Top 12 Đề thi Sinh học 10 Học kì 1 có đáp án
Để làm tốt bài thi Sinh học 10, phần dưới là Top 12 Đề thi Sinh học 10 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề thi chính thức gồm đề kiểm tra 15 phút, đề thi giữa kì 1, đề thi học kì 1. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh 10.
- Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Sinh học 10 Giữa kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Sinh học 10 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Sinh Học 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm)
Câu 1: Nguyên tố hóa học nào dưới đây không có trong thành phần cấu tạo của cacbohiđrat?
A. O
B. N
C. C
D. H
Câu 2: Đường lactôzơ được cấu tạo từ 2 loại đơn phân, đó là
A. saccarôzơ và fructôzơ.
B. mantôzơ và galactôzơ.
C. galactôzơ và glucôzơ.
D. galactôzơ và fructôzơ.
Câu 3: Đâu không phải là tên gọi của một loại đường đa?
A. Glicôgen
B. Tinh bột
C. Mạch nha
D. Kitin
Câu 4: Trong phân tử xenlulôzơ, các đơn phân (glucôzơ) liên kết với nhau bằng:
A. liên kết ion.
B. liên kết hiđrô.
C. liên kết đissunfua.
D. liên kết glicôzit.
Câu 5: Cacbohiđrat không có chức năng nào dưới đây?
A. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
C. Cấu tạo nên tế bào
D. Cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể
Câu 6: Trong mỗi phân tử mỡ có sự góp mặt của bao nhiêu axit béo?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Chức năng chính của phôtpholipit là gì?
A. Vận chuyển khí trong hoạt động hô hấp tế bào
B. Cấu tạo nên các loại màng của tế bào
C. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
D. Xúc tác cho các phản ứng hóa học
Câu 8: Chất hữu cơ nào dưới đây có bản chất là lipit?
A. Vitamin A
B. Ơstrôgen
C. Colestêrôn
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 9: Thuật ngữ nào dưới đây bao hàm tất cả các thuật ngữ còn lại?
A. Cacbohiđrat
B. Tinh bột
C. Đường sữa
D. Glucôzơ
Câu 10: Loại vitamin nào dưới đây tan trong dầu mỡ?
A. Vitamin C
B. Vitamin B1
C. Vitamin K
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 1: Chọn B.
N (cacbohiđrat chỉ được cấu tạo từ 3 nguyên tố là C, H, O)
Câu 2: Chọn C.
galactôzơ và glucôzơ.
Câu 3: Chọn C.
Mạch nha (đường mantôzơ – đường đôi)
Câu 4: Chọn D.
liên kết glicôzit.
Câu 5: Chọn A.
Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào (đây là chức năng của enzim – chất xúc tác sinh học có bản chất là prôtêin)
Câu 6: Chọn C.
3
Câu 7: Chọn B.
Cấu tạo nên các loại màng của tế bào
Câu 8: Chọn D.
Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 9: Chọn A.
Cacbohiđrat (tất cả các chất còn lại đều là cacbohiđrat với thành phần cấu tạo gồm 3 loại nguyên tố hóa học: C, H, O)
Câu 10: Chọn C.
Vitamin K (vì chúng có bản chất là lipit)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Sinh Học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Cấp tổ chức sống nào dưới đây không phải là cấp tổ chức cơ bản?
A. Hệ sinh thái
B. Mô
C. Tế bào
D. Cơ thể
Câu 2: Vi khuẩn là đại diện của
A. giới Khởi sinh.
B. giới Nguyên sinh.
C. giới Nấm.
D. giới Động vật.
Câu 3: Có 4 nguyên tố hóa học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cấu tạo của thế giới sống, nguyên tố nào dưới đây không nằm trong số đó?
A. O
B. H
C. P
D. N
Câu 4: Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng trong cơ thể thực vật?
A. K
B. P
C. N
D. Mo
Câu 5: Đường saccarôzơ còn có tên gọi khác là
A. đường phèn.
B. đường mía.
C. đường sữa.
D. đường mạch nha.
Câu 6: Loại vitamin nào dưới đây có bản chất là lipit?
A. Vitamin C
B. Vitamin D
C. Vitamin B6
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 7: Hoạt động của hêmôglôbin - một loại prôtêin – trong máu người là minh chứng điển hình cho thấy vai trò gì của đại phân tử này?
A. Dự trữ các chất cần thiết
B. Cấu tạo nên các hệ cơ quan
C. Vận chuyển các chất
D. Bảo vệ cơ thể
Câu 8: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo của phân tử ADN?
A. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 2 liên kết cộng hóa trị
B. A liên kết với T bằng 2 liên kết cộng hóa trị, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
C. A liên kết với G bằng 2 liên kết hiđrô, T liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô
D. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
Câu 9: Tế bào được cấu tạo từ bao nhiêu thành phần chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10: Trong tế bào, bào quan nào đóng vai trò tổng hợp prôtêin?
A. Ribôxôm
B. Lizôxôm
C. Không bào
D. Lưới nội chất
Câu 1: Trình bày chức năng của các thành phần chính và bào quan có trong tế bào nhân thực. (5 điểm)
Câu 2: Tơ tằm, sừng hươu, thịt gà, trứng đều có bản chất là prôtêin nhưng chúng lại khác nhau về rất nhiều đặc tính, vì sao vậy? (1 điểm)
Câu 1: Chọn B.
Mô (các cấp tổ chức cơ bản bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái)
Câu 2: Chọn A.
giới Khởi sinh (có cấu trúc tế bào nhân sơ)
Câu 3: Chọn C.
P (4 nguyên tố quan trọng nhất của sinh giới là C, H, O, N, chiếm 96% khối lượng cơ thể sống)
Câu 4: Chọn D.
Mo (chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1 nguyên tử trên 16 triệu nguyên tử H)
Câu 5: Chọn B.
đường mía (đường saccarôzơ là thành phần chủ yếu trong dịch ép thân cây mía)
Câu 6: Chọn B.
Vitamin D
Câu 7: Chọn C.
Vận chuyển các chất (vận chuyển O2 và CO2)
Câu 8: Chọn D.
A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
Câu 9: Chọn B.
3 (màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân)
Câu 10: Chọn A.
Ribôxôm
Câu 1: Chức năng của các thành phần chính và bào quan có trong tế bào nhân thực:
- Màng sinh chất: bảo vệ, tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài, ngoài ra còn có vai trò thu nhận thông tin và dấu chuẩn nhận biết (0,5 điểm)
- Nhân tế bào: lưu trữ, bảo quản vật chất di truyền và điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào (0,5 điểm)
- Lưới nội chất: tổng hợp prôtêin, tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể (0,5 điểm)
- Bộ máy Gôngi: Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào (0,5 điểm)
- Ribôxôm: là nơi tổng hợp prôtêin (0,5 điểm)
- Ti thể: tham gia vào quá trình chuyển hóa, sản xuất năng lượng cho tế bào (0,5 điểm)
- Lục lạp (chỉ có ở tế bào thực vật): tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào (0,5 điểm)
- Không bào: dự trữ các chất (bao gồm cả sắc tố, chất dinh dưỡng và chất thải độc hại), tham gia vào quá trình hút nước (0,5 điểm)
- Lizôxôm: phân hủy tế bào già, bào quan già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử (0,5 điểm)
- Khung xương tế bào: Là giá đỡ cơ học cho tế bào, giúp cho tế bào động vật có hình dạng xác định. (0,5 điểm)
Câu 2: Mặc dù tơ tằm, sừng hươu, thịt gà, trứng đều có bản chất là prôtêin nhưng sinh giới có khoảng hơn 20 loại axit amin cấu thành nên prôtêin, trong đó, mỗi loại prôtêin lại khác nhau về thành phần, trình tự sắp xếp cũng như số lượng axit amin góp mặt, chính điều này đã tạo nên sự sai khác lớn về các đặc tính mà prôtêin quy định (hình thái, cấu trúc, chức năng, kích thước…), góp phần tạo nên sự đa dạng về sinh giới như ngày hôm nay. (1 điểm)
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh Học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Trạng thái tiềm ẩn của năng lượng được gọi là gì?
A. Thế năng
B. Nhiệt năng
C. Quang năng
D. Động năng
Câu 2: Trong tế bào, ATP không có chức năng nào dưới đây?
A. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
B. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa
C. Sinh công cơ học
D. Vận chuyển các chất qua màng
Câu 3: Thành phần cơ bản của enzim là gì?
A. Axit nuclêic
B. Lipit
C. Prôtêin
D. Gluxit
Câu 4: Enzim amilaza trong nước bọt chỉ biến đổi tinh bột chín thành đường mantôzơ mà không tác dụng lên bất cứ chất nào khác. Ví dụ trên cho thấy đặc tính nào của enzim?
A. Hoạt tính mạnh
B. Tính phổ biến
C. Tính thoái hóa
D. Tính chuyên hóa cao
Câu 5: Cấp độ tổ chức nào dưới đây không phải là một trong những cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống?
A. Quần xã
B. Cơ thể
C. Bào quan
D. Tế bào
Câu 6: Em hãy cho biết tên của loại đường được vận chuyển trong cây.
A. Saccarôzơ
B. Mantôzơ
C. Glucôzơ
D. Frucrôzơ
Câu 7: Đâu là tên gọi của một loại đường đa?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Kitin
C. Stêrôit
D. Mantôzơ
Câu 8: Màng sinh chất của tế bào nhân thực được cấu tạo từ 2 thành phần chính là
A. prôtêin và phôtpholipit.
B. prôtêin và colestêron.
C. colestêron và phôtpholipit.
D. glicôprôtêin và lipit.
Câu 9: Trong tế bào nhân thực, bào quan nào có vai trò phân hủy các bào quan già, tế bào già?
A. Bộ máy Gôngi
B. Lưới nội chất
C. Ribôxôm
D. Lizôxôm
Câu 10: Ở tế bào nhân thực, bào quan nào dưới đây chứa ADN?
A. Nhân
B. Lục lạp
C. Ti thể
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 1: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. (5 điểm)
Câu 2: Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? (1 điểm)
Câu 1: Chọn A.
Thế năng
Câu 2: Chọn B.
Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa (vai trò của enzim)
Câu 3: Chọn C.
Prôtêin
Câu 4: Chọn D.
Tính chuyên hóa cao
Câu 5: Chọn C.
Bào quan (các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái)
Câu 6: Chọn A.
Saccarôzơ
Câu 7: Chọn B.
Kitin (đường đa có vai trò làm nên bộ xương ngoài của côn trùng, thành tế bào nấm)
Câu 8: Chọn A.
prôtêin và phôtpholipit.
Câu 9: Chọn D.
Lizôxôm (chứa nhiều enzim thủy phân)
Câu 10: Chọn D.
Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 1: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
A. Giống nhau:
- Đều là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống (0,5 điểm)
- Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và nhân/vùng nhân với các chức năng/vai trò tương tự nhau (1 điểm)
- Đều chứa ribôxôm (bào quan không có màng bọc) (0,5 điểm)
B. Khác nhau:
Tiêu chí so sánh | Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
Kích thước và cấu trúc | Kích thước nhỏ với cấu trúc đơn giản | Kích thước lớn với cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều thành phần |
Hệ thống nội màng | Không có hệ thống nội màng | Có hệ thống nội màng |
Bào quan | Không có bào quan có màng bọc | Có bào quan có màng bọc |
Khung tế bào | Không có khung tế bào | Có khung tế bào |
Nhân | Không có màng nhân | Có màng nhân |
Thành phần hỗ trợ di chuyển | Có các thành phần hỗ trợ di chuyển như lông, roi (vì hầu hết có cấu tạo đơn bào, mỗi tế bào là một cơ thể) | Không có thành phần hỗ trợ di chuyển (do thường có cấu tạo đa bào) |
(Có 6 ý, đầy đủ mỗi ý được 0,5 điểm)
Câu 2: Con người không có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ, bao gồm cả axit amin nên phải nhận từ môi trường bên ngoài thông qua thức ăn (thức ăn chứa prôtêin, sau tiêu hóa sẽ thu được axit amin). Tuy nhiên, mỗi loại thức ăn lại chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên nếu chỉ ăn một loại thức ăn trong thời gian dài, chúng ta sẽ bị thiếu hụt một số loại axit amin, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, để cung cấp đủ axit amin cho cơ thể cả về lượng và chất, chúng ta cần ăn prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau (1 điểm)
Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)