, không khí trong lành,...

b) Vùng Hòn với những vòm lá với đủ các loại cây trái mít, dừa, cau, mãng cầu, lê-ki-ma măng cụt sum sê nhẫy nhượt.

c) Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước dần hiện ra cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi…

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với mỗi nhân vật

II. Đọc hiểu văn bản

1. B. vất vả, nghèo khó

2. C. Tất cả những việc làm trên

3. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi.

4. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà.

III. Luyện tập


5.

Miệng và chân tranh cãi rất lâu, chân nói :

– Tôi hết đi lại chạy, phải chịu bao điều đau đớn, nhưng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại được xơi tất. Thật bất công quá!

Miệng từ tốn trả lời:

– Anh nói chi mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bước nổi nữa không nào?

6.

Mùa hạ năm nay đến muộn nhưng không vì thế mà cái oi nồng, nóng bức lại dịu đi. Thậm chí có những hôm, trận mưa rào xối xả cũng không thể cuốn trôi được hơi nóng trong bầu không khí. He hé cánh cửa sổ, Ngát thấy chùm hoa phượng nở đầu tiên vẫn chưa phai sắc. Được nghỉ hè đã hai tuần rồi nhưng ngắm sắc đỏ của phượng hòa cùng ánh nắng chói chang khiến cho Ngát tưởng như ngày mai em sẽ tung tăng đến tham dự buổi tổng kết cuối năm học.

7.

a) Cơn mưa rào làm cho mọi thứ trên đường phố trở lên sạch đẹp hơn: con đường bóng loáng, cây cối xanh mướt, không khí trong lành,...

b) Vùng Hòn với những vòm lá với đủ các loại cây trái: mít, dừa, cau, mãng cầu, lê-ki-ma măng cụt sum sê nhẫy nhượt.

c) Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước dần hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi…

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 4 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 4 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

CON CHẢ BIẾT ĐƯỢC ĐÂU

Mẹ đan tấm áo nhỏ

Bây giờ đang mùa xuân

Mẹ thêu vào chiếc khăn

Cái hoa và cái lá


Cỏ bờ đê rất lạ

Xanh như là chiêm bao

Kìa bãi ngô, bãi dâu

Thoáng tiếng cười đâu đó


Mẹ đi trên hè phố

Nghe tiếng con đạp thầm

Mẹ nghĩ đến bàn chân

Và con đường tít tắp …


Thường trong nhiều câu chuyện

Bố vẫn nhắc về con

Bố mới mua chiếc chăn

Dành riêng cho con đắp


Áo con bố đã giặt

Thơ con bố viết rồi

Các anh con hỏi hoài :

- Bao giờ sinh em bé ?


Cả nhà mong con thế

Con chả biết được đâu

Mẹ ghi lại để sau

Lớn lên rồi con đọc .

( Xuân Quỳnh )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Mẹ đã chuẩn bị những gì cho con khi con còn nằm trong bụng mẹ ?

A. Tấm áo vải nhỏ,chiếc khăn thêu hoa và lá.

B. Tấm áo len nhỏ, chiếc khăn thêu hoa và lá.

C. Tấm áo len nhỏ, chiếc khăn thêu hoa và cỏ.

Câu 2. Bố đã chuẩn bị cho con những gì khi con sắp được sinh ra ?

A. Mua chăn cho con đắp, giặt áo cho con mặc, viết thơ cho con.

B. Mua chăn cho con đắp, giặt áo con đã mặc, viết thơ cho con.

C. Mua chăn cho con đắp, mua áo cho con mặc, viết thơ cho con.

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài thơ ?

A. Tình yêu thương và sự quan tâm của các anh dành cho em bé từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

B. Tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ dành cho em bé từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

C. Tình yêu thương và sự quan tâm của cả nhà dành cho em bé từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

Câu 4. Theo em, dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận về khổ thơ thứ hai ( “Cỏ bờ đê rất lạ ... Thoáng tiếng cười đâu đó” ) ?

A. Ngày con sắp ra đời, mẹ luôn chiêm bao thấy con, nghe thấy tiếng cười của con.

B. Ngày con sắp ra đời, mẹ nhìn cuộc sống xung quanh thấy biết bao điều tốt đẹp.

C. Ngày con sắp ra đời,mẹ nhìn cái gì cũng thấy lạ, tiếng cười cứ thấp thoáng đâu đây.

Câu 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống :

a) d hoặc gi, r

Tiếng đàn theo ...ó bay xa, lúc ....ìu....ặt thiết tha, lúc ngân nga ....éo ...ắt

...................................................................................................................

...................................................................................................................

b) ân hoặc ân

Vua vừa dừng ch...., d.... trong làng đã d....lên vua nhiều sản vật để tỏ lòng biết ơn

...................................................................................................................

...................................................................................................................

Câu 2. Ghép các tiếng cô, chú, bác, cháu để có 6 từ chỉ gộp những người trong gia đình ( M : cô chú )

(1)................       (2)................       (3)................

(4)................       (5)................       (6)................

Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu theo mẫu Ai là gì ? sau đây :

a) Mẹ em là ..................................................................................................

b) Lớp trưởng lớp em là ...............................................................................

c) Người dạy dỗ và chăm sóc em rất tận tình từ năm lớp 1 là ....................

......................................................................................................................

Câu 4. Dựa vào bài thơ “Con chả biết được đâu” , em hãy trả lời các câu hỏi sau :

a) Mẹ đan tấm áo cho con vào mùa nào ?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

b) Nghe tiếng con đạp thầm trong bụng, người mẹ nghĩ đến điều gì ?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

c) Cả nhà đều mong em bé lớn lên sẽ đọc bài thơ và biết được những gì ?

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Câu 1 2 3 4
Đáp án B A C C

Câu 1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống :

a) d hoặc gi, r

- Tiếng đàn theo gió bay xa, lúc dìu dặt thiết tha, lúc ngân nga réo rắt.

b) ân hoặc âng

- Vua vừa dừng chân, dân trong làng đã dâng lên vua nhiều sản vật để tỏ lòng biết ơn.

Câu 2. Ghép các tiếng cô, chú, bác, cháu để có 6 từ chỉ gộp những người trong gia đình ( M : cô chú )

(1) Cô chú

(2) Chú cháu

(3) Cô cháu

(4) Chú bác

(5) Cô bác

(6) Bác cháu

Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu theo mẫu Ai là gì ? sau đây :

a) Mẹ em là công nhân của nhà máy dệt Nam Định.

b) Lớp trưởng lớp em là một học sinh ưu tú.

c) Người dạy dỗ và chăm sóc em rất tận tình từ năm lớp 1 là Cô giáo Mai.

Câu 4. Dựa vào bài thơ “Con chả biết được đâu” , em hãy trả lời các câu hỏi sau :

a) Mẹ đan tấm áo cho con vào mùa nào ?

- Mùa xuân

b) Nghe tiếng con đạp thầm trong bụng, người mẹ nghĩ đến điều gì ?

- Mẹ nghĩ đến bàn chân và con đường tít tắp.

c) Cả nhà đều mong em bé lớn lên sẽ đọc bài thơ và biết được những gì ?

- Biết được tình yêu thương và sự quan tâm của cả nhà dành cho em bé.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Người mẹ, Ông ngoại, Mẹ vắng nhà ngày bão trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc truyện Người mẹ, chuyện gì đã xảy ra với người con ?

A. Thần Chết bắt người con trong lúc nó ngủ thiếp đi.

B. Người con bị lạc đường và chạy đi theo Thần Chết.

C. Người con bị ốm và Thần Chết đến bắt đi. 

Câu 2: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tình cảm anh chị em đối với nhau?

A. Con có cha như nhà có nóc.

B. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.

C. Chị ngã em nâng.

Câu 3:  Ngày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả như thế nào?

A. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung.

B. Củi mùn để nấu cơm thì bị ướt nên khi đun nấu khói làm mắt đỏ hoe.

C. Ba bố con phải đảm nhiệm mọi việc

D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 4: Thần Đêm Tối đã đóng giả thành ai ?

A. Thành một bà cụ mặc áo choàng đen

B. Thành mụ phù thủy mặc áo choàng đen

C. Thành người phụ nữ đẹp mặc áo choàng đen 

Câu 5: Đâu là khoảng thời gian được nhắc đến trong bài "Ông ngoại"?

A. Đầu mùa hè

B. Sắp vào thu

C. Mùa đông

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: 

Điền d hoặc r vào chỗ trống và giải câu đố .

Hòn gì bằng đất nặn ......a

Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày.

Khi ra, ......a đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà.

         Là ..........


Bài 2:

Tìm và viết vào chỗ trống các từ : Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r , có nghĩa như sau :

- Hát nhẹ và êm cho trẻ ngủ : ...............

- Có cử chỉ , lời nói êm ái , dễ chịu : ...............

- Phần thưởng trong cuộc thi hay trong trò chơi : ...............

Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu để trả lời cho câu Ai là gì?

a) Ông ngoại là người yêu thương em nhất.

b) Lan là một người bạn thân của em.

c) Tuấn là một chàng trai dũng cảm.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

D

A

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: 

Điền d hoặc r vào chỗ trống và giải câu đố .

Hòn gì bằng đất nặn ra

Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày ,

Khi ra , da đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây của nhà

        -  Là hòn gạch

Bài 2:

Tìm và viết vào chỗ trống các từ : Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r , có nghĩa như sau :

- Hát nhẹ và êm cho trẻ ngủ : ru

- Có cử chỉ , lời nói êm ái , dễ chịu : dịu dàng

- Phần thưởng trong cuộc thi hay trong trò chơi : giải thưởng

Bài 3:

Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu để trả lời cho câu Ai là gì?

a) Ông ngoại là người yêu thương em nhất.

Ai là người yêu thương em nhất?

b) Lan là một người bạn thân của em.

Ai là một người bạn thân của em?

c) Tuấn là một chàng trai dũng cảm.

Ai là một chàng trai dũng cảm?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ông ngoại, Mẹ vắng nhà ngày bão trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đâu là khoảng thời gian được nhắc đến trong bài "Ông ngoại"?

A. Đầu mùa hè

B. Sắp vào thu

C. Mùa đông

Câu 2: Ông ngoại trong câu chuyện đã giúp cháu làm những công việc gì ?

A. Chuẩn bị đồ dùng học tập, hướng dẫn cháu cách bọc vở, dán nhãn, pha mực.

B. Dạy cháu những chữ cái đầu tiên.

C. Đưa cháu tới thăm trường. 

D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Những câu thơ nói lên ba bố con nghĩ đến mẹ?

A. Thương bố con vụng về

B. Củi mùn thì lại ướt.

C. Ba bố con nằm chung/ Vẫn thấy trống phía trong/ Nằm ấm mà thao thức.

Câu 4: Ông và cháu cùng nhau tới trường bằng cách nào ?

A. Ông dắt cháu đi bộ qua những con phố nhỏ.

B. Ông cõng cháu đi một đoạn đường dài.

C. Ông đèo cháu trên chiếc xe đạp đã cũ. 

Câu 5: Câu nào sau đây được đặt theo mẫu câu kể Ai là gì ?

A. Mẹ tần tảo nuôi các con ăn học.

B. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất đời con.

C. Cha ước ao tặng cho mẹ chiếc vòng cẩm thạch.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: 

Điền d hoặc r vào chỗ trống:

- áo …ách, con …ế, …ập dìu, …óc …ách, làn …a

Bài 2:

Điền ân hoặc âng vào chỗ trống:

- t… tiến, … cần, l… lâng, m… mê, đôi ch…

Bài 3:

Em hãy tìm các từ Chứa tiếng có vần ân hoặc âng , có nghĩa như sau :

- Cơ thể của người : ...............

- Cùng nghĩa với nghe lời : ...............

- Dụng cụ đo khối lượng : ...............

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

C

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: 

Điền d hoặc r vào chỗ trống:

- áo rách, con dế, dập dìu, róc rách, làn da

Bài 2:

Điền ân hoặc âng vào chỗ trống:

- tân tiến, ân cần, lâng lâng, mân mê, đôi chân

Bài 3:

Chứa tiếng có vần ân hoặc âng , có nghĩa như sau :

- Cơ thể của người : thân thể

- Cùng nghĩa với nghe lời : vâng lời

- Dụng cụ đo khối lượng : cái cân

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 4 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Ông ngoại, Người mẹ trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Ông và cháu cùng nhau tới trường bằng cách nào ?

A. Ông dắt cháu đi bộ qua những con phố nhỏ.

B. Ông cõng cháu đi một đoạn đường dài.

C. Ông đèo cháu trên chiếc xe đạp đã cũ. 

Câu 2: Câu nào sau đây được đặt theo mẫu câu kể Ai là gì ?

A. Mẹ tần tảo nuôi các con ăn học.

B. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất đời con.

C. Cha ước ao tặng cho mẹ chiếc vòng cẩm thạch.

Câu 3: Sau khi được người mẹ ôm ấp, bụi gai có gì thay đổi ?

A. Rụng hết lá

B. Bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông.

C. Bụi gai bỗng dưng biến mất. 

Câu 4: Trong tâm trí cậu bé, ông ngoại hiện lên là người như thế nào ?

A. Ông giống như người thầy giáo đầu tiên.

B. Ông là người đã giúp đỡ cậu rất nhiều trong học tập.

C. Ông là người đầu tiên đưa cậu tới trường học. 

Câu 5: Tìm các từ ngữ KHÔNG chỉ gộp những người trong gia đình?

A. ba mẹ

B. ông bà

C. anh trai

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền d hoặc r vào chỗ trống cho phù hợp:

a)

…ung …ăng …ung …ẻ

Dắt trẻ đi chơi.

Đến cổng nhà trời,

Lạy cậu lạy mợ.

b) Tiếng nước chảy …óc …ách nghe thật êm tai.

c) Chiếc áo kia …ách mất rồi!

Bài 2:

Điền ân hoặc âng vào chỗ trống cho phù hợp:

a) Bé Na đi ch… đất ra ngoài chơi.

b) Ngoài s… bà em đang phơi đỗ.

c) An là một cô bé ngoan, bé rất biết v… lời cha mẹ.

Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu để trả lời cho câu Ai là gì?

a) Gia đình là tổ ấm yên bình của em.

b) Lan là một người bạn thân của em.

c) Minh là một một người bạn tốt.

Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

B

A

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền d hoặc r vào chỗ trống cho phù hợp:

a)

Dung dăng dung dẻ,

Dắt trẻ đi chơi.

Đến cổng nhà trời,

Lạy cậu lạy mợ.

b) Tiếng nước chảy róc rách nghe thật êm tai.

c) Chiếc áo kia rách mất rồi!

Bài 2:

Điền ân hoặc âng vào chỗ trống cho phù hợp:

a) Bé Na đi chân đất ra ngoài chơi.

b) Ngoài sân bà em đang phơi đỗ.

c) An là một cô bé ngoan, bé rất biết vâng lời cha mẹ.

Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu để trả lời cho câu Ai là gì?

a) Cha mẹ là người yêu thương em nhất trên đời.

Ai là người yêu thương em nhất trên đời?

b) Lan là một người bạn thân của em.

Ai là một người bạn thân của em?

c) Minh là một một người bạn tốt.

Ai là một một người bạn tốt?

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp


Giải bài tập lớp 3 các môn học