Đề cương ôn tập Học kì 2 KTPL 10 Kết nối tri thức (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 KTPL 10 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 12 Học kì 2.

Xem thử

Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 2 KTPL 10 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

- Khái niệm hệ thống chính trị

- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

- Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

- Nguyên tắc hoạt động

Bài 20: Tiếp theo – Làm rõ vai trò của các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam

- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

-  Vai trò của Nhà nước

- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội

- Sự phối hợp giữa các thành tố trong hệ thống chính trị

Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. Quốc hội

- Vị trí, chức năng

- Cơ cấu tổ chức

- Nhiệm vụ và quyền hạn

II. Chủ tịch nước

- Vị trí, vai trò là nguyên thủ quốc gia

- Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu

III. Chính phủ

- Vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

- Chức năng, cơ cấu tổ chức

- Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu

Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

I. Tòa án nhân dân

- Vị trí, vai trò

- Cơ cấu hệ thống Tòa án

- Chức năng xét xử và bảo vệ công lý

II. Viện kiểm sát nhân dân

- Vị trí, vai trò

- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

- Cơ cấu tổ chức

Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

I. Hội đồng nhân dân

- Vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

- Cơ cấu tổ chức

- Nhiệm vụ và quyền hạn

II. Ủy ban nhân dân

- Vị trí là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước

- Cơ cấu tổ chức

- Nhiệm vụ và quyền hạn

III. Mối quan hệ giữa HĐND và UBND

- Tính thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Bộ phận nào được xem là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta?

A. Quốc hội.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 2. Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?

A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.

B. Đảng và Nhà nước.

C. Quốc hội.

D. Chính phủ.

Câu 3. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên là nội dung thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp chế XHCN.

Câu 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào sau đây thể hiện rõ tính dân chủ trong bộ máy nhà nước Việt Nam?

A. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cơ quan duy nhất

B. Mọi quyền lực thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam

C. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

D. Quyền lực được phân công rõ ràng, không chịu sự giám sát của ai

Câu 6. Nguyên tắc “mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam được thể hiện thông qua:

A. Nhân dân có quyền trực tiếp ban hành các văn bản pháp luật

B. Nhân dân bầu ra các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

C. Nhân dân quyết định mọi chính sách kinh tế – xã hội

D. Mọi người dân đều được tham gia điều hành nhà nước

Câu 7. Trong một buổi sinh hoạt lớp, giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai trò là đại biểu Hội đồng nhân dân và thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương. Nhóm của bạn An đưa ra giải pháp và dự thảo nghị quyết, sau đó đề xuất Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện.

Câu hỏi: Tình huống trên thể hiện mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân như thế nào?

A. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính thực hiện chỉ đạo UBND

B. Hội đồng nhân dân giám sát, quyết định chính sách và UBND tổ chức thực hiện

C. Hội đồng nhân dân chỉ có chức năng tư vấn, không quyết định gì

D. Hội đồng nhân dân ban hành luật còn UBND thực hiện xét xử

Câu 8. Sau khi tham dự phiên xét xử công khai tại Tòa án nhân dân quận X, bạn Hưng thắc mắc vì sao Viện kiểm sát lại có mặt trong phiên tòa mà không phải là người tuyên án.

Câu hỏi: Việc Viện kiểm sát tham gia phiên tòa nhưng không tuyên án phản ánh rõ đặc điểm nào của bộ máy nhà nước?

A. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cơ quan

B. Mỗi cơ quan thực hiện nhiều chức năng cùng lúc

C. Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước

D. Viện kiểm sát có vai trò xét xử ngang hàng với Tòa án

Câu 9. Cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở nước ta là cơ quan nào?

A. Chính phủ.

B. Uỷ ban nhân dân.

C. Toà án nhân dân.

D. Quốc hội.

Câu 10. Quốc hội thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Kiểm sát hoạt động tư pháp.

B. Xét xử.

C. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

D. Công tố.

................................

................................

................................

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

năm 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 10

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?

A. Hiến pháp.

B. Pháp luật.

C. Nghị định.

D. Thông tư.

Câu 2. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước

A. tự do, bình đẳng, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.

C. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.

Câu 3. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về

A. sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. thư tín, điện thoại, điện tín.

C. bất khả xâm phạm chỗ ở.

D. tự do ngôn luận.

Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu

A. người đó đồng ý cho vào.

B. cơ quan nhà nước cho vào.

C. chính quyền không đồng ý.

D. không được người đó đồng ý.

Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, thành phần kinh tế nào của nước ta giữ vai trò chủ đạo?

A. Kinh tế tư nhân.

B. Kinh tế nhà nước.

C. Kinh tế tập thể, hợp tác xã.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?

A. Bốn.

B. Năm.

C. Sáu.

D. Bảy.

Câu 7. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.

B. Cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

C. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.

D. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.

Câu 8. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. ngang bộ.

Câu 9. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. nhà nước địa phương.

Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm

A. thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

B. chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên.

C. tập trung quyền lực vào tay một nhóm người.

D. tiến đến xã hội tiến bộ, đóng góp vào hòa bình thế giới.

Câu 11. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

B. công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân.

C. công cụ quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

D. tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Câu 12. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội là

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

D. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 13. Theo Hiến pháp 2013, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua cơ quan nào sau đây?

A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

B. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch Quốc hội.

Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước.

B. Đảng cùng với Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.

C. Đảng và Nhà nước cùng đề ra đường lối, chủ trương và cùng thực hiện.

D. Đảng chỉ đề ra phương hướng chung cho Nhà nước thực hiện.

Câu 15. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước.

B. Đảng chỉ đạo, hoạt động dưới sự giám sát của Nhà nước.

C. Đảng và Nhà nước cùng thực hiện mọi hoạt động song song.

D. Đảng hoạt động dưới sự hướng dẫn, giám sát của Nhà nước.

Câu 16. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

A. Đảng thực hiện quy chế đào tạo theo quy chế của Tòa án, Bộ Quốc phòng.

B. Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát công tác cán bộ.

C. Đảng quản lý, điều chỉnh, làm hồ sơ nhân sự cho công chức nhà nước.

D. Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Câu 17. Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Câu 18. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Câu 19. Quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới là chức nào sau đây của Quốc hội?

A. Giám sát.

B. Lập hiến.

C. Lập pháp.

D. Điều chỉnh.

Câu 20. Hệ thống Toà án nhân dân bao gồm

A. Toà án nhân dân và Tòa án cấp tỉnh.

B. Toà án quân sự và Tòa án chuyên trách.

C. Toà án nhân dân và Toà án quân sự.

D. Toà án chuyên trách và Toà án quân sự.

Câu 21. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. các tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 22. Toà án nhân dân có thể xét xử kín trong trường hợp nào sau đây?

A. Giữ bí mật nhà nước.

B. Xét xử tội phạm nước ngoài.

C. Xử tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

D. Theo mọi yêu cầu của bị cáo.

Câu 23. Hội đồng nhân dân là cơ quan

A. quyền lực nhà nước ở địa phương.

B. lãnh đạo ở địa phương.

C. hành chính ở địa phương.

D. giám sát ở địa phương.

Câu 24. Cơ quan nào sau đây do Hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?

A. Quốc hội.

B. Tòa án nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vị trí của các Cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân?

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập KTPL 10 Kết nối tri thức có lời giải hay khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học