Đề cương ôn tập Học kì 2 KTPL 10 Cánh diều (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 KTPL 10 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 12 Học kì 2.
Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 2 KTPL 10 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
- Khái niệm hệ thống chính trị
- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam
- Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam
- Nguyên tắc hoạt động
Bài 20: Tiếp theo – Làm rõ vai trò của các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam
- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vai trò của Nhà nước
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội
- Sự phối hợp giữa các thành tố trong hệ thống chính trị
Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I. Quốc hội
- Vị trí, chức năng
- Cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ và quyền hạn
II. Chủ tịch nước
- Vị trí, vai trò là nguyên thủ quốc gia
- Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu
III. Chính phủ
- Vị trí là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
- Chức năng, cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu
Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
I. Tòa án nhân dân
- Vị trí, vai trò
- Cơ cấu hệ thống Tòa án
- Chức năng xét xử và bảo vệ công lý
II. Viện kiểm sát nhân dân
- Vị trí, vai trò
- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
- Cơ cấu tổ chức
Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
I. Hội đồng nhân dân
- Vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
- Cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ và quyền hạn
II. Ủy ban nhân dân
- Vị trí là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước
- Cơ cấu tổ chức
- Nhiệm vụ và quyền hạn
III. Mối quan hệ giữa HĐND và UBND
- Tính thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Bộ phận nào được xem là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta?
A. Quốc hội.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 2. Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?
A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.
B. Đảng và Nhà nước.
C. Quốc hội.
D. Chính phủ.
Câu 3. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên là nội dung thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính thống nhất.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp chế XHCN.
Câu 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào sau đây thể hiện rõ tính dân chủ trong bộ máy nhà nước Việt Nam?
A. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cơ quan duy nhất
B. Mọi quyền lực thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
D. Quyền lực được phân công rõ ràng, không chịu sự giám sát của ai
Câu 6. Nguyên tắc “mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam được thể hiện thông qua:
A. Nhân dân có quyền trực tiếp ban hành các văn bản pháp luật
B. Nhân dân bầu ra các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
C. Nhân dân quyết định mọi chính sách kinh tế – xã hội
D. Mọi người dân đều được tham gia điều hành nhà nước
Câu 7. Trong một buổi sinh hoạt lớp, giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai trò là đại biểu Hội đồng nhân dân và thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương. Nhóm của bạn An đưa ra giải pháp và dự thảo nghị quyết, sau đó đề xuất Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện.
Câu hỏi: Tình huống trên thể hiện mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân như thế nào?
A. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính thực hiện chỉ đạo UBND
B. Hội đồng nhân dân giám sát, quyết định chính sách và UBND tổ chức thực hiện
C. Hội đồng nhân dân chỉ có chức năng tư vấn, không quyết định gì
D. Hội đồng nhân dân ban hành luật còn UBND thực hiện xét xử
Câu 8. Sau khi tham dự phiên xét xử công khai tại Tòa án nhân dân quận X, bạn Hưng thắc mắc vì sao Viện kiểm sát lại có mặt trong phiên tòa mà không phải là người tuyên án.
Câu hỏi: Việc Viện kiểm sát tham gia phiên tòa nhưng không tuyên án phản ánh rõ đặc điểm nào của bộ máy nhà nước?
A. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào một cơ quan
B. Mỗi cơ quan thực hiện nhiều chức năng cùng lúc
C. Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
D. Viện kiểm sát có vai trò xét xử ngang hàng với Tòa án
Câu 9. Cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở nước ta là cơ quan nào?
A. Chính phủ.
B. Uỷ ban nhân dân.
C. Toà án nhân dân.
D. Quốc hội.
Câu 10. Quốc hội thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Kiểm sát hoạt động tư pháp.
B. Xét xử.
C. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
D. Công tố.
................................
................................
................................
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Cánh diều
năm 2025
Môn: Kinh tế Pháp luật 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp?
A. Chủ tịch quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng bí thư.
D. Phó chủ tịch nước.
Câu 2. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp và phân lập.
C. lập pháp, hành pháp và phân lập.
D. hành pháp, tư pháp và phân lập.
Câu 3. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. Không giới hạn tuổi.
B.Từ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 21 tuổi trở lên.
D. Từ 25 tuổi trở lên.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về
A. thu nhập hợp pháp.
B. tài nguyên rừng.
C. nguồn lợi ở vùng biển.
D. tài nguyên khoáng sản.
Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu
A. toàn dân.
B. chính quyền địa phương.
C. của Ủy ban nhân dân.
D. cá nhân.
Câu 6. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng
A. tích cực, công bằng, bí mật, minh bạch, đúng pháp luật.
B. tích cực, công bằng, công khai, bất minh, đúng pháp luật.
C. hiệu quả, khuôn khổ, công khai, minh bạch, đúng cơ quan.
D. hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Câu 7. Cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. lập pháp nhà nước.
Câu 8. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do chủ thể nào sau đây bầu ra?
A. Nhân dân địa phương bầu ra.
B. Chính phủ bầu ra.
C. Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra.
D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
Câu 9. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân là
A. Hội đồng nhân dân.
B. Ủy ban nhân dân.
C. Viện kiểm sát nhân dân.
D. Hội đồng nhân dân.
Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức nào?
A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
B. Dân chủ trực tiếp và dân chủ tuyệt đối.
C. Dân chủ đại diện và dân chủ nghị viện.
D. Dân chủ đại diện và dân chủ tuyệt đối.
Câu 11. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố
A. tập trung và dân chủ.
B. đại diện và dân chủ.
C. tập trung và bắt buộc.
D. đại diện và phục tùng.
Câu 12. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các
A. giáo lý, tôn thờ giáo luật.
B. cuộc họp, giáo lý, lễ nghi.
C. kì họp, phiên họp, cuộc họp.
D. lễ nghi, cuộc họp, pháp luật.
Câu 13. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức
A. dựa theo yêu cầu sắp xếp có sẵn.
B. biểu quyết theo lãnh đạo chủ chốt.
C. bầu cử, ứng cử theo quy định pháp luật.
D. thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ nào dưới đây?
A. Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
B. Chuyên quyền theo lãnh đạo.
C. Cấp dưới buộc theo cấp trên.
D. Thảo luận phi dân chủ.
Câu 15. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật thể hiện nguyên tắc
A. pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. tập trung dân chủ.
C. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. thống nhất và kiểm soát.
Câu 16. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính thống nhất.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp quyền.
Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức nào sau đây?
A. Bầu cử.
B. Ứng cử.
C. Tự ứng cử.
D. Biểu quyết.
Câu 18. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các hình thức biểu quyết mà Quốc hội quyết định áp dụng là
A. tự đề cử, giới thiệu.
B. biểu quyết bí mật, bầu cử.
C. thông qua giới thiệu, bỏ phiếu kín.
D. biểu quyết công khai, bỏ phiếu kín.
Câu 19. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), tại phiên họp, Đại biểu Quốc hội có quyền nào sau đây?
A. Chỉ biểu quyết tán thành hoặc không tán thành.
B. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
C. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc đàm phán, thương lượng.
D. Biểu quyết tán thành, không biểu quyết hoặc đàm phán, thương lượng.
Câu 20. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm
A. thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
B. làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
C. đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
D. thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia.
Câu 21. Viện Kiểm sát nhân dân do ai lãnh đạo?
A. Viện trưởng.
B. Uỷ ban kiểm sát.
C. Thủ trưởng.
D. Tòa hình sự.
Câu 22. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội là
A. thực hành quyền công tố.
B. kiểm sát hoạt động tư pháp.
C. xử lý trách nhiệm dân sự.
D. chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 23. Cơ quan nào sau đây do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra?
A. Uỷ ban nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân.
D. Toà án nhân dân.
Câu 24. Hội đồng nhân dân có chức năng
A. tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
B. tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
C. quyết định các vấn đề của địa phương do pháp luật quy định.
D. thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Tính quyền lực và tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Xác định hành vi đúng/sai ở những tình huống sau:
a. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình.
b. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập KTPL 10 Cánh diều có lời giải hay khác:
Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)