Top 100 Đề thi Vật lí 10 Kết nối tri thức có đáp án

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 10.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Vật Lí 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1 Kết nối tri thức

- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm đề thi Vật Lí 10 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.

B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.

C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.

D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.

Câu 2. Galilei sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu Vật lí?

A. Phương pháp thống kê.

B. Phương pháp thực nghiệm.

C. Phương pháp quan sát và suyluận.

D. Phương pháp mô hình.

Câu 3. Sắp xếp các bước của phương pháp mô hình theo thứ tự đúng? Kết luận (1), kiểm tra sự phù hợp (2), xác định đối tượng (3), xây dựng mô hình (4).

A. (1), (2), (3), (4).

B. (3), (4), (2), (1).

C. (4), (3), (2), (1).

D. (2), (3), (4), (1).

Câu 4. Nếu thấy có người bị điện giật chúng ta không được

A. chạy đi gọi người tới cứu chữa.

B. dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện.

C. ngắt nguồn điện.

D. tách người bị giật ra khỏi nguồn điện bằng dụng cụ cách điện.

Câu 5. Biển báo nào cảnh báo nơi nguy hiểm về điện?

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 16)

A. (1).

B. (2).

C. (3)

D. (1), (2), (3).

Câu 6.Sai số tỉ đối của phép đo là

A. tỉ số giữa sai số tuyệt đối và sai số ngẫu nhiên.

B. tỉ số giữa sai ngẫu nhiên và sai số hệ thống.

C. tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

D. tỉ số giữa sai số ngẫu nhiên và sai số tuyệt đối.

Câu 7.Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được giá trị trung bình của AA¯.Sai số tuyệt đối của phép đo là ΔA.Cách viết kết quả đúng khi đo đại lượng A

A. A = A¯+ΔA.

B. A = A¯-ΔA.

C. A = A±ΔA.

D. A = A¯+ΔA2.

Câu 8. Phép so sánh trực tiếp nhờ dụng cụ đo gọi là

A. phép đo gián tiếp.

B. dụng cụ đo trực tiếp.

C. phép đo trực tiếp.

D. giá trị trung bình.

Câu 9. Đối với vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây không phải của độ dịch chuyển?

A. Là đại lượng vecto.

B. Cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.

C. Cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.

D. Có thể có độ lớn bằng 0.

Câu 10. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển so với quãng đường đi được là

A. bằng nhau.

B. lớn hơn.

C. nhỏ hơn.

D. lớn hơn hoặc bằng.

Câu 11. Đối với vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây của quãng đường đi được?

A. Là đại lượng vectơ.

B. Có đơn vị đo là mét.

C. Cho biết hướng chuyển động.

D. Có thể có độ lớn bằng 0 hoặc khác 0.

Câu 12. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Người đó tiếp tục lên xe bus đi tiếp 6 km về phía bắc. Độ dịch chuyển tổng hợp của người này là

A. 12 (km).

B. 6 (km).

C. 62(km).

D. 36 (km).

Câu 13. Tính chất nào sau đây là của vận tốc?

A. Không thể có độ lớn bằng 0.

B. Là đại lượng vô hướng.

C. Có phương xác định.

D. Cho biết quãng đường đi được.

Câu 14. Khi vật chuyển động thẳng, đổi chiều thì độ lớn của vận tốc so với tốc độ là

A. bằng nhau.

B. lớn hơn.

C. nhỏ hơn.

D. lớn hơn hoặc bằng.

Câu 15. Khi vật chuyển động có độ dịch chuyển trong khoảng thời gian t. Vận tốc của vật được tính bằng

A. v=dt.

B. v=d.t.

C. v=td.

D. v=d+t.

Câu 16. Chọn câu không đúng? Chuyển động rơi tự do có đặc điểm

A. phương thẳng đứng.

B. chiều từ trên xuống.

C. là chuyển động thẳng, nhanh dần đều.

D. lúc t = 0 thì v0.

Câu 17. Ưu điểm khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện là

A. Kết quả có độ chính xác cao.

B. Chi phí thấp.

C. Thiết bị nhỏ, gọn.

D. Tuổi thọ cao.

Câu 18. Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số để xác định thời gian chuyển động của vật từ A đến B ta điều chỉnh núm xoay về MODE nào sau đây?

A. MODE A.

B. MODE B.

C. MODE A B.

D. MODE A + B.

Câu 19. Theo đồ thị như hình dưới, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 17)

A. từ 0 đến t2.

B. từ t1 đến t2.

C. từ 0 đến t1 và từ t2đến t3.

D. từ 0 đến t3.

Câu 20. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chuyển động thẳng như hình dưới. Xác định vận tốc của chuyển động trong khoảng thời gian 4,25 giờ đến 5,5 giờ

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 18)

A. 40 km/h.

B. 88 km/h.

C. -88 km/h.

D. -40 km/h.

Câu 21. Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng Đông thì chạm vào tường chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng Tây. Chọn chiều dương theo hướng Đông. Độ biến thiên vận tốc của quả bóng là

A. 10 m/s.

B. -10 m/s.

C. 40 m/s.

D. -40 m/s.

Câu 22. Chuyển động nhanh dần có đặc điểm

A. acùng chiều v.

B. angược chiều v.

C. a > 0, v < 0.

D. a < 0, v > 0.

Câu 23. Một vật chuyển động với vận tốc đầu v0, gia tốc của chuyển động là a. Công thức tính độ dịch chuyển sau thời gian t trong chuyển động thẳng biến đổi đều là

A. d = v0t+12at2.

B. d = v0t+at2.

C. d = v0t + at.

D. d = v0t+12at.

Câu 24. Cho Δv là độ biến thiên của vận tốc trong thời gian Δt, công thức tính độ lớn gia tốc là

A. a = ΔvΔt.

B. a = ΔtΔv.

C. a = Δv.Δt.

D. a = ΔvΔt.

Câu 25. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật trước khi chạm đất bằng

A. 4,9 m/s.

B. 9,8 m/s.

C. 98 m/s.

D. 6,9 m/s.

Câu 26. Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào

A. vận tốc ném.

B. độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.

C. khối lượng của vật.

D. thời điểm ném.

Câu 27. Công thức tính tầm xa của vật bị ném ngang?

A. L = v0.2.Hg.

B. L = v0.Hg.

C. L = 2.Hg.

D. L = 2.g.H.

Câu 28. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là v0= 30m/s từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Tính thời gian rơi và tầm xa của vật.

A. 2 s; 120 m.

B. 4 s; 120 m.

C. 8 s; 240 m.

D. 2,8 s; 84 m.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )

Bài 1 (1 điểm). Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 19)

a. Hãy mô tả chuyển động

b. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của vật trong các khoảng thời gian

- Từ 0 đến 3 s

- Từ 3 s đến 5s

Bài 2 (1 điểm). Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8 m/s2.

Bài 3 (1 điểm). Một xe bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu. Sau 100 m đầu tiên, xe đạt được tốc độ 10 m/s. Sau 40 s kể từ khi xuất phát, xe giảm ga chuyển động thẳng chậm dần đều. Xe đi thêm được 200 m thì dừng lại. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của vật lí?

A. Nghiên cứu sự trao đổi chất trong cơ thể con người.

B. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội.

C. Nghiên cứu về triển vọng phát triển của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới.

D. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng.

Câu 2: Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào đảm bảo an toàn khi sử dụng?

A. Nhìn trực tiếp vào tia laser.

B. Tiếp xúc với dây điện bị sờn.

C. Rút phích điện khi tay còn ướt.

D. Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo.

Câu 3: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?

A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.

B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.

D. Trong mọi trường hợp: |F1-F2|F|F1+F2|.

Câu 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật

A. Chuyển động tròn.

B. Chuyển động thẳng và không đổi chiều.

C. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.

D. Chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.

Câu 5: Biết d1 là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn d2 là độ dịch chuyển 4 m về phía bắc. Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp d là:

A. 1 m.

B. 7 m.

C. 5 m.

D. 10 m.

Câu 6: Phân tích lực F thành hai lực F1F2 hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100 N ; F1 = 60 N thì độ lớn của lực F2 là:

A. F2 = 40N.

B. F2 = 160N.

C. F2 = 80N.

D. F2 = 640N.

Câu 7:Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10 m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Vận tốc của ca nô khi ca nô đi xuôi dòng là

A. 14m/s.

B. 9 m/s.

C. 6 m/s.

D. 5 m/s.

Câu 8: Hình dưới đây cho biết đồ độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Vận tốc của xe là

Đề thi Học kì 1 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề) (ảnh 18)

A. 10 km/h.

B. 12,5 km/h.

C. 7,5 km/h.

D. 20 km/h.

Câu 9: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động biến đổi?

A. chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.

B. chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.

C. chuyển động tròn đều.

D. chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.

Câu 10: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. Viên bi lăn xuống máng nghiêng.

B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.

C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.

D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.

Câu 11:Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 10 m/s là

A. 360 s.

B. 200 s.

C. 300 s.

D. 100 s.

Câu 12:Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?

A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

B. Chuyển động nhanh dần đều.

C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.

D. Vận tốc tức thời được xác định bằng công thức v = g.t2.

Câu 13: Một vật được thả rơi từ độ cao 19,6 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng

A. 13,72 m/s.

B. 9,8 m/s.

C. 19,6 m/s.

D. 2 m/s.

Câu 14. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang có dạng là

A. đường thẳng.

B. đường parabol.

C. nửa đường tròn.

D. đường hypebol.

Câu 15. Một vật ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua ma sát của không khí thì tầm ném xa L

A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.

B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.

C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.

D. giảm 4 lần khi v0 giảm 2 lần.

Câu 16. Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là

A. 22,5 m.

B. 45 m.

C. 1,25 m.

D. 60 m.

Câu 17: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?

A. Hai lực có cùng giá.

B. Hai lực có cùng độ lớn.

C. Hai lực ngược chiều nhau.

D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.

Câu 18. Phân tích lực là thay thế

A. các lực bằng một lực duy nhất có tác dụng giống hệt như các lực đó.

B. nhiều lực tác dụng bằng một lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

C. một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

D. một lực bằng vectơ gia tốc có tác dụng giống hệt như lực đó.

Câu 19. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 40 N, F2 = 30 N. Hãy tìm độ lớn của hai lực khi chúng hợp nhau một góc 00?

A. 70 N.

B. 50 N.

C. 60 N.

D. 40 N.

Câu 20. Theo định luật III Niuton, lực và phản lực có đặc điểm

A. tác dụng vào cùng một vật.

B. không cân bằng nhau.

C. khác nhau về độ lớn.

D. cùng hướng với nhau.

Câu 21: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.

B. Bay lên nhờ động cơ.

C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 22: Vật 100 g chuyển động trên đường thẳng ngang với gia tốc 0,05 m/s2. Hợp lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng

A. 0,5 N.

B. 5 N.

C. 0,005 N.

D. 0,05 N.

Câu 23: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật chuyển trên quỹ đạo thẳng.

C. Vật chuyển động thẳng đều.

A. Vật chuyển động rơi tự do.

Câu 24: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.

A. 23,75 N.

B. 40 N.

C. 20 N.

D. 25 N.

Câu 25:Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt, phát biểu nào sau đây sai?

A. Có hướng ngược với hướng của vận tốc.

B. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

C. Có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

D. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của một vật đang trượt trên mặt tiếp xúc.

Câu 26: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng vật.

B. Trọng lực bằng tích khối lượng m và gia tốc trọng trường g.

C. Điểm đặt trọng lực là trọng tâm vật.

D. Trọng lực là lực hút Trái Đất lên vật.

Câu 27: Treo vật có khối lượng 1 kg vào đầu dưới sợi dây không dãn. Lấy g = 10 m/s2. Khi vật đứng yên, lực căng dây tác dụng lên vật có độ lớn là

A. 1 N.

B. 10 N.

C. 0,1 N.

D. 20 N.

Câu 28:Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn

A. lớn hơn trọng lượng của vật.

B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. bằng trọng lượng của vật.

D. bằng 0.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính thời gian vật rơi chạm đất?

b. Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ ba?

Bài 2: Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng của lực kéo Fk theo phương nằm ngang. Vật bắt đầu trượt thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2, cho độ lớn lực ma sát trượt bằng 2 N. Lấy g = 10 m/s2.

a. Tính độ lớn của lực kéo?

b. Sau 5 giây, lực kéo ngừng tác dụng. Tính thời gian vật đi được quãng đường 18 m kể từ khi lực kéo ngừng tác dụng?

Bài 3: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 36 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động vật đi được quãng đường 13,5 m. Tính gia tốc chuyển động của vật.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật bằng?

A. 15 N.

B. 10 N.

C. 1,0 N.

D. 5,0 N.

Câu 2: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Động năng.

B. Cơ năng.

C. Thế năng.

D. Vận tốc.

Câu 3: Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ

A. tăng lên 2 lần.

B. tăng lên 8 lần.

C. giảm đi 2 lần.

D. giảm đi 8 lần.

Câu 4: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg, lúc đầu nằm yên trên mặt ngang nhẵn. Tác dụng đồng thời hai lực F1 = 4 N, F2 = 3 N và góc hợp giữa hai lực bằng 900. Tốc độ của vật sau 1,2 s là

A. 1,5 m/s.

B. 3,6 m/s.

C. 1,8 m/s.

D. 3,0 m/s.

Câu 5: Cánh tay đòn của lực bằng

A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.

C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

D. khoảng cách từ trọng tâm của vật đến giá của trục quay.

Câu 6: Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị

A. bằng không.

B. luôn dương.

C. luôn âm.

D. khác không.

Câu 7: Một ô tô có công suất của động cơ là 100 kW đang chạy trên đường với vận tốc 36 km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là

A. 1000 N.

B. 104 N.

C. 2778 N.

D. 360 N.

Câu 8: Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực F1F2. Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên và có độ lớn 300 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi khoảng cách OC ?

Đề thi Giữa kì 2 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

A. 1 m.

B. 2 m.

C. 3 m.

D. 4 m.

Câu 9: Công của lực thế có đặc điểm

A. không phụ thuộc vào độ lớn quãng đường, chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối.

B. phụ thuộc vào độ lớn quãng đường đi được.

C. không phụ thuộc vào sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối.

D. phụ thuộc vào vận tốc chuyển động.

Câu 10: Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Khi chọn mốc thế năng là mặt đường. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là

A. 15 kJ ; -15 kJ.

B. 150 kJ ; -15 kJ.

C. 1500 kJ ; 15 kJ.

D. 150 kJ ; -150 kJ.

Câu 11: Hai vật có động lượng bằng nhau. Chọn kết luận sai

A. Vật có khối lượng lớn hơn sẽ có vận tốc lớn hơn.

B. Vật có vận tốc lớn hơn sẽ có khối lượng nhỏ hơn.

C. Hai vật chuyển động cùng hướng, với vận tốc bằng nhau.

D. Hai vật chuyển động với vận tốc có thể khác nhau.

Câu 12: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc. Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài s của mặt phẳng nghiêng là

A. A Fms = μ.m.g.sinα.

B. A Fms = - μm.g.cosα.

C. A Fms = μ.m.g.sinα.s.

D. A Fms = - μ.m.g.cosα.s.

Câu 13: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách một lực 5 N trượt một khoảng dài 0,5 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương trùng với phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là

A. 2,5 J.

B. – 2,5 J.

C. 0.

D. 5 J.

Câu 14: Trong chuyển động của con lắc đơn, khi con lắc đơn đến vị trí cao nhất thì

A. động năng đạt giá trị cực đại.

B. thế năng bằng động năng.

C. thế năng đạt giá trị cực đại.

D. cơ năng bằng không.

Câu 15: : Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động.

A. 10 J.

B. 12,5 J.

C. 15 J.

D. 17,5 J.

Câu 16: Lực nào làm thay đổi động lượng của một ô tô trong quá trình ô tô tăng tốc:

A. lực ma sát.

B. lực phát động.

C. Cả hai lực ma sát và lực phát động.

D. trọng lực và phản lực.

Câu 17: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?

A. Điện năng chuyển hóa thành động năng.

B. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

C. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.

D. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 18: Đơn vị của công suất

A. J.s.

B. kg.m/s.

C. J.m.

D. W.

Câu 19: Công suất được xác định bằng

A. tích của công và thời gian thực hiện công.

B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

C. công thực hiện được trên một đơn vị chiều dài.

D. giá trị công thực hiện được.

Câu 20: Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng

A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

B. luôn đo bằng mã lực (HP).

C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ.

D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra.

Câu 21: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

A. Vật chuyển động tròn đều.

B. Vật được ném ngang.

C. Vật đang rơi tự do.

D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 22: Động lượng của một vật bằng

A. tích khối lượng với vận tốc của vật.

B. tích khối lượng với gia tốc của vật.

C. tích khối lượng với gia tốc trọng trường.

D. tích khối lượng với độ biến thiên vận tốc.

Câu 23: Một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v. Nếu đồng thời giảm khối lượng của vật còn một nửa và tăng vận tốc lên gấp đôi thì độ lớn động lượng của vật sẽ:

A. tăng gấp đôi.

B. giảm một nửa.

C. không thay đổi.

D. tăng 4 lần.

Câu 24: Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là

A. 0,4 W.

B. 0 W.

C. 24 W.

D. 48 W.

Câu 25: Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay thẳng đều với tốc độ 870 km/h. Chọn chiều dương ngược với chiều chuyển động thì động lượng của máy bay bằng:

A. -38,7.106 kg.m/s.

B. 38,7.106 kg.m/s.

C. 38,9.106 kg.m/s.

D. -38,9.106 kg.m/s.

Câu 26: Cần cẩu nâng một vật có khối lượng 100 kg lên độ cao 2 m. Tính công mà cần cẩu đã thực hiện. Lấy g = 9,8 m/s2.

A. 200 J.

B. 1960 J.

C. 1069 J.

D. 196 J.

Câu 27: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm 15 lít nước lên bể ở độ cao 10 m. Coi hao tổn không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Công suất của máy bơm bằng:

A. 150 W.

B. 3000 W.

C. 1500 W.

D. 2000 W.

Câu 28: Khối lượng súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng là bao nhiêu nếu chọn chiều dương là chiều giật lùi của súng.

A. 6 m/s.

B. 7 m/s.

C. 10 m/s.

D. 12 m/s.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Một vật có khối lượng 200 g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Kéo vật bằng lực F = 2 N có phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2 s bằng bao nhiêu?

Bài 2: Một viên đạn khối lượng 1 kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 5002 m/s hỏi mảnh 2 bay với tốc độ là bao nhiêu?

Bài 3: Một vật có khối lượng 100 g trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 4 m, góc nghiêng 600 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật lí lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi nếu bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Xác định lực đàn hồi cực đại của lò xo.

A. 22,5N .

B. 15N .

C. 7,5N .

D. 375N .

Câu 2: Một hộp sữa tươi nguyên chất 180 ml chứa thành phần năng lượng 61 Kcal. Nếu tính theo đơn vị J (joule) thì năng lượng gần đúng nhất của hộp sữa là

A. 146 kJ.

B. 14,6 kJ.

C. 255 kJ.

D. 25,5 kJ.

Câu 3: Một người đẩy một ô tô bằng một lực F song song với mặt đường nằm ngang như hình dưới. Nếu ô tô di chuyển được một đoạn đường d thì công của lực đẩy F

Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

A. A = Fd .

B. A = -Fd .

C. A = 0 .

D. A = Fd2 .

Câu 4: Lực ma sát của mặt tiếp xúc tác dụng lên người/vật sinh công có giá trị dương trong trường hợp nào sau đây?

A. Lực ma sát lăn tác dụng lên bánh xe đạp khi xe chuyển động.

B. Lực ma sát trượt tác dụng lên giày khi người trượt băng.

C. Lực ma sát nghỉ giữ hòn đá to không bị lăn xuống dốc.

D. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên bàn chân của một người đang đi bộ.

Câu 5: Nếu giá điện trung bình là 1 678 đồng/ kWh thì chi phí để chạy một máy tính công suất 0,2 kW trong thời gian 6 h mỗi ngày, trong 30 ngày là

A. 36 000 đồng.

B. 10 068 đồng.

C. 60 408 đồng.

D. 30 204 đồng.

Câu 6: Lực F không đổi tác dụng lên vật làm vật chuyển động với vận tốc v không đổi, có công suất được tính bằng công thức là

A. P = F.v.

B. P = (F.v)2.

C. P = Fv.

D. P=Fv2

Câu 7: Người ta dùng cần cẩu để nâng một thùng hàng 100 kg lên độ cao 10 m so với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Nếu động cơ của cần trục có thể cung cấp công suất là 2000 W thì cần trục hoàn thành nhiệm vụ sau khoảng thời gian là

A. 9,8 s.

B. 4,9 s.

C. 7,5 s.

D. 2,5 s.

Câu 8: Một thang cuốn được sử dụng để di chuyển 20 hành khách mỗi phút từ tầng một của cửa hàng bách hóa sang tầng hai. Tầng hai nằm cao hơn tầng một là 5,2 m. Khối lượng trung bình của hành khách là 54,9 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. Công suất của thang cuốn cần có để di chuyển số hành khách trên trong khoảng thời gian 1 phút là

A. 2,8.103 W.

B. 5,6.104 W.

C. 46,6 W.

D. 933 W.

Câu 9: Nếu một hậu vệ bóng đá muốn tăng khả năng cản phá đối phương bằng cách làm tăng động năng của mình. Cầu thủ thực hiện điều này bằng việc

A. tăng độ cao của mình so với mặt đất.

B. giảm độ cao của mình so với mặt đất.

C. tăng tốc độ của mình so với đối phương.

D. giảm tốc độ của mình so với đối phương.

Câu 10: Đồ thị nào biểu diễn sự phụ thuộc của động năng Wđ của một vật vào tốc độ chuyển động v của vật đó?

Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Câu 11: Nếu một ô tô khối lượng 2 tấn có động năng 625 kJ thì nó đang chạy với tốc độ là

A. 25 km/h.

B. 15 km/h.

C. 150 km/h.

D. 90 km/h.

Câu 12: Công của trọng lực trong việc di chuyển vật từ vị trí M tới vị trí N trong trường trọng lực thì

A. phụ thuộc vào đường đi của vật.

B. chỉ phụ thuộc vào vị trí M.

C. chỉ phụ thuộc vào vị trí N.

D. phụ thuộc vào cả vị trí M và N.

Câu 13: Một vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất, nơi có gia tốc trọng trường g. Chọn mặt đất là gốc thế năng. Thế năng trọng trường của vật được tính bằng công thức là

A. Wt=mgh .

B. Wt = mgh .

C. Wt = mg .

D. Wt=mhg .

Câu 14: Tháp nghiêng Pisa (Ý) nổi tiếng với thí nghiệm của Galileo về sự rơi tự do. Ông đã leo lên nóc thấp của tháp nghiêng dài cách chân tháp 56 m như hình dưới. Cho rằng lúc bấy giờ trục của tháp nghiêng một góc 5,5o so với phương thẳng đứng, và giả sử Galileo nặng 75 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. Chọn mặt đất làm gốc thế năng và chiều dương hướng thẳng đứng lên trên. Chọn kết quả gần đúng nhất thế năng của Galileo.

Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

A. 3945 J.

B. 41350 J.

C. 41160 J.

D. 40971 J.

Câu 15: Một máy bay Boeing 777 nặng 230 tấn, đang bay ổn định với tốc độ không đổi 900 km/h ở độ cao 10 km so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất, chiều dương hướng từ dưới lên trên. Lấy g = 9,8 m/s2 . Chọn kết quả gần đúng nhất với giá trị của cơ năng của máy bay.

A. 5.1010 J .

B. 4.1010 J .

C. 2.1010 J .

D. 3.1010 J .

Câu 16: Chọn phát biểu sai. Động lượng của một vật

A. được xác định bằng biểu thức p=mv .

B. có độ lớn phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

C. cùng hướng với vectơ vận tốc của vật.

D. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Câu 17: Chọn phát biểu đúng.

A. Động lượng là đại lượng vectơ có giá trị luôn dương.

B. Động lượng là một đại lượng vectơ có giá trị dương, âm hoặc bằng 0.

C. Động lượng là đại lượng vô hướng dương.

D. Động lượng là một đại lượng vô hướng có giá trị dương, âm hoặc bằng 0.

Câu 18: Một ô tô có khối lượng 500 kg bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 4 s thì xe đi được 50 m. Động lượng của ô tô sau 2 s kể từ lúc chuyển động có độ lớn là

A. 18 750 kg.m/s.

B. 25.103 kg.m/s.

C. 6 250 kg.m/s.

D. 12 500 kg.m/s.

Câu 19: Xe có khối lượng 2 tấn đang lên dốc AB với vận tốc 11 m/s. Cùng lúc đó, một xe khác có khối lượng 1,5 tấn đang xuống dốc đều với vận tốc 15 m/s. Vec tơ tổng động lượng của hai xe có

A. độ lớn lớn 500 kg.m/s và hướng theo chiều AB.

B. độ lớn là 44500 kg.m/s và hướng theo chiều AB.

C. độ lớn là 500 kg.m/s và hướng ngược chiều AB.

D. độ lớn là 44500 kg.m/s và hướng ngược chiều AB.

Câu 20: Trong hệ thống an toàn thụ động của xe hơi, người ta thường trang bị túi khí (airbag) để tăng an toàn cho người ngồi trênxe khi xảy ra tai nạn. Tác dụng của túi khí khi xảy ra tai nạn là

A. làm giảm vận tốc thật chậm từ đó giảm lực tác dụng lên người lái.

B. làm giảm động lượng của hành khách trên xe.

C. làm giảm thời gian va chạm giữa hành khách và các bộ phận trong xe.

D. làm tăng động lượng của hành khách trên xe.

Câu 21: Một quả bóng khối lượng m đang lăn ngang với vận tốc v thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng rồi dội ngược trở lại với cùng vận tốc. Độ lớn độ biến thiên động luợng của bóng ngay trước và sau va chạm là

A. 3mv

B. mv2

C. mv

D. 2mv

Câu 22: Trong môn trượt băng biểu diễn, một vận động viên khối lượng 70 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc là 5 m/s thì nắm tay một vận động viên khác có khối lượng 50 kg đang đứng yên. Độ lớn vận tốc của hai vận động viên sau khi nắm tay là

A. 2,9 m/s.

B. 2,1 m/s.

C. 10 m/s.

D. 5,2 m/s.

Câu 23: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là

A. ω=2πT;   ω=2πf .

B. ω=2πT;   ω=2πf .

C. ω=2πT;   ω=2πf .

D. ω=2πT;   ω=2πf .

Câu 24: Một ô tô có bánh xe bán kính 30cm, chuyển động đều với tốc độ 64,8 km/h. Tốc độ góc của một điểm trên vành xe có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 62πrad/s

B. 62rad/s

C. 100πrad/s

D. 100rad/s

Câu 25: Một bạn nhỏ ngồi trên ghế một chiếc đu quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ ngồi người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 4 m. Gia tốc hướng tâm của bạn đó là?

A. 1,3 m/s2 .

B. 2 m/s2 .

C. 1,1 m/s2 .

D. 1 m/s2 .

Câu 26: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo dãn ra được 20 cm? Lấy g = 10 m/s2

A. 200 g .

B. 2 g .

C. 2 kg .

D. 20 kg .

Câu 27: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là

A. 6 kg.m/s.

B. 0 kg.m/s.

C. 3 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Câu 28: Tính gần đúng khối lượng của một chiếc xe đua đang chạy với tốc độ 326 km/h. Biết động lượng của nó là 67.103 kg.m/s?

A. 940 kg.

B. 840 kg.

C. 740 kg.

D. 640 kg.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Một ô tô khối lượng m = 1200 kg chuyển động đều với tốc độ v = 90 km/h lên một dốc nghiêng 10o so với mặt phẳng ngang như hình 15. Giả sử 25% công suất của động cơ ô tô bị hao phí vào ma sát và lực cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2 . Công suất của động cơ ô tô là bao nhiêu?

Đề thi Học kì 2 Vật Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Bài 2. Bạn Hà chơi cầu trượt nước trong công viên trò chơi có độ cao 10 m so với mặt nước. Biết rằng khối lượng của bạn Hà là 55 kg và coi vận tốc ban đầu của Hà bằng không. Bỏ qua ma sát trên cầu trượt. Lấy g = 10 m/s2. Khi bạn Hà trượt tới chân cầu trượt thì động lượng có độ lớn là bao nhiêu?

Bài 3. Treo một vật có trọng lượng 2N vào một lò xo lý tưởng có độ cứng k, lò xo dãn ra 10mm. Treo một vật khác có trọng lượng P vào lò xo, nó dãn ra 80mm. Giá trị độ cứng k và P lần lượt là bao nhiêu?

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học