Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 8 trang 25, 26, 27, 28

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 trang 25, 26, 27, 28 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ hai Tập 1.

Tiết 1 (trang 25, 26)

1. Đọc (trang 25, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Tôi đã học tập như thế nào?

Rồi tôi đến trường. Tôi hay bị mắng. Đáp lại, tôi bày trò trêu tức các thầy giáo. Nhưng giám mục Cri-xan-phơ đột nhiên tới trường. Ông người nhỏ bé, mặc bộ áo đen rộng thùng thình, đến ngồi bên bàn và nói:

- Nào, ta nói chuyện với nhau đi, các con!

Không khí trong lớp lập tức trở nên ấm áp, dễ chịu khác thường.

Ông gọi tôi đến gần bàn:

- Con lên mấy? Hay bêu mưa lắm phải không?

Ông đặt bàn tay khô gầy lên bàn, nhìn tôi bằng đôi mắt hiền từ:

- Tại sao con nghịch ngợm?

- Con chán học lắm!

- Các thầy đều bảo con học khá. Con nên nghịch in ít thôi. Nghịch quá thì mọi người bực mình. Ta nói đúng không các con?

Có tiếng lao xao:

- Đúng ạ.

- Các con thì nghịch ít thôi phải không?

Nhiều đứa tủm tỉm cười:

- Không. Cũng nghịch nhiều ạ!

- Quả có thế. Hồi bằng tuổi các con, ta cũng nghịch lắm!

Nhiều đứa cười. Không khí mỗi lúc một vui.

Cuối cùng ông đứng lên, nói:

- Ở đây với các con thú lắm, nhưng đến lúc ta phải đi rồi! Nhưng ta sẽ trở lại để đem sách cho các con!

Ông cúi xuống gần tôi, khẽ nói:

- Thế con bớt nghịch đi nhé! Ta thì ta hiểu tại sao con nghịch ngợm. Thôi tạm biệt.

Một tình cảm đặc biệt rộn rực trong lòng tôi.

(Theo M.Goóc-ki)

- Bêu mưa: dãi mưa.

- Giám mục: chức đứng đầu một vùng có người dân theo Công giáo.

2. (trang 26, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Viết Đ (đúng) hoặc S (sai) vào chỗ trống.

a. Cậu bé trong câu chuyện rất nghịch ngợm nên thường bị các thầy mắng. (...)

b. Cậu bé không bày trò trêu các thấy giáo. (...)

c. Giám mục Cri-xan-phơ không hiểu vì sao cậu bé nghịch ngợm. (...)

d. Vị giám mục không trách mắng các học sinh nghịch ngợm. (...)

e. Các bạn học sinh đều thích vị giám mục. (...)

g. Cuộc gặp giám mục khiến cậu bé thay đổi thái độ đối với việc học. (...)

Trả lời:

a. Đ

b. S

c. S

d. Đ

e. Đ

g. Đ

3. (trang 26, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Tìm trong bài đọc các từ ngữ miêu tả không khí lớp học trong buổi trò chuyện với giám mục Cri-xan-phơ.

Trả lời:

ấm áp, dễ chịu khác thường, vui.

4. (trang 26, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Vì sao vị giám mục tạo được không khí vui vẻ, dễ chịu đối với lớp học?

Trả lời:

Vì vị giám mục có cách nói chuyện gần gũi, nhẹ nhàng, vui vẻ.

Tiết 2 (trang 26, 27)

1. (trang 26, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Viết lại các câu cảm có trong câu chuyện Tôi đã học tập như thế nào?.

Trả lời:

- Con chán học lắm!

- Hồi bằng tuổi các con, ta cũng nghịch lắm!

- Ở đây với các con thú lắm, nhưng đến lúc ta phải đi rồi!

- Thế con bớt nghịch đi nhé!

2. (trang 26, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Chọn từ ngữ đã cho điền vào chỗ trống.

Chuông, đọc, kể, quyển sách, khổ cực, tìm kiếm

Tôi càng ........ nhiều sách thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ đối với tôi. Tôi thấy có những người sống khó khăn hơn tôi, ........ hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào. Và hầu như trong mỗi ........ đều cho tôi thấy một cái gì đó đáng lo ngại, như một tiếng ........ nhè nhẹ lôi cuốn tôi đi tìm những cái chưa từng biết. Mọi người đều không bằng lòng với cuộc sống, đều ........ một cái gì đó tốt đẹp hơn. Sách làm cho khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái gì đó tốt đẹp hơn.

(Theo M.Goóc-ki)

Trả lời:

Tôi càng đọc nhiều sách thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ đối với tôi. Tôi thấy có những người sống khó khăn hơn tôi, khổ cực hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào. Và hầu như trong mỗi quyển sách đều cho tôi thấy một cái gì đó đáng lo ngại, như một tiếng chuông nhè nhẹ lôi cuốn tôi đi tìm những cái chưa từng biết. Mọi người đều không bằng lòng với cuộc sống, đều tìm kiếm một cái gì đó tốt đẹp hơn. Sách làm cho khắp thế giới tràn ngập nỗi buồn nhớ cái gì đó tốt đẹp hơn.

3. (trang 27, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Chuyển các câu kể sau thành câu cảm

M: Câu chuyện ấy hay. -> Câu chuyện ấy hay tuyệt!

a. Chàng trai ấy dũng cảm. ->.................................................................

b. Cảnh hoàng hôn ở đây rực rỡ. ->......................................................................

c. Những câu chuyện anh ấy kể nghe rùng rợn. ->.............................................

Trả lời:

a. Chàng trai ấy dũng cảm quá!

b. Cảnh hoàng hôn ở đây thật rực rỡ!

c. Những câu chuyện anh ấy kể nghe rùng rợn quá!

Tiết 3 (trang 27, 28)

1. (trang 27, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Điền vào chỗ trống:

a. ch hoặc tr

câu ...uyện ...uyện cổ tích

...ân trọng ...ân thật

b. ân hoặc âng

v... trăng v... thơ

nh... nhượng nh... nháo

Trả lời:

a. câu chuyện, truyện cổ tích, trân trọng, chân thật

b. vầng trăng, vần thơ, nhân nhượng, nhâng nháo

2. (trang 27, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Điền ch hoặc tr, ân hoặc âng để hoàn chỉnh câu chuyện vui dưới đây:

Một nhà Toán học qua sông. Nh... lúc ...ò chuyện th... mật, ông hỏi bác lái đò:

- Bác có biết Toán học không?

- Không, tôi c... Toán học làm gì? Vì tôi chỉ làm nghề ...èo đò thôi.

- Thật khổ th... bác! Thế thì bác mất đi một nửa cuộc đời!

Ra giữa sông, gió lớn nổi lên, thuyền ...òng ...ành, có nguy cơ bị sóng đánh ...ìm. Bác lái đò hỏi:

- Ngài có biết bơi không?

- Không.

- Thật khổ th... ngài! Thế thì ngài mất cả cuộc đời!

(Theo 200 bài học đạo lí)

Trả lời:

Một nhà Toán học qua sông. Nhân lúc trò chuyện thân mật, ông hỏi bác lái đò:

- Bác có biết Toán học không?

- Không, tôi cần Toán học làm gì? Vì tôi chỉ làm nghề chèo đò thôi.

- Thật khổ thân bác! Thế thì bác mất đi một nửa cuộc đời!

Ra giữa sông, gió lớn nổi lên, thuyền tròng trành, có nguy cơ bị sóng đánh chìm. Bác lái đò hỏi:

- Ngài có biết bơi không?

- Không.

- Thật khổ thân ngài! Thế thì ngài mất cả cuộc đời!

3. (trang 28, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Đọc truyện cười dân gian sau và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Đi đêm phải cầm đèn

Để giữ trật tự làng xã, một xã trưởng nọ dán lên cổng làng tớ yết thị:

“Đi đêm phải cầm đèn”.

Đêm, người tuần phu đi tuần vấp phải một người, liền quát hỏi:

- Đèn đâu?

- Đèn tôi đây.

- Sao đèn không có nến?

- Thưa, yết thị chỉ nói cầm đèn, không nói trong đèn phải có nến.

Sáng hôm sau, xã trưởng viết thêm vào tờ yết thị: “Trong đèn phải có nến”.

Đêm ấy, tuần phu lại vấp phải một người, giận lắm, nhưng khi quở trách thì người kia đáp:

- Tôi có đủ đèn, đủ nến đấy ạ!

- Sao không thắp lên?

- Thưa, yết thị không nói nến phải thắp!

Sáng hôm sau, xã trưởng lại viết thêm: “Nến phải thắp sáng”.

Một đêm nọ, tuần phu lại vấp phải một người có đèn, có nến, nhưng nến thắp hết rồi. Bị mắng, người kia đáp:

- Bẩm, yết thị không nói cây nến này hết thì phải thắp cây khác ạ!


- Yết thị: tờ giấy ghi thông báo của chính quyền để người dân biết một việc nào đó.

- Tuần phu: trai tráng được cắt cử đi tuần tra để bảo vệ xóm làng thời trước.

a. Theo em, thông báo nào dưới đây là đúng?

A. Đi đêm phải cầm đèn.

B. Đi đêm phải cầm đèn. Trong đèn phải có nến.

C. Đi đêm phải cầm đèn. Trong đèn phải có nến. Nến phải thắp sáng.

D. Đi đêm phải cầm đèn. Trong đèn phải có nến. Nến phải thắp sáng. Nến cháy hết thì phải thay.

b. Trong thông báo, có những điều được coi là hiển nhiên, không cần nói đến. Theo em, điều hiển nhiên, không cần thông báo trong yết thị trên là gì?

Trả lời:

a. Đáp án D.

b. Theo em, điều hiển nhiên, không cần thông báo trong yết thị trên là: nến phải thắp sáng.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác