Top 10 Đề thi KTPL 10 Cuối học kì 2 năm 2024 có đáp án (ba sách)

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Kinh tế Pháp luật 10, dưới đây là Top 10 Đề thi KTPL 10 Học kì 2 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Kinh tế Pháp luật 10.

Xem thử Đề CK2 KTPL 10 KNTT Xem thử Đề CK2 KTPL 10 CTST Xem thử Đề CK2 KTPL 10 CD

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi KTPL 10 Cuối kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Kinh tế Pháp luật 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Nghị định.

D. Thông tư.

Câu 2. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước

A. tự do, bình đẳng, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.

C. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.

Câu 3. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về

A. sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. thư tín, điện thoại, điện tín.

C. bất khả xâm phạm chỗ ở.

D. tự do ngôn luận.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu

A. người đó đồng ý cho vào.

B. cơ quan nhà nước cho vào.

C. chính quyền không đồng ý.

D. không được người đó đồng ý.

Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, thành phần kinh tế nào của nước ta giữ vai trò chủ đạo?

A. Kinh tế tư nhân.

B. Kinh tế nhà nước.

C. Kinh tế tập thể, hợp tác xã.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?

A. Bốn.

B. Năm.

C. Sáu.

D. Bảy.

Câu 7. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.

B. Cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

C. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.

D. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.

Câu 8. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. ngang bộ.

Câu 9. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. nhà nước địa phương.

Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm

A. thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

B. chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên.

C. tập trung quyền lực vào tay một nhóm người.

D. tiến đến xã hội tiến bộ, đóng góp vào hòa bình thế giới.

Câu 11. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

B. công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.

C. công cụ quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

D. tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Câu 12. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội là

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

D. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 13. Theo Hiến pháp 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua cơ quan nào sau đây?

A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

B. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch Quốc hội.

Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước.

B. Đảng cùng với Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.

C. Đảng và Nhà nước cùng đề ra đường lối, chủ trương và cùng thực hiện.

D. Đảng chỉ đề ra phương hướng chung cho Nhà nước thực hiện.

Câu 15. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước.

B. Đảng chỉ đạo, hoạt động dưới sự giám sát của Nhà nước.

C. Đảng và Nhà nước cùng thực hiện mọi hoạt động song song.

D. Đảng hoạt động dưới sự hướng dẫn, giám sát của Nhà nước.

Câu 16. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng thực hiện quy chế đào tạo theo quy chế của Tòa án, Bộ Quốc phòng.

B. Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát công tác cán bộ.

C. Đảng quản lý, điều chỉnh, làm hồ sơ nhân sự cho công chức nhà nước.

D. Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Câu 17. Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Câu 18. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Câu 19. Quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới là chức nào sau đây của Quốc hội?

A. Giám sát.

B. Lập hiến.

C. Lập pháp.

D. Điều chỉnh.

Câu 20. Hệ thống Toà án nhân dân bao gồm

A. Toà án nhân dân và Tòa án cấp tỉnh.

B. Toà án quân sự và Tòa án chuyên trách.

C. Toà án nhân dân và Toà án quân sự.

D. Toà án chuyên trách và Toà án quân sự.

Câu 21. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 22. Toà án nhân dân có thể xét xử kín trong trường hợp nào sau đây?

A. Giữ bí mật nhà nước.

B. Xét xử tội phạm nước ngoài.

C. Xử tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

D. Theo mọi yêu cầu của bị cáo.

Câu 23. Hội đồng nhân dân là cơ quan

A. quyền lực nhà nước ở địa phương.

B. lãnh đạo ở địa phương.

C. hành chính ở địa phương.

D. giám sát ở địa phương.

Câu 24. Cơ quan nào sau đây do Hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?

A. Quốc hội.

B. Tòa án nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vị trí của các Cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-A

4-D

5-B

6-A

7-B

8-A

9-B

10-A

11-A

12-A

13-A

14-A

15-A

16-D

17-A

18-A

19-B

20-C

21-A

22-A

23-A

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

- Trong đó:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện,

+ Viện kiểm sát quân sự.

- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Kinh tế Pháp luật 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp?

A. Chủ tịch quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Tổng bí thư.

D. Phó chủ tịch nước.

Câu 2. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền

A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.

B. lập pháp, tư pháp và phân lập.

C. lập pháp, hành pháp và phân lập.

D. hành pháp, tư pháp và phân lập.

Câu 3. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

A. Không giới hạn tuổi.

B.Từ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 21 tuổi trở lên.

D. Từ 25 tuổi trở lên.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về

A. thu nhập hợp pháp.

B. tài nguyên rừng.

C. nguồn lợi ở vùng biển.

D. tài nguyên khoáng sản.

Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu

A. toàn dân.

B. chính quyền địa phương.

C. của Ủy ban nhân dân.

D. cá nhân.

Câu 6. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng

A. tích cực, công bằng, bí mật, minh bạch, đúng pháp luật.

B. tích cực, công bằng, công khai, bất minh, đúng pháp luật.

C. hiệu quả, khuôn khổ, công khai, minh bạch, đúng cơ quan.

D. hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Câu 7. Cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. lập pháp nhà nước.

Câu 8. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do chủ thể nào sau đây bầu ra?

A. Nhân dân địa phương bầu ra.

B. Chính phủ bầu ra.

C. Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra.

D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 9. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân là

A. Hội đồng nhân dân.

B. Ủy ban nhân dân.

C. Viện kiểm sát nhân dân.

D. Hội đồng nhân dân.

Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức nào?

A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

B. Dân chủ trực tiếp và dân chủ tuyệt đối.

C. Dân chủ đại diện và dân chủ nghị viện.

D. Dân chủ đại diện và dân chủ tuyệt đối.

Câu 11. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố

A. tập trung và dân chủ.

B. đại diện và dân chủ.

C. tập trung và bắt buộc.

D. đại diện và phục tùng.

Câu 12. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các

A. giáo lý, tôn thờ giáo luật.

B. cuộc họp, giáo lý, lễ nghi.

C. kì họp, phiên họp, cuộc họp.

D. lễ nghi, cuộc họp, pháp luật.

Câu 13. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức

A. dựa theo yêu cầu sắp xếp có sẵn.

B. biểu quyết theo lãnh đạo chủ chốt.

C. bầu cử, ứng cử theo quy định pháp luật.

D. thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ nào dưới đây?

A. Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

B. Chuyên quyền theo lãnh đạo.

C. Cấp dưới buộc theo cấp trên.

D. Thảo luận phi dân chủ.

Câu 15. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật thể hiện nguyên tắc

A. pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B. tập trung dân chủ.

C. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. thống nhất và kiểm soát.

Câu 16. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp quyền.

Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức nào sau đây?

A. Bầu cử.

B. Ứng cử.

C. Tự ứng cử.

D. Biểu quyết.

Câu 18. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các hình thức biểu quyết mà Quốc hội quyết định áp dụng là

A. tự đề cử, giới thiệu.

B. biểu quyết bí mật, bầu cử.

C. thông qua giới thiệu, bỏ phiếu kín.

D. biểu quyết công khai, bỏ phiếu kín.

Câu 19. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), tại phiên họp, Đại biểu Quốc hội có quyền nào sau đây?

A. Chỉ biểu quyết tán thành hoặc không tán thành.

B. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

C. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc đàm phán, thương lượng.

D. Biểu quyết tán thành, không biểu quyết hoặc đàm phán, thương lượng.

Câu 20. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm

A. thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

B. làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

C. đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

D. thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia.

Câu 21. Viện Kiểm sát nhân dân do ai lãnh đạo?

A. Viện trưởng.

B. Uỷ ban kiểm sát.

C. Thủ trưởng.

D. Tòa hình sự.

Câu 22. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội là

A. thực hành quyền công tố.

B. kiểm sát hoạt động tư pháp.

C. xử lý trách nhiệm dân sự.

D. chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 23. Cơ quan nào sau đây do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra?

A. Uỷ ban nhân dân.

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Hội đồng nhân dân.

D. Toà án nhân dân.

Câu 24. Hội đồng nhân dân có chức năng

A. tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

B. tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

C. quyết định các vấn đề của địa phương do pháp luật quy định.

D. thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Tính quyền lực và tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Xác định hành vi đúng/sai ở những tình huống sau:

a. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình.

b. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-B

4-A

5-A

6-D

7-C

8-A

9-A

10-A

11-A

12-C

13-D

14-A

15-A

16-A

17-D

18-D

19-B

20-A

21-A

22-A

23-C

24-A

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Tính quyền lực: Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

- Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2.

a. Việc làm của ông H là đúng, vì đảm bảo tính công bằng, dân chủ cho người dân.

b. Việc làm của M là đúng vì thể hiện tính dân chủ, tham gia vào quản lí nhà nước

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Kinh tế Pháp luật 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Tòa án nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 2. Phương án nào sau đây là hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam?

A. Cộng hòa Nghị viện nhân dân.

B. Cộng hòa hỗn hợp.

C. Cộng hòa dân chủ nhân dân.

D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được cơ quan nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Nhà nước.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền quản lý xã hội.

D. Quyền đáp trả.

Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

A. Nhà nước.

B. Tòa án.

C. Viện kiểm sát.

D. Tổ chức xã hội.

Câu 6. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản

A. cá nhân.

B. công.

C. riêng.

D. đi kèm.

Câu 7. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. ngang bộ.

Câu 8. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?

A. Đại biểu của nhân dân.

B. Hành chính nhà nước.

C. Kiểm sát nhà nước.

D. Kiểm toán nhà nước.

Câu 9. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm

A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.

B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.

D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.

Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào sau đây?

A. Nhân dân.

B. Đảng viên.

C. Nhà nước.

D. Tòa án.

Câu 11. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức

A. đại biểu cao nhất của Nhân dân.

B. đứng đầu Nhà nước về đối nội và đối ngoại.

C. lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.

D. quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam.

Câu 12. Với các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng, Đảng sẽ lãnh đạo theo tính chất

A. trực tiếp và tuyệt đối.

B. gián tiếp và luân chuyển.

C. trực tiếp và luân chuyển.

D. gián tiếp và tuyệt đối.

Câu 13. Trong tổ chức và hoạt động, tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo

A. sự lãnh đạo của Đảng.

B. nghị định của Chính phủ.

C. quy định của Nhà nước.

D. thông tư của bộ công an.

Câu 14. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực nhà nước thuộc về

A. nhân dân.

B. Quốc hội.

C. Chính phủ.

D. đảng viên.

Câu 15. Nguyên tắc thiết lập nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc

A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

B. tập trung dân chủ.

C. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 16. Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chỉ đạo, lãnh đạo tập trung và mở rộng dân chủ là nguyên tắc

A. đảm bảo lãnh đạo của Đảng.

B. pháp chế xã hội chủ nghĩa.

C. tập trung dân chủ.

D. quyền lực nhân dân.

Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), nguyên tắc làm việc của Quốc hội là làm việc theo

A. chế độ hữu nghị, tập thể.

B. chế độ quyết định theo lãnh đạo.

C. chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

D. chế độ hữu nghị và quyết định theo đa số.

Câu 18. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội là

A. kì họp.

B. phiên họp.

C. tố tụng.

D. công tố.

Câu 19. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp thường lệ mỗi năm bao nhiêu kì họp?

A. 2 kì.

B. 3 kì.

C. 1 kì.

D. 4 kì.

Câu 20. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 21. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm

A. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát cấp tỉnh.

B. Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát Trung ương.

C. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.

D. Viện kiểm sát chuyên trách và Viện kiểm sát quân sự.

Câu 22. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành mấy cấp?

A. Bốn.

B. Năm.

C. Ba.

D. Hai

Câu 23. Cơ quan nào dưới đây do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra?

A. Tòa án nhân dân.

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Quốc hội.

Câu 24. Cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?

A. Sở Nội vụ.

B. Uỷ ban Dân tộc.

C. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

D. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Tính thống nhất và tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Xác định hành vi đúng/sai ở những tình huống sau:

a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.

b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh của người dân trên địa bàn.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-D

3-D

4-A

5-A

6-B

7-A

8-A

9-D

10-A

11-C

12-A

13-A

14-A

15-A

16-C

17-C

18-A

19-A

20-A

21-C

22-A

23-C

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Tính thống nhất: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đều hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.

- Tính nhân dân: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Hành vi của anh T là sai, vì vi phạm nguyên tắc bầu cử, không công bằng với những ứng viên xứng đáng.

b. Hành vi của cán bộ xã A là đúng vì đảm bảo tính dân chủ cho người dân trên địa bàn.

Xem thử Đề CK2 KTPL 10 KNTT Xem thử Đề CK2 KTPL 10 CTST Xem thử Đề CK2 KTPL 10 CD

Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học