Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 7 trang 21, 22, 23, 24

Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 trang 21, 22, 23, 24 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Buổi học thứ hai Tập 1.

Tiết 1 (trang 21, 22)

1. Đọc (trang 21, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Ngày khai trường

Hôm nay là ngày khai trường, phố nào cũng thấy học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh. Cổng trường đông nghịt.

Vừa bước qua cổng, bỗng có một bàn tay vỗ vào vai tôi. Thì ra thầy giáo lớp Hai tôi học năm ngoái.

- En-ri-cô! Thầy trò ta chia tay nhau nhỉ?

Điều ấy tôi đã nghĩ đến, nay thầy nhắc, lòng tôi càng ngậm ngùi.

Hai mẹ con tôi phải chen chúc mãi mới vào được. Các phụ huynh ai nấy đều tay dắt trẻ tay xách cặp đứng chật phòng chờ.

Các cô giáo đi đi lại lại. Cô giáo dạy tôi hồi lớp Một vẫy tôi:

- En-ri-cô ơi, năm nay em sẽ học trên gác. Cô ít được thấy em qua lại nơi đây nữa!

Nhiều em lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con. Có em đã ngồi vào ghế rồi lại trốn ra. Có em thấy cha mẹ về thì òa khóc.

So với rừng rậm và non xanh là những nơi tôi đã chơi qua hè thì trường học nhỏ bé và buồn. Thầy giáo mới của chúng tôi người cao lớn, tiếng nói sang sảng. Đứng trên bục, thầy nhìn hết đứa này đến đứa khác, như muốn coi thấu tâm tình chúng tôi.

Tôi nghĩ bụng: “Rồi đây sẽ có biết bao nhiêu sự khó nhọc đang chờ ta!”. Lúc ra về, thấy tôi có vẻ lo lắng, mẹ tôi bảo:

- Hãy can đảm lên con! Mẹ sẽ cùng học bài với con.

(Theo A-mi-xi)

2. (trang 21, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Viết Đ (đúng) hoặc S (sai) vào chỗ trống.

a. Trong ngày khai trường, phố nào cũng thấy học sinh. (...)

b. En-ri-cô rất buồn khi chia tay thầu giáo dạy lớp Hai. (...)

c. Cô giáo lớp Một buồn vì En-ri-cô không đi qua lớp cô nữa. (...)

d. En-ri-cô không còn luyến tiếc những ngày hè. (...)

e. Thầy giáo mới của En-ri-cô người cao lớn, tiếng nói sang sảng. (...)

g. En-ri-cô không lo lắng về năm học mới. (...)

Trả lời:

a. Đ

b. Đ

c. Đ

d. S

e. Đ

g. S

3. (trang 22, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Những chi tiết nào cho thấy không khí ngày khai trường rất nhộn nhịp?

A. Phố nào cũng thấy học trò.

B. Mọi người đứng chật phòng chờ.

C. Hiệu sách chật ních những phụ huynh.

D. Các em lớp vỡ lòng khóc òa, không chịu vào lớp.

Trả lời:

Đáp án A.

4. (trang 22, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Những chi tiết nào cho thấy thầy cô giáo cũ rất yêu mến En-ri-cô?

- Thầy giáo lớp Hai:............................................................................

- Cô giáo lớp Một:...............................................................................

Trả lời:

- Thầy giáo lớp Hai: vỗ vai En-ri-cô và nói lời chia tay với En-ri-cô

- Cô giáo lớp Một: vẫy En-ri-cô và nói từ này ít được thấy bạn qua lại nơi đây nữa.

5. (trang 22, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Theo em, vì sao các em lớp vỡ lòng không chịu vào lớp?

Trả lời:

Theo em, vì các em cảm thấy bỡ ngỡ, mọi thứ xung quanh đều mới lạ.

Tiết 2 (trang 22, 23)

1. (trang 22, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Chọn từ cho trước để hoàn thành đoạn văn nói về ngày khai trường.

Níu chặt, tíu tít, đông nghịt, thổi còi, học sinh, phụ huynh, sách vở, siêu thị

Sáng nay là ngày khai trường. Phố xá toàn thấy học sinh ...... Các anh chị lớn tự đạp xe đến trường. Học sinh nhỏ thì có các bậc ...... đi cùng. Những ...... sách chật ních người vào mua ...... và các loại văn phòng phẩm. Từ sáng sớm cổng trường đã ...... người. Bác bảo vệ đeo băng đỏ liên tục phải ...... để mở lối vào. Nhiều em lớp một lần đầu đến trường tiểu học cứ ...... tay bố mẹ, ông bà. Thầy hiệu trưởng và các cô giáo đi đi lại lại, lúc nào cũng bận ......

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 Tiết 2 trang 22, 23 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Sáng nay là ngày khai trường. Phố xá toàn thấy học sinh tíu tít. Các anh chị lớn tự đạp xe đến trường. Học sinh nhỏ thì có các bậc phụ huynh. đi cùng. Những siêu thị sách chật ních người vào mua sách vở và các loại văn phòng phẩm. Từ sáng sớm cổng trường đã đông nghịt người. Bác bảo vệ đeo băng đỏ liên tục phải thổi còi để mở lối vào. Nhiều em lớp một lần đầu đến trường tiểu học cứ níu chặt tay bố mẹ, ông bà. Thầy hiệu trưởng và các cô giáo đi đi lại lại, lúc nào cũng bận học sinh.

2. (trang 22, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Tìm trong bài đọc Ngày khai trường và viết lại 3 câu kể, gồm:

a. 1 câu giới thiệu:.....................................................

b. 1 câu nêu hoạt động:............................................................

c. 1 câu nêu đặc điểm:..............................................................

Trả lời:

a. Sáng nay là ngày khai trường.

b. Bác bảo vệ đeo băng đỏ liên tục phải thổi còi để mở lối vào.

c. Từ sáng sớm cổng trường đã đông nghịt người.

3. (trang 23, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Gặp thầy đồ cóc

Đôi ba bác cóc đứng lại (...) Một bác cóc tóp tép miệng, như tợp được mồi, vờ nhai cho đỡ thèm (...) Một bác cóc khác bước ra, cất giọng rất văn vẻ:

- Hà cớ gì mà nhị vị tráng sĩ qua bản thôn (...)

Tôi bấm bụng nhịn cười:

- Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch (...)

- Kèng kẹc! Du lịch? Kèng kẹc! Vậy nhị tráng sĩ chắc phải nghe tiếng từ lâu rằng mặc dầu bỉ phu ở dưới hang nhưng lại là cậu thằng Trời đấy. Nhị vị qua chơi nhiều nơi có gặp thằng cháu Trời nhà tôi ở đâu không (...)

Tôi làm vẻ đứng đắn:

- Thưa tiên sinh, chúng tôi có gặp ông Trời (...)

- Kèng kẹc! Rất tiếc (...) Kèng kẹc! Thế thì từ nay về sau nhị vị có gặp nó thì cho bỉ phu hỏi: Vì lẽ gì mà lâu nay không có mưa (...)

(Theo Tô Hoài)

- Nhị vị: hai vị.

- Bỉ phu: từ tự xưng thể hiện sự khiêm nhường.

- Tiên sinh: cách gọi cung kính một người.

Trả lời:

Gặp thầy đồ cóc

Đôi ba bác cóc đứng lại. Một bác cóc tóp tép miệng, như tợp được mồi, vờ nhai cho đỡ thèm. Một bác cóc khác bước ra, cất giọng rất văn vẻ:

- Hà cớ gì mà nhị vị tráng sĩ qua bản thôn?

Tôi bấm bụng nhịn cười:

- Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch.

- Kèng kẹc! Du lịch? Kèng kẹc! Vậy nhị tráng sĩ chắc phải nghe tiếng từ lâu rằng mặc dầu bỉ phu ở dưới hang nhưng lại là cậu thằng Trời đấy. Nhị vị qua chơi nhiều nơi có gặp thằng cháu Trời nhà tôi ở đâu không?

Tôi làm vẻ đứng đắn:

- Thưa tiên sinh, chúng tôi có gặp ông Trời.

- Kèng kẹc! Rất tiếc! Kèng kẹc! Thế thì từ nay về sau nhị vị có gặp nó thì cho bỉ phu hỏi: Vì lẽ gì mà lâu nay không có mưa?

Tiết 3 (trang 23, 24)

1. (trang 23, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Điền vào chỗ trống:

a. l hoặc n

...ối tiếp ...ối vào

Du ...ịch chắc ....ịch

Trả lời:

- Nối tiếp, lối vào, du lịch, chắc nịch.

2. (trang 24, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Điền l hoặc n, ăn hoặc ăng vào chỗ trống.

N... vào quả cam, n... ngọt

Trong suốt mùa đông vườn em

Nắng l... vào trong mùi thơm

Của trăm ngàn bông hoa cúc.


Nắng thương chúng em giá rét

Nên n.... vào áo em dày

Nắng ...àm chúng em ấm tay

Mỗi ...ần chúng em nhúng ...ước.

(Theo Xuân Quỳnh)

Trả lời:

Nắng vào quả cam, nắng ngọt

Trong suốt mùa đông vườn em

Nắng lặn vào trong mùi thơm

Của trăm ngàn bông hoa cúc.


Nắng thương chúng em giá rét

Nên nắng vào áo em dày

Nắng làm chúng em ấm tay

Mỗi lần chúng em nhúng nước.

3. (trang 24, Tiếng Việt 3 tập 1 dành cho buổi học thứ 2)

Dựa vào đoạn văn mẫu dưới đây, viết đoạn văn ngắn kể về em hoặc về một người bạn của em.

Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 Tiết 3 trang 23, 24 (Dành cho buổi học thứ hai)

Trả lời:

Phương Nga là bạn thân, quý mến của em. Mẹ Nga là diễn viên điện ảnh. Bố Nga là nhà báo. Nga ở với bà ngoại. Nga rất xinh đẹp. Người dong dỏng cao. Tóc đen nhánh, cài nơ hồng. Đôi mắt bồ câu dịu dàng. Chiếc má lúm đồng tiền với làn da trắng nõn nà làm cho Nga càng xinh xắn, duyên dáng. Nga học giỏi, hát hay. Cô giáo vẫn gọi Nga đọc tập đọc, lần nào cô cũng khen Nga vui vẻ, hòa nhã. Các bạn trong lớp rất quý mến Nga. Em mong chúng em sẽ luôn là bạn bè tốt của nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác