3 Đề thi Học kì 2 KTPL 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Kinh tế Pháp luật 10

Với bộ 3 đề thi Học kì 2 Kinh tế Pháp luật 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Kinh tế Pháp luật 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Kinh tế Pháp luật 10.

Xem thử

Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 KTPL 10 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

A. 1/1/2015.

B. 28/11/2013.

C. 1/11/2014.

D. 1/1/2014.

Câu 2. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về

A. nhân dân.

B. liên minh công - nông.

C. Đảng cộng sản.

D. giai cấp thống trị.

Câu 3. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 14 tuổi.

B. Đủ 16 tuổi.

C. Đủ 18 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền

A. hưởng thụ và tiếp cận.

B. quản lý và giám sát.

C. truyền bá và loại bỏ.

D. tái tạo và tiếp nhận.

Câu 5. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào sau đây?

A. Chính phủ.

B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

C. Các cơ quan chức năng.

D. Nhà nước và mọi công dân.

Câu 6. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm

A. khắc phục, bồi thường thiệt hại.

B. thu hồi và bị cấm sản xuất.

C. thực hiện hành vi tương tự.

D. giải quyết cá nhân liên quan.

Câu 7. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Đảng cộng sản.

D. Chủ tịch nước.

Câu 8. Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Lập pháp và tư pháp.

B. Lập hiến và lập pháp.

C. Hành pháp và lập hiến.

D. Hành pháp và giám sát.

Câu 9. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.

C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

D. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.

Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?

A. 1/3 tổng số đại biểu.

B. 2/3 tổng số đại biểu.

C. 1/2 tổng số đại biểu.

D. 3/3 tổng số đại biểu.

Câu 11. Theo Hiến pháp 2013, luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có

A. quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

B. một nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

C. tổng số tất cả đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

D. phiếu của Chủ tịch Quốc hội biểu quyết tán thành.

Câu 12. Sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân thể hiện nguyên tắc hoạt động nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tập trung dân chủ.

B. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

D. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Câu 13. Tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.

B. tư cách pháp nhân.

C. năng lực dân sự.

D. chế độ xã hội.

Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp quyền.

Câu 15. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp quyền.

Câu 16. “Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy nhà nước” là biểu hiện của nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Quyền lực nhà nước là thống nhất.

C. Tập trung dân chủ.

D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp

A. công khai, họp kín (khi cần thiết).

B. bí mật, họp kín (khi cần thiết).

C. bắt buộc phải công khai.

D. công khai, bất bì lúc nào.

Câu 18. Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là

A. Chủ tịch nước.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Phó Chủ tịch nước.

Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của

A. Quốc hội.

B. Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội.

D. Chủ tịch nước.

Câu 20. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp là

A. kiểm sát hoạt động tư pháp.

B. thực hành quyền công tố.

C. xử lý trách nhiệm dân sự.

D. chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 21. Viện kiểm sát nhân dân không có nhiệm vụ nào sau đây?

A. Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người.

B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

C. Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

D. Kiểm sát hoạt động hành pháp.

Câu 22. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Toà án nhân dân.

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Cơ quan điều tra.

Câu 23. Phương án nào dưới đây là chức năng của Ủy ban nhân dân?

A. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

C. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

D. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Câu 24. Hoạt động của Hội đồng nhân dân do

A. luật định.

B. yêu cầu của Quốc hội.

C. chỉ thị của Chính phủ.

D. Nhà nước quy định.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào của đất nước?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-A

3-C

4-A

5-D

6-A

7-A

8-B

9-C

10-B

11-A

12-B

13-A

14-B

15-B

16-C

17-A

18-A

19-D

20-A

21-D

22-A

23-B

24-A

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân; những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện,

+ Viện kiểm sát quân sự.

- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

MA TRẬN ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 2

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

1

Bài 16: Chính quyền địa phương

1

1

Bài 17: Pháp luật và đời sống

1

1

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

1

1

1

Bài 19: Thực hiện pháp luật

1

1

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

1

1

1

Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

1

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

1

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

1

1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Tòa án nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 2. Phương án nào sau đây là hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam?

A. Cộng hòa Nghị viện nhân dân.

B. Cộng hòa hỗn hợp.

C. Cộng hòa dân chủ nhân dân.

D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Câu 3. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được cơ quan nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Nhà nước.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền bầu cử, ứng cử.

C. Quyền quản lý xã hội.

D. Quyền đáp trả.

Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

A. Nhà nước.

B. Tòa án.

C. Viện kiểm sát.

D. Tổ chức xã hội.

Câu 6. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản

A. cá nhân.

B. công.

C. riêng.

D. đi kèm.

Câu 7. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. ngang bộ.

Câu 8. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?

A. Đại biểu của nhân dân.

B. Hành chính nhà nước.

C. Kiểm sát nhà nước.

D. Kiểm toán nhà nước.

Câu 9. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm

A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.

B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.

D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.

Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào sau đây?

A. Nhân dân.

B. Đảng viên.

C. Nhà nước.

D. Tòa án.

Câu 11. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức

A. đại biểu cao nhất của Nhân dân.

B. đứng đầu Nhà nước về đối nội và đối ngoại.

C. lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.

D. quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam.

Câu 12. Với các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng, Đảng sẽ lãnh đạo theo tính chất

A. trực tiếp và tuyệt đối.

B. gián tiếp và luân chuyển.

C. trực tiếp và luân chuyển.

D. gián tiếp và tuyệt đối.

Câu 13. Trong tổ chức và hoạt động, tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo

A. sự lãnh đạo của Đảng.

B. nghị định của Chính phủ.

C. quy định của Nhà nước.

D. thông tư của bộ công an.

Câu 14. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực nhà nước thuộc về

A. nhân dân.

B. Quốc hội.

C. Chính phủ.

D. đảng viên.

Câu 15. Nguyên tắc thiết lập nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc

A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

B. tập trung dân chủ.

C. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 16. Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chỉ đạo, lãnh đạo tập trung và mở rộng dân chủ là nguyên tắc

A. đảm bảo lãnh đạo của Đảng.

B. pháp chế xã hội chủ nghĩa.

C. tập trung dân chủ.

D. quyền lực nhân dân.

Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), nguyên tắc làm việc của Quốc hội là làm việc theo

A. chế độ hữu nghị, tập thể.

B. chế độ quyết định theo lãnh đạo.

C. chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

D. chế độ hữu nghị và quyết định theo đa số.

Câu 18. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội là

A. kì họp.

B. phiên họp.

C. tố tụng.

D. công tố.

Câu 19. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp thường lệ mỗi năm bao nhiêu kì họp?

A. 2 kì.

B. 3 kì.

C. 1 kì.

D. 4 kì.

Câu 20. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 21. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm

A. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát cấp tỉnh.

B. Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát Trung ương.

C. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.

D. Viện kiểm sát chuyên trách và Viện kiểm sát quân sự.

Câu 22. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành mấy cấp?

A. Bốn.

B. Năm.

C. Ba.

D. Hai

Câu 23. Cơ quan nào dưới đây do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra?

A. Tòa án nhân dân.

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Quốc hội.

Câu 24. Cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?

A. Sở Nội vụ.

B. Uỷ ban Dân tộc.

C. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

D. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Tính thống nhất và tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Xác định hành vi đúng/sai ở những tình huống sau:

a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.

b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh của người dân trên địa bàn.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-D

3-D

4-A

5-A

6-B

7-A

8-A

9-D

10-A

11-C

12-A

13-A

14-A

15-A

16-C

17-C

18-A

19-A

20-A

21-C

22-A

23-C

24-C

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Tính thống nhất: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đều hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.

- Tính nhân dân: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Hành vi của anh T là sai, vì vi phạm nguyên tắc bầu cử, không công bằng với những ứng viên xứng đáng.

b. Hành vi của cán bộ xã A là đúng vì đảm bảo tính dân chủ cho người dân trên địa bàn.

Xem thử

Xem thêm bộ đề thi Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học