Đề thi Sinh học 10 Giữa kì 1 có đáp án năm 2024 (3 đề) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Để ôn luyện và làm tốt các bài thi Sinh học 10, dưới đây là Top 10 Đề thi Sinh 10 Giữa kì 1 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo có đáp án, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh 10.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng của sinh học đưa ra những phát kiến mới về

A.sinh học tế bào.

B. cấu trúc và các cấp độ tổ chức sống.

C. sinh học ứng dụng vào thực tế đời sống.

D. cách thức vận hành và tiến hóa của thế giới sống.

Câu 2: Sự phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển bền vững.

C. phát triển đa dạng.

D. tiến bộ sinh học.

Câu 3: Đâu không phải là ngành nghề liên quan đến Sinh học?

A. Các ngành y – dược học.

B. Ngành pháp y.

C. Ngành công nghệ thực phẩm.

D. Ngành công nghệ vật liệu.

Câu 4: Phát biểu nào sai khi nói về sinh học và những vấn đề xã hội?

A. Nhân bản vô tính con người không ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức.

B. Những cây trồng nhân nhanh bằng kĩ thuật nuôi cấy mô giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

C. Công nghệ bắt chước các sinh vật giúp tối ưu hóa công cụ máy móc.

D. Chỉnh sửa gene của người có thể gây tranh cãi về vấn đề đạo đức xã hội.

Câu 5: Để đảm bảo an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm thì cần đáp ứng các yêu cầu nào sau đây?

A. Các lưu ý an toàn cháy nổ, an toàn về hóa chất.

B. Cần ghi lại nhật kí làm việc và tình trạng hoạt động vận hành của máy móc.

C. Có trang bị cá nhân, thực hiện đầy đủ nội quy an toàn trong phòng thí nghiệm.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không nằm trong các bước của phương pháp quan sát?

A. Lựa chọn đối tượng và phạm vi quan sát.

B. Lựa chọn công cụ quan sát.

C. Nuôi cấy tế bào, mô.

D. Ghi chép số liệu.

Câu 7: Độ phóng đại của kính hiển vi quang học tối đa là

A. 1500 lần.

B. 150 lần.

C. 3000 lần.

D. 300 lần.

Câu 8: Một giả thuyết được gọi là giả thuyết khoa học khi

A. có thể được nhiều nhà khoa học khác nhau trên thế giới ủng hộ.

B. có thể được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

C. được giới khoa học thừa nhận.

D. được công bố trên các tạp chí khoa học.

Câu 9: Tất cả các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống đều được cấu tạo từ

A. một hoặc nhiều tế bào.

B. một hoặc nhiều cơ quan.

C. một hoặc nhiều hệ cơ quan.

D. một hoặc nhiều cơ thể.

Câu 10: Đàn voi sống trong một khu rừng thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Cá thể.

B. Quần thể.

C. Quần xã – Hệ sinh thái.

D. Sinh quyển.

Câu 11: Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.

B. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

C. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

D. Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của nguyên tố vi lượng?

A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào.

B. Tham gia vào thành phần các enzyme.

C. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Ở người, nếu thiếu iodine, tuyến giáp sẽ phát triển bất thường dẫn đến bệnh nào dưới đây?

A. Bệnh đậu mùa.

B. Bệnh cúm.

C. Bệnh béo phì.

D. Bệnh bướu cổ.

Câu 14: Nước có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể là do

A. có sự hấp thụ và giải phóng nhiệt khi liên kết hydrogen bị phá vỡ và hình thành.

B. các phân tử nước có kích thước nhỏ.

C. nước là một dung môi hòa tan nhiều chất.

D. nước có thể bay hơi.

Câu 15: Đặc tính của lipid là

A. ít tan trong nước.

B. tan vô hạn trong nước.

C. không tan hoặc rất ít tan trong nước.

D. không tan trong dung môi như cồn, benzen.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đúng với cả tinh bột và cellulose?

A. Đều là polymer của glucose.

B. Đều có thể được tiêu hóa bởi con người.

C. Đều dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.

D. Đều là thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật.

Câu 17: Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, thịt và sữa?

A. Protein.

B. Tinh bột.

C. Cellulose.

D. DNA.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng khi mô tả về phân tử DNA?

A. Phân tử DNA chứa đơn phân uracil.

B. Phân tử DNA thường có cấu trúc xoắn kép.

C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate.

D. Phân tử DNA được cấu tạo từ hai mươi loại nucleotide khác nhau.

Câu 19: Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là

A. NaOH.

B. HCl.

C. Sudan III.

D. CuSO4.

Câu 20: Có thể nhận biết sự có mặt của lipid thông qua phép thử nhũ tương vì

A. lipid tan trong nước và không tan trong cồn.

B. lipid tan trong nước và tan trong dung môi không phân cực.

C. lipid không tan trong nước nhưng tan trong cồn và dung môi không phân cực.

D. lipid không tan trong nước và không tan trong cồn.

Câu 21: Tế bào nhân sơ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có kích thước nhỏ.

B. Chưa có màng nhân.

C. Không có các bào quan có màng bọc.

D. Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang nhỏ.

Câu 22: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?

A. Vùng nhân.

B. Thành tế bào.

C. Màng sinh chất.

D. Ti thể.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo tế bào nhân sơ?

A. Tế bào có cấu trúc lông, roi và màng ngoài.

B. Thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bởi cellulose.

C. Tế bào chất có thành phần chính là bào tương.

D. Vùng nhân không có màng bao bọc.

Câu 24: Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì

A. có sự xuất hiện rất sớm.

B. có lông và roi.

C. có vùng nhân không có màng bao bọc.

D. có tế bào chất.

Câu 25: Chức năng của ribosome là

A. điều khiển hoạt động sống của tế bào.

B. nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

C. chứa các enzyme thủy phân protein, lipid.

D. tổng hợp ATP.

Câu 26: Bào quan nào sau đây có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng?

A. Ti thể.

B. Lục lạp.

C. Lưới nội chất.

D. Ribosome.

Câu 27: Các tế bào có nhu cầu năng lượng cao thường có bào quan nào sau đây với số lượng lớn hơn các tế bào khác?

A. Lysosome.

B. Peroxisome.

C. Ti thể.

D. Túi vận chuyển.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu trúc màng tế bào?

A. Phân tử protein xuyên màng định vị ở cả hai lớp lipid kép.

B. Phân tử protein bám màng liên kết với phía ngoài của một lớp phospholipid.

C. Lớp kép phospholipid có cấu trúc chắc chắn, làm cho các phân tử khó đi qua.

D. Protein xuyên qua lớp kép phospholipid được gọi là protein xuyên màng.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh?

Câu 2 (1 điểm): Tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng?

Câu 3 (1 điểm): Tế bào hồng cầu trưởng thành có chức năng vận chuyển oxygen đến các tế bào và mô trong cơ thể. Tế bào hồng cầu không có ti thể. Hãy giải thích điều này.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Lĩnh vực nào dưới đây không thuộc các lĩnh vực nghiên cứu sinh học?

A. Di truyền học.

B. Khoa học vật liệu.

C. Tiến hóa.

D. Sinh thái học.

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là

A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,… và con người.

B. tính di truyền và biến dị ở các loài sinh vật.

C. cấu tạo và các hoạt động chức năng của tế bào.

D. mối quan hệ tương tác giữa các cá thể sinh vật với nhau và với môi trường sống.

Câu 3: Đâu là ứng dụng của sinh học trong chăm sóc sức khỏe con người?

A. Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia.

B. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới.

C. Tạo ra các loại thuốc mới và vaccine phòng bệnh.

D. Tạo ra chế phẩm sinh học xử lý rác thải.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

A. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc.

B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.

C. Không xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.

D. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.

Câu 5: Thí nghiệm sinh học nào sau đây vi phạm đạo đức sinh học?

A. Nhân bản vô tính người và động vật.

B. Chuyển gene tạo ra giống lúa mới có năng suất cao.

C. Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật xử lí sự cố tràn dầu.

D. Tạo ra vaccine phòng bệnh cúm.

Câu 6: Phương pháp nào sau đây được sử dụng trong nghiên cứu, học tập môn Sinh học?

A. Phương pháp quan sát.

B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

D. Cả 3 phương pháp trên.

Câu 7: Tin sinh học là

A. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp với hóa học và phân tích.

B. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với kĩ thuật hóa học và lý học.

C. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu nông nghiệp và các kĩ thuật hiện đại.

D. một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học, khoa học máy tính và thống kê.

Câu 8: Tiến trình nào sau đây thể hiện đúng các bước của phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Tiến hành → Vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị.

B. Chuẩn bị → Tiến hành → Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm.

C. Vệ sinh phòng thí nghiệm → Chuẩn bị → Báo cáo.

D. Chuẩn bị → Vệ sinh phòng thí nghiệm → Báo cáo.

Câu 9: Nhữngthiết bị nào sau đây có vai trò đảm bảo an toàn cho người làm việc trong phòng thí nghiệm?

A. Găng tay, áo bảo hộ, kính bảo vệ mắt.

B. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.

C. Phần mềm dạy học, xử lí số liệu.

D. Cân điện tử, bộ cảm biến.

Câu 10: Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm?

A. Khi làm việc với hóa chất độc hại cần phải thực hiện ở nơi thoáng khí hoặc có tủ hút khí độc.

B. Tuân thủ quy tắc pha hóa chất.

C. Sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm mà chưa nắm chính xác quy tắc vận hành.

D. Mặc áo, đeo găng tay và đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm.

Câu 11: Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm

A. nguyên tử, phân tử, bào quan.

B. nguyên tử, phân tử, tế bào, cơ thể.

C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

D. phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của thế giới sống?

A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

B. Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh.

C. Hệ thống mở và luôn ổn định.

D. Không có sự thay đổi vật chất di truyền.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống?

A. Cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

B. Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được các chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào.

C. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.

D. Các cá thể cùng loài cùng phân bố trong khu vực nhất định hình thành nên quần xã sinh vật.

Câu 14: Vào những năm 1670, ai là người đã quan sát được vi khuẩn và nguyên sinh động vật?

A. Antonie van Leeuwenhoek.

B. Robert Hooke.

C. Matthias Schleiden.

D. Theodor Schwann.

Câu 15: Những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào gọi là

A. sinh vật đơn giản.

B. sinh vật đơn bào.

C. sinh vật đa bào.

D. sinh vật phức tạp.

Câu 16: Hãy hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống.

Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 10 Cánh diều có đáp án (3 đề)

A. (1) Tế bào; (2) Cơ quan; (3) Hệ cơ quan; (4) Quần thể.

B. (1) Hệ cơ quan; (2) Quần thể; (3) Quần xã – Hệ sinh thái; (4) Sinh quyển.

C. (1) Mô; (2) Quần xã – Hệ sinh thái; (3) Quần thể; (4) Sinh quyển.

D. (1) Tế bào; (2) Quần thể; (3) Quần xã – Hệ sinh thái; (4) Sinh quyển.

Câu 17: Học thuyết tế bào không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.

B. Tất cả mọi vật trên Trái đất đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.

D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.

Câu 18: Cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Tế bào.

D. Cơ thể.

Câu 19: Các nguyên tố hóa học chiếm hàm lượng lớn trong cơ thể được gọi là

A. các hợp chất hữu cơ.

B. các hợp chất vô cơ.

C. các nguyên tố vi lượng.

D. các nguyên tố đa lượng.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây saikhi nói về các nguyên tử carbon có trong tất cả phân tử hữu cơ?

A. Chúng liên kết với nhau và với nhiều nguyên tử khác.

B. Chúng có thể hình thành nhiều loại liên kết cộng hóa trị.

C. Chúng tạo thành mạch xương sống cho các phân tử hữu cơ.

D. Chúng làm giảm sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.

Câu 21: Nước hóa hơi khi loại liên kết nào bị phá vỡ?

A. Liên kết ion.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

D. Liên kết hydrogen.

Câu 22: Phân tử sinh học nào dưới đây thuộc nhóm carbohydrate?

A. Polypeptide.

B. Glycogen.

C. Steroid.

D. Cholesterol.

Câu 23: Cấu tạo của nucleotide không có thành phần nào dưới đây?

A. Gốc phosphate.

B. Đường pentose.

C. Ion kim loại.

D. Nitrogenous base.

Câu 24: Tất cả các protein đều

A. là các enzyme.

B. gồm vài gốc amino acid.

C. gồm một hoặc nhiều polypeptide.

D. có cấu trúc bậc 4.

Câu 25: Carbohydrate có vai trò

A. tham gia vào cơ chế xúc tác phản ứng.

B. lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

C. dự trữ năng lượng, giúp cho sự hấp thu một số vitamin.

D. cung cấp năng lượng, tham gia cấu tạo nhiều hợp chất trong tế bào.

Câu 26: Phospholipid có thể hình thành hai lớp của màng vì chúng

A. nhẹ hơn nước.

B. không tan trong nước.

C. lưỡng tính (một phần mang tính acid, một phần mang tính base).

D. lưỡng cực (một phần ưa nước, một phần kị nước).

Câu 27: Các amino acid được phân biệt với nhau bởi

A. các nhóm carboxyl khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

B. các nhóm amino khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

C. các mạch bên khác nhau liên kết với một nguyên tử carbon.

D. các nguyên tử carbon khác nhau liên kết với cùng một loại mạch bên.

Câu 28: Lựa chọn nào dưới đây không thể hiện sự kết cặp đúng của đơn phân / polymer (đại phân tử) sinh học?

A. Monosaccharide / Polysaccharide.

B. Amino acid / Protein.

C. Acid béo / Triglyceride.

D. Nucleotide / Nucleic acid.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Trong các cấp độ tổ chức của thế giới sống, cấp độ tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao?

Câu 2 (1 điểm): Tại saocơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt?

Câu 3 (1 điểm): Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món.” Theo em, lời khuyên này nhằm mục đích gì?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Vai trò nào sau đây thể hiện vai trò của Sinh học trong nghiên cứu y học?

A. Dùng vi sinh vật phân hủy rác thải để tạo phân bón.

B.Trị các bệnh liên quan đến sai hỏng vật chất di truyền bằng liệu pháp gene.

C.Tạo ra giống cây trồng năng suất cao.

D.Đưa ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống là đối tượng nghiên cứu của

A. sinh học.

B.hóa sinh học.

C.tế bào học.

D.sinh vật học.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

A. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.

B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.

C. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.

D. Sử dụng các loài động, thực vật quý hiếm làm thực phẩm và dược phẩm.

Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây nếu áp dụng sẽ gây ra làn sóng dư luận về đạo đức sinh học?

A. Nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm bảo tồn loài cây quý hiếm.

B. Chuyển gene tạo ra loại rau có giá trị dinh dưỡng cao.

C. Sản xuất vaccine phòng virus corona ở người bằng công nghê mRNA.

D. Thử nghiệm thuốc trên con người vì mục đích lợi nhuận.

Câu 5: Trình tự nào sau đây đúng khi thực hiện phương pháp quan sát?

A. Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu → Xác định đối tượng quan sát → Xác định công cụ quan sát.

B. Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu → Xác định công cụ quan sát → Xác định đối tượng quan sát.

C. Xác định đối tượng quan sát → Xác định công cụ quan sát → Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu.

D. Xác định đối tượng quan sát → Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu → Xác định công cụ quan sát.

Câu 6: Trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học, kĩ năng đầu tiên cần có là

A. quan sát.

B.xây dựng giả thuyết.

C.thiết kế và tiến hành thí nghiệm.

D.báo cáo kết quả.

Câu 7: Chức năng của micropipette là

A. dùng để quan sát những vật có kích thước nhỏ.

B. dùng để hút xả một lượng mẫu chính xác.

C. dùng để quan sát những vật mà mắt thường không nhìn thấy được.

D. dùng để tách và phân lập các bào quan.

Câu 8: Genbank là một trong số các ngân hàng phổ biến giúp dữ liệu lưu trữ trình tự gene, đây là ứng dụng của ngành

A. nông nghiệp.

B.y học.

C.tin sinh học.

D.dược học.

Câu 9: Trình tự nào sau đây đúng khi sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao?

A. Cơ thể → Quần thể → Tế bào → Quần xã – Hệ sinh thái → Sinh quyển.

B.Sinh quyển → Cơ thể → Quần thể → Quần xã – Hệ sinh thái → Tế bào.

C. Tế bào → Quần thể → Cơ thể → Quần xã – Hệ sinh thái → Sinh quyển.

D. Tế bào → Cơ thể → Quần thể → Quần xã – Hệ sinh thái → Sinh quyển.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống?

A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

B. Hệ thống kín và tự điều chỉnh.

C. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.

D. Liên tục tiến hóa.

Câu 11: Tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống được gọi là

A. các cấp độ tổ chức của vật chất.

B. các cấp độ tổ chức của cơ thể.

C. các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

D. các cấp độ tổ chức trên cơ thể.

Câu 12: Tập hợp các cá thể Cá cóc phân bố ở khu vực rừng nhiệt đới Tam Đảo gọi là

A. quần thể.

B. cơ thể.

C. hệ sinh thái.

D. quần xã.

Câu 13: Đặc điểm được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là

A. đặc điểm mới.

B. đặc điểm phức tạp.

C. đặc điểm nổi trội.

D. đặc điểm đặc trưng.

Câu 14: Ông là một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi quan sát nhiều loài nguyên sinh vật trong giọt nước ao. Ông là

A.Robert Hooke.

B.Matthias Schleiden.

C.Theodor Schwann.

D. Antonie van Leeuwenhoek.

Câu 15: Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là

A. tế bào.

B. mô.

C. cơ quan.

D. hệ cơ quan.

Câu 16: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?

A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.

B.Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể thực vật và là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D.Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt dộng của các cơ quan trong tế bào.

Câu 17: Phát biểu nào đúng khi nói về đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ các bào quan.

B. Sinh vật đơn bào có cấu tạo chỉ gồm một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.

C. Sinh vật đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ với nhau.

D. Các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển và sinh sản diễn ra bên ngoài tế bào.

Câu 18: Hiện nay, có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống?

A. 92.

B. 25.

C. 30.

D. 110.

Câu 19: Trong thành phần cấu tạo của diệp lục, có nguyên tố nào sau đây?

A. Mn.

B. Zn.

C. Cu.

D. Mg.

Câu 20: Các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành được gọi là

A. phân tử sinh học.

B. nguyên tử.

C. tinh thể.

D. phân tử lí học.

Câu 21: Đâu là loại đường đơn trong các phân tử sau?

A.Saccharose.

B.Glycogen.

C.Fructose.

D. Maltose.

Câu 22: Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố là

A.C, H, O, P.

B.C, H, O, S.

C.C, H, O, N.

D.P, S, N, O.

Câu 23: Đơn phân của nucleic acid là

A.glucose.

B.acid béo.

C.amino acid.

D.nucleotide.

Câu 24: Trong thành phần của củ khoai tây có nhiều chất nào sau đây?

A.Tinh bột.

B.Glycogen.

C.Chitin.

D.Dầu thực vật.

Câu 25: Protein không thực hiện các chức năng nào sau đây?

A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào.

B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.

C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.

D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

Câu 26: Để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào, có thể sử dụng chất nào sau đây?

A. Dung dịch BaCl2.

B. Dung dịch Sudan III.

C.NaOH.

D.Dung dịch glucose.

Câu 27: Sử dụng lòng trắng trứng gà trong thí nghiệm xác định chất nào trong tế bào?

A.Glucose.

B.Tinh bột.

C.Protein.

D. Lipid.

Câu 28: Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi cho dung dịch Benedict vào ống nghiệm chứa dịch lọc quả nho và đun sôi?

A. Không có hiện tượng xảy ra.

B. Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.

C. Xuất hiện kết tủa màu trắng.

D. Xuất hiện hiện tượng phân thành giọt nhỏ.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Trong tương lai, với sự phát triển của ngành Sinh học, con người có triển vọng chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,… hay không? Tại sao?

Câu 2 (1 điểm): Khi cơ thể con người bị thiếu sắt thì có tác hại như thế nào đối với sức khỏe? Đề xuất biện pháp để đảm bảo lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Câu 3 (1 điểm): Hãy chứng minh cấu trúc bậc 1 của protein quyết định cấu trúc không gian của nó.




Lưu trữ: Đề thi Sinh học 10 Giữa kì 1 sách cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1. Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố sau

A. H, O, N            B. C, H, N            C. C, H, O            D. C, O, N

Câu 2. Tại sao hàng ngày ta phải ăn nhiều Protein từ nhiều loại thực phẩm khác nhau?

A. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axitamin khác nhau

B. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại đường khác nhau

C. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit béo khác nhau

D. Để đảm bào cung cấp đủ các Nucleotit tự do khác nhau

Câu 3. Muốn xác định nhân thân, hai người có cùng huyết thống thì người ta làm gì?

A. Xác định trình tự axit amin trong protein

B. Đếm số lượng axitamin trong protein

C. Xác định trình tự Nu trong ADN

D. Đếm số Nu trong ADN của mỗi người

Câu 4. Khi ta đun sôi nước lọc cua thì thấy thịt cua đông lại thành từng mảng. Hiện tượng này gọi là

A. Hiện tượng biến đổi            C. hiện tượng đột biến

B. Hiện tượng biến tính           D. hiện tượng biến dị

Câu 5. Một đơn phân của ADN được cấu tạo từ các thành phần

A. Đường C5H10O5, Axit photphoric, Basenito loại A, T, G, X

B. Đường C5H10O5, Axit photphoric, Basenito loại A, U, G, X

C. Đường C5H10O4, Axit photphoric, Basenito loại A, T, G, X

D. Đường C5H10O4, Axit photphoric, Basenito loại A, U, G, X

Câu 6. Trong sinh giới, các sinh vật được phân chia thành các giới theo thứ tự như sau

A. Khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật

B. Nguyên sinh, khởi sinh, động vật, nấm, thực vật

C. Nấm, thực vật, động vật, khới sịnh, nguyên sinh

D. Động vật, thực vật, nấm, khởi sinh, nguyên sinh

Câu 7. Cấu tạo cơ thể đơn bào, nhân sơ, dinh dưỡng kiểu cộng sinh, kí sinh hoặc hoại sinh là đặc điểm của giới nào sau đây?

A. Nguyên sinh              B. Động vật                   C. Khởi sinh                            D. Thực vật

Câu 8. Chuỗi polipeptit dạng mạch thẳng liên tục cuộn xoắn hai lần sẽ tạo ra phân tử Protein cấu trúc bậc mấy?

A. Bậc bốn           B. Bậc ba             C. Bậc hai            D. Bậc một

Câu 9. Cho các đặc điểm sau: (1) sống tự dưỡng; (2) Trong tế bào có chất diệp lục; (3) di chuyển nhanh, (4) Phản ứng chậm với kích thích, ( 5) Sống cố định, (6) lấy ưhức ăn từ môi trường. Đặc điểm của giới thực vật là

A. (1), (2), (4), (6)          C. (2), (3), (4), (6)

B. (1), (2), (4), (5)          D. (2), (3), (4), (5)

Câu 10. Cho các dấu hiệu sau (1) chỉ có ở tổ chức sống cấp cao hơn, (2) tổ chức sống cấp dưới không có được, (3) được hình thành do sự tương tác của các bộ phân cấu thành. Đây là nội dung của đặc điểm nào trong thế giới sống?

A. Một hệ thống mở                C. Nguyên tắc thứ bậc

B. Đặc điểm nổi trội                D. Khả năng tự điều chỉnh

Câu 11. Trong phân tử ADN, số nucleotit loại A luôn bằng loại T và G luôn bằng X. Khi tính tổng số Nu trong phân tử ADN (N) thì ta sử dụng công thức nào sau đây?

A. N = 2A + 3G             C. N = 2A + 2G

B. H = 2A + 2G             D. H = 2A + 3G

Câu 12. Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm nguyên tố đa lượng ?

A. Iot          B. Cacbon            C. Lưu huỳnh                 D. Photpho

Câu 13. Tại sao khi được sấy khô thì thực phẩm được bảo quản lâu hơn?

A. Một số chất độc bị bốc hơi gần hết.

B. Tính phân cực của phân tử nước bị mất.

C. Các chất hữu cơ gắn thành một khối bền chắc.

D. Hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm

Câu 14. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm tế bào, …(1)…, …(2)…, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. (1) và (2) lần lượt là?

A. (1) cơ thể, (2) hệ cơ quan              C. (1) mô, (2) quần thể

B. (1) phân tử, (2) bào quan             D. (1) cơ thể, (2) quần thể

Câu 15. Vai trò chủ yếu của nước trong tế bào là?

A. Tham gia hoạt hóa enzim                        C. Tham gia duy trì sự sống

B. Tham gia các phân tử hữu cơ                 D. Tham gia chuyển hóa vitamin

Câu 16. các hợp chất nào sau đây chủ yếu được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn?

A. Fructozo, Glucozo , Galactozo                        C. Fructozo, Saccarozo, Galactozo

B. Mantozo, Glucozo, Lactozo                             D. Mantozo, Saccarozo, Lactozo

PHẦN II: TỰ LUẬN (6.0 ĐIỂM)

Câu 1: Trình bày cấu tạo và phân loại Cacbohydrat? Mỗi loại cho ví dụ kèm theo? ( 1.0 điểm)

Câu 2: Cho biết tế bào thực vật khác với tế bào động vật ở những điểm cơ bản nào? (1.0 điểm)

Câu 3: So sánh cấu trúc của ti thể với cấu trúc của lục lạp ( 1.25 điểm)

Câu 4: So sánh đặc điểm của 3 nhóm sinh vật sau: Nấm, Thực vật, Động vật? (1.25 điểm)

Câu 5: Một phân tử ADN có 0.408µm và hiệu số giữa A và Nucleotit không bổ sung với nó là 10%. Hãy tính tổng số Nucleotit của gen và số liên kết hidro của gen (1.0 điểm)

Câu 6: Giải thích tại sao khi quan sát tế bào gan của một người bị bệnh dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy hệ thống lưới nội chất trơn tăng lên một cách bất thường? (0.5 điểm)


Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh 10 – Đề 1

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

C

A

C

B

A

A

A

B

9

10

11

12

13

14

15

16

B

C

B

A

D

D

C

C

II. Tự luận

Câu hỏi

Hưỡng dẫn chấm

Điểm

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (1.5 điểm)

- Kích thước nhỏ 1 – 5 micromet

- Chưa có nhân hoàn chỉnh

- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có bào quan có màng bao bọc

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực (1.0 đ)

Cấu tạo: gồm lớp kép phospholipits và protein, ngoài ra cong có các gai glycoprotein (dấu chuẩn) và một số yếu tố khác

Chức năng:

bảo vệ các bào quan bên trong tế bào

Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 3: So sánh cấu tạo và chức năng của ti thể với lục lạp ( 1.75 điểm)

-Giống nhau: có hai lớp màng, có ADN và Rib, đều chứa các enzim

Khác nhau

Ti thể: màng trong gấp khúc tạo thành các mào chứa enzim hô hấp

Lục lạp màng trong trơn láng, bên trong chứa các Grana chứa sắc tố quang hợp và chất nền chứa enzim quang hợp

0.75điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 4: Phân biệt cấu trúc và chức năng của AND với ARN ( 1.25 điểm)

Cấu trúc

ADN

ARN (mARN, tARN, rARN)

+ Đặc điểm cấu trúc

+ Liên kết giữa các nuclêotit trên 1 mạch

+ Liên kết giữa các nuclêotit trên 2 mạch

+ Hai chuỗi polinuclêotit xoắn song song quanh một trục tưởng tượng.

+ Liên kết cộng hóa trị.

+ Liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung. A –T; G – X

+ mARN cấu trúc 1 mạch thẳng., tARN cấu trúc 1 mạch có 3 thuỳ tròn, rARN cấu trúc 1 mạch có vòng xoắn cục bộ.

+ Liên kết cộng hóa trị; tARN và rARN có những đoạn LK Hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.

+ Gập lại song song..

Chức năng

Mang, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền

mARN: Mang thông tin tổng hợp prôtêin

tARN: vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin

rARN: Tham gia cấu tạo ribôxôm


Câu 5: Một phân tử AND có 150 chu kỳ xoắn và tỷ lệ A/G = 2/3. Hãy tính

- Tổng số Nucleotit của gen ( 0.25 điểm)

-Số Nucleotit mỗi loại (0.25 điểm)

- Tổng số Nu N = Cx 20 = 150 X 20 = 3000 Nu

- Có A + G = 1500 mà A = 2/3 G

- Suy ra A = T = 600Nu

G = X = 900Nu

0.25

điểm

0.25

điểm


Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Đề thi Sinh học 10 Giữa kì 1 có đáp án năm 2024 (3 đề) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật là

A. Các đại phân tử hữu cơ       B. Tế bào    C.          D. Cơ quan

Câu 2: Đơn phân của Cacbohydrat là:

A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ                 C. Saccarozơ, fructozơ, galactozơ

B. Glucozơ, fructozơ, galactozơ                           D. Saccarozơ, xenlulozơ, glucozơ

Câu 3: Một đoạn phân tử ADN có số cặp nucleotit loại A – T là 33 cặp và số cặp G – X là 25 cặp. Hỏi số liên kết hidro trên đoạn phân tử ADN này là bao nhiêu?

A. 129                  B. 249                  C. 149                  D. 141

Câu 4: Đặc tính chung của các phân tử Lipit là? 

A. Tan rất tốt trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ

B. Tan rất tốt trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước

C. Kị nước và tan trong dung môi hữu cơ

D. Kị nước và tan trong nước

Câu 5: Thực vật có nguồn gốc từ:

A. Vi khuẩn                   B. Nấm       C. Tảo lục đơn bào nguyên thủy       D. Virut

Câu 6: Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh thì hậu quả gì sẽ xẩy ra?

A. Nước trong tế bào đóng băng và giảm thể tích          

B. Tế bào bị co nguyên sinh chất

C. Nước trong tế bào đóng băng sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào   

D. B và C đúng

Câu 7: Vai trò của các nguyên tố vi lượng là

A. Thành phần chính cấu tạo nên enzim, hoocmon và một số chất quan trọng khác

B. Thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

C. Thành phần chính cấu tạo nên các cấu trúc của tế bào

D. B và C đúng

Câu 8: Trong cấu trúc bậc 1 của phân tử Protein, các axit amin liên kết với nhau bằng:

A. Liên kết hidro            C. Liên kết photphodieste

B. Liên kết peptit           D. Liên kết ion

Câu 9: Thành phần chủ yếu của dầu thực vật là

A. Axit béo no và glixerol                          C. Axit amin

B. Axit béo không no và glixerol                D. Axit béo và glucozơ

Câu 10: Các yếu tố dẫn đến sự biến tính của protein là

A. Nhiệt độ, độ pH                           C. Nồng độ O2, độ pH

B. Nồng độ CO2, nhiệt độ       D. Nồng độ CO2, và O2

B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1: Nêu những giống và điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?

Câu 2:        

a. Tại sao nói các nguyên tố đại lượng và vi lượng đều có vai trò quan trọng như nhau trong cơ thể sống?

b. Nêu vai trò của cacbohidrat đối với cơ thể sống?


Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh 10 – Đề 2

A. Trắc nghiệm

  1. B
  2.  B

3. D

4. C

5. C

6. C

7. A

8. B

9. B

10. A

B. Tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

* Giống nhau

          - Đều là axit nucleic (các đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn)

          - Đều được cấu tạo từ các đơn phân: nucleotit

          - Đều có các liên kết photphodieste

          - Đều tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein

* Khác nhau

Tiêu chí

ADN

ARN

Cấu trúc

(2 điểm)

- 2 mạch

- 4 loại đơn phân: A,T, G,X

- 1 nu gồm 3 TP:

+ Đường đêoxiribo (C5H10O4)

+ Nhóm phôt phát

+ 1 trong 4 loại bazơnitơ: A(T, G, X)

- Có 2 loại liên kết hóa học:liên kết photphodieste và liên kết hidro

- 1 mạch

- 4 loại đơn phân: A, U, G, X

- 1 nu gồm 3 TP:

+ Đường ribo (C5H10O5)

+ Nhóm phôt phát

+ 1 trong 4 loại bazơnitơ: A(U, G, X)

- Chủ yếu 1 loại liên kết hóa hoc: liên kết 

phot phodieste

- Gồm 3 loại: mARN, tARN, rARN

Chức năng

(1 điểm)

Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

Mỗi loại ARN thực hiện 1 chức năng

+ mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ AD N tới RBX và dùng làm khuôn để tổng hợp protein

+ tARN vận chuyển aa tới RBX và tham gia dịch mã tổng hợp protein

+ rARN kết hợp với protein cấu tạo nên RBX, nơi tổng hợp nên Protein 

Câu 2 (2,0 điểm) 

a. Các nguyên tố đại lượng và vi lượng đều có vai trò quan trọng như nhau trong cơ thể sống: (1,0 điểm)

Các nguyên tố đại lượng là thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử và tế bào, nếu thiếu chúng sẽ làm cơ thể còi cọc, chậm phát triển. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của các enzim, hoocmon... thiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

b. Vai trò của phân tử cacbohidrat đối với cơ thể sống (1,0 điểm)

- Là nguồn năng lượng chính của tế bào và cơ thể. 

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. 


Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN TRĂC NGHIỆM: (3 điểm)

Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Sắp xếp các đơn vị phân loại từ lớn đến nhỏ

A. Lớp, bộ, họ, chi, ngành, giới, loài          C. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài

B. Giới, bộ, ngành, chi, loài, họ, lớp           D. Giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài

Câu 2: Sinh vật nhân thực gồm những giới nào.

A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật

B. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật

C. Giới khởi sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật

D. Giới thực vật, giới nấm, giới khởi sinh, giới nguyên sinh

Câu 3: Tập hợp nào thuộc giới nấm:

A. Nấm nhầy, nấm sợi, nấm mũ                 C. Nấm men, nấm sợi, nấm nhầy

B. Nấm men, nấm sợi, địa y              D. Nấm men, nấm nhầy, địa y

Câu 4: Các ngành của giới thực vật?

A. Tảo, quyết, hạt trần, hạt kín                  C. Rêu, tảo, hạt trần, hạt kín

B. Nấm, quyết, hạt trần, hạt kín                 D. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín

Câu 5: Các nguyên tố chủ yếu của tế bào?

A. C, H, O, P                 C. C, H, O, N

B. Ca, C, O, P                D. C, H, O, Ca

Câu 6: Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết:

A. Liên kết cộng hoá trị           C. Liên kết hoá trị

B. Liên kết ion                         D. Liên kết hiđrô

Câu 7: Những chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào.

A. Cacbohiđrat, lipit, protein, axit nucleic

B. Cacbohiđrat, lipit, axit nucleic, glicogen

C. Cacbohiđrat, lipit, protein, xenlulozo

D. Cacbohiđrat, axit amin, protein, axit nucleic

Câu 8: Những đường nào là đường đơn:

A. Fructôzơ, glucôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ

B. Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ

C. Glucôzơ, Fructôzơ, galactôzơ, hecxôzơ

D. Fructôzơ, galactôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ

Câu 9: Hợp chất nào có đơn vị cấu trúc là glucôzơ?:

A. Lactôzơ            B. Mantôzơ          C. Saccarôzơ                  D. Tinh bột

Câu 10: Đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN là:

A. Hai mạch xoắn kép, đa phân, tự nhân đôi

B. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, tự nhân đôi

C. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, đa phân

D. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, tự nhân đôi, đa phân

Câu 11: Cấu tạo của một Nuclêôtit là:

A. Axit photphoric, đường ribôzơ, bazơnitric

B. Axit photphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơnitric (A hoặc T hoặc G hoặc X)

C. Axit photphoric, đường ribôzơ, axit amin

D. Axit photphoric, đường đêôxiribôzơ, axit amin

Câu 12: Liên kết nối giữa 2 Nu trên hai mạch pôlinuclêôtit là:

A. Liên kết hiđrô            C. liên kết hoá trị

B. liên kết peptit            D. liên kết ion

PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: Nêu sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật? (1 điểm)

Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của prôtêin. (2.5 điểm)

Câu 3: So sánh giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa ADN và ARN? (2.5 điểm)

Câu 4: Trong thực tế người ta xét nghiệm ADN nhằm mục đích gì? (1 điểm)


Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 10 – Đề 3

PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu: 1C, 2B, 3B, 4D, 5C, 6D, 7A, 8C, 9D, 10C, 11B, 12A.

PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

- Giới thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, sống cố định, cảm ứng chậm. (0.5đ)

- Giới động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, sống di chuyển, cảm ứng nhanh. (0.5đ)

Câu 2:

- Cấu trúc của prôtêin: (1.5đ)

+ Cấu trúc bậc 1: Chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại aa trong chuỗi pôlipeptit.

+ Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc 2 

+ Cấu trúc bậc 3 và 4: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp khúc lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là cấu trúc bậc 3. khi một prôtein được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tao nên cấu trúc bậc 4.

- Chức năng của prôtêin: (1.5đ)

+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

+ Dự trữ các aa.

+ Vận chuyển các chất.

+ Bảo vệ cơ thể.

+ Thu nhận thông tin.

+ Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.

Câu 3: (2.5đ)

- Giống nhau: Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 1 nucleotit. Một nucleotit gồm 3 thành phần đó là đường, nhóm phôtphat và bazơ nitơ.

- Khác nhau: 

+ ADN đường là pentôzơ (C5H10O4), bazơ nitơ có A, T, G, X, gồm 2 mạch và có 4 loại (Nu) đó là: A, T, G, X.

+ Còn ARN đường ribôzơ (C5H10O5), ba zơ ni tơ có A, U, G, X, gồm có 1 mạch và có 4 loại (Nu) đó là: A, U, G, X.

Câu 4: (1đ)

Để truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ huyết thống, xác định thân nhân của các hài cốt...

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:

(1) Cơ thể             (3) quần thể                             (5) hệ sinh thái

(2) tế bào              (4) quần xã                  

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5          C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1

B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5          D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Câu 2: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là:

A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.

B. Chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài

C. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.

D. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.

Câu 3: Cho các ý sau:

(1) Cơ thể phân hóa thành mô, cơ quan, hệ cơ quan

(2) Đa bào, nhân thực, sống dị dưỡng và di động được

(3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa

(4) Có hệ thần kinh và phản ứng nhanh trước kích thích của môi trường

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới động vật?

A. 1            B. 3             C. 2             D. 4

Câu 4: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?

A. Bệnh bướu cổ            C. Bệnh cận thị

B. Bệnh còi xương                   D. Bệnh tự kỉ

Câu 5: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?

A. Tính liên kết                       C. Tính phân cực  

B. Tính điều hòa nhiệt             D. Tính cách li

Câu 6: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?

A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh

B. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh

C. Sấy khô rau quả

D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.

Câu 7: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?

A. Lactozo            B. Mantozo          C. Xenlulozo                  D. Saccarozo

Câu 8: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 cacbon?

A. Glucozo           B. Fructozo          C. Galactozo                  D. Đêôxiribozo

Câu 9: Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là

A. Phôtpholipit và protein                C. Steroit và axit béo

B. Glixerol và axit béo                      D. Axit béo và saccarozo

Câu 10: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi

A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein

B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein

C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein

D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein

Câu 11: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N

B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào

C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung

D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Câu 12: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là

A. Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN

B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN

C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN

D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN

Câu 13: Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là

A. 50                    B. 40                    C. 30                    D. 20

Câu 14: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là

A. 3000                B. 3100                C. 3600                D. 3900

Câu 15: Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là – GATGGXAA -. Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kia sẽ là:

A. – TAAXXGTT –                C. – UAAXXGTT –      

B. – XTAXXGTT –                D. – UAAXXGTT –

Câu 16: “Vùng xoắn kép cục bộ” là cấu trúc có trong

A. mARN và tARN                          C. mARN và rARN        

B. tARN và rARN                            D. ADN

Câu 17: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?

A. Protein             B. Lipit                 C. Nước                D.Cacbonhidrat

Câu 18: Loại đường có trong thành phần cấu tạo của ADN và ARN là?

A. Mantozo          B. Fructozo          C. Hecxozo           D. Pentozo

Câu 19: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 cacbon?

A. Glucozo           B. Fructozo          C. Galactozo                  D. Đêôxiribozo

Câu 20: Lipit không có đặc điểm:

A. Cấu trúc đa phân                C. Được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H, O

B. Không tan trong nước                  D. Cung cấp năng lượng cho tế bào

Câu 21: Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?

A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O

B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ

C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn

D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin

Câu 22: Protein không có chức năng nào sau đây?

A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào

B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể

C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin

Câu 23: Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc đa phân

B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân

C. Nguyên tắc bổ sung

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân

Câu 24: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?

A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N

B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào

C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung

D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)

Câu 25: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do

A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X)

B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân

C. Các bazo nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro

D. Hai bazo nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazo nito có kích thước lớn liên kết với nhau

Câu 26: Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là?

A. 50          B. 40           C. 30           D. 20

Câu 27: Chiều dài của một phân tử ADN à 5100 A0. Tổng số nucleotit của ADN đó là?

A. 3000                B. 1500                C. 2000                D. 3500

Câu 28: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là?

A. 3000                B. 3100                C. 3600                D. 3900

Câu 29: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Ở một số loài virut, thông tin di truyền được lưu giữ trên phân tử ARN

B. Ở vi khuẩn, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch vòng, xoắn kép

C. Ở sinh vật nhân thực thông tin di truyền được lưu giữ trên các phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép.

D. Ở sinh vật nhân sơ thông tin di truyền được lưu giữ trên các phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép

Câu 30: Phân tử rARN làm nhiệm vụ

A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tới tế bào chất

B. Vận chuyển các axit amin tới riboxom để tổng hợp protein

C. Tham gia cấu tạo nên riboxom

D. Lưu giữ thông tin di truyền


Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 10 – Đề 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

D

A

C

A

C

D

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

B

D

B

B

C

D

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

C

A

D

A

B

A

D

D

C


Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1: Đơn vị phân loại cao nhất trong sinh giới là:

A. Ngành              B. Bộ                    C. Giới                 D. Lớp

Câu 2: Khi ghép các mô, cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ đó là do cấu trúc nào sau đây của màng?

A. Colesterôn       B. Lipôprôtêin     C. Phospholipit          D. Glicôprôtêin

Câu 3: Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp lại là cấu trúc prôtêin bậc:

A. 3                      B. 1                      C. 2                      D. 4

Câu 4: Chức năng chủ yếu của ti thể là:

A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

B. Cung cấp năng lượng cho tế bào ở dạng ATP

C. Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

D. Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương.

Câu 5: Hoàn thành cấu trúc đoạn AND sau:

mạch 1: - X - A – T – G – G – X- X- T – T –A –T-   

mạch 2:

A. – G – T – A – X – X – G – G – A – A – T – A –            

B. – G – T – A – G – X – G – G – T – A – T – A – 

C. – X – T – T – X – X – G – G – A – A – T – A –       

D. – G – T – T– X – X – G – G – A – T – T – A – 

Câu 6: Những nguyên tố chiếm  khoảng 96% khối lượng cơ thể sống là:

A. C, N, P, O        B. C, Ca, H, O      C. C, H, O,N        D. C, O, K, H.

Câu 7: Trong các  hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. mARN.            B. kitin.                C. Prôtêin bậc 4.            D. vitamin.

Câu 8: Loại prôtêin nào sau đây có chức năng vận chuyển các chất?

A. Hêmôglobin.             C. Glicôprôtêin    

B. Prôtêin enzim.           D. Prôtêin sữa (cazein)

Câu 9: Bào quan nào dưới đây có trong tế bào vi khuẩn:

A. Ti thể               B. Không bào                C. Lưới nội chất.            D. Ribôxôm

Câu 10: Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn là:

A. Peptiđôglican            B. Xenlulôzơ.                 C. Silic                 D. Kitin.

Câu 11: ADN có ở đâu trong tế bào?

A. Nhân, ti thể , tế bào chất.                       

B. Ti thể, lục lạp, nhân hoặc vùng nhân.

C. Ti thể, lục lạp, vùng nhân.                               

D. Nhân, hoặc vùng nhân.

Câu 12: Đặc điểm cấu tạo cơ bản để phân biệt  tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực là:

A. ADN  mạch vòng hay mạch thẳng.                   B. Màng nhân.

C. Có nhiều bào quan có màng bao bọc.              D. Ribôxôm lớn hay bé.

Câu 13: Cacbonhyđrat gồm các loại:

A. đường đôi, đường đơn, đường đa           C. Đường đơn, đường đôi

B. đường đôi, đường đa                              D. đường đơn, đường đa

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân biệt giữa động vật với thực vật?

A. Tế bào có thành bằng chất xen lulôzơ                C. Khả năng tự di chuyển

B. Khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ                     D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 15: Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi?

A. Nhóm amin của các axit amin

B. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin

C. Liên kết peptit

D. Nhóm R của các axit amin

Câu 16: Thành  phần hoá học của Ribôxôm gồm?

A. Lipit, ADN và ARN                      C. ADN, ARN và nhiễm sắc thể

B. ADN, ARN và prôtêin                 D. Prôtêin, ARN

Câu 17: Động vật có vai trò nào sau đây ?

A. Làm tăng lượng ô xy của không khí

B. Cung cấp thực phẩm cho con người

C. Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 18: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó:

A. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh

B. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt

C. Dễ thực hiện trao đổi chất

D. Dễ di chuyển

Câu 19: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở chỗ lưới nội chất hạt:

A. Hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống

B. Có ri bôxom bám ở trong màng, còn lưới nội chất trơn có ri bôxoom bám ở ngoài màng

C. Nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không

D. Có đính các hạt ri bô xôm, còn lưới nội chất trơn không có

Câu 20: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên:

A. Lipit, enzym                       C. Glucôzơ, tinh bột, vitamin

B. Prôtêin, vitamin                  D. Đại phân tử hữu cơ


Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học 10 – Đề 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

C

B

A

C

D

A

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

A

D

B

D

B

B

D

D

..........................

..........................

..........................

Tải xuống để xem đề thi Sinh học 10 Giữa học kì 1 năm 2024 đầy đủ!

Xem thêm bộ đề thi Sinh học 10 mới năm 2024 chọn lọc khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học