Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 35 lớp 7 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 27 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 35 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Lí thuyết về thành ngữ

Câu 1. Thành ngữ là gì?

A. Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

B. Là những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta

C. Là những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

D.Tất cả đáp án trên

Câu 2. Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

C. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 4. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 5. Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Đẽo cày giữa đường

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Thầy bói xem voi

Câu 6. Giải thích nghĩa của thành ngữ sau: Gợi đục khơi trong.

A. Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được

B. Chỉ người già, khi về già tóc bạc, da xuất hiện đốm đồi mồi

C. Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa

D. Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh

Tìm hiểu biện pháp nói giảm nói tránh

Câu 1. Nói giảm nói tránh là gì?

A. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

D. Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 2. Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

A. Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc

B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực

C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Câu 3. Biện pháp nói giảm nói tránh sẽ phát huy trong những trường hợp nào?

A. Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

B. Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

C. Khi muốn thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đang đối thoại với mình

D. Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu

Câu 4. Không nên sử dụng nói giảm nói tránh trong những tình huống nào?

A. Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi

B. Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình

C. Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự

D. Khi cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…

Câu 5. Xác định câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

A. Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B

B. Con đường mòn chạy thẳng đến tận chân trời

C. Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

D. Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành

E. Chữ viết của cậu chưa được tròn lắm, hãy cố gắng

Tìm hiểu biện pháp so sánh

Câu 1. Biện pháp tu từ so sánh là gì?

A. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người

B. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm

C. Là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…

D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

Câu 2. Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:

A. Vế A (Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

B. Vế B (Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được so sánh ở vế A)

C. Đáp án A và B sai

D. Đáp án A và B đúng

Câu 3. Có mấy kiểu so sánh?

A. 2 kiểu

B. 3 kiểu

C. 4 kiểu

D. 5 kiểu

Câu 4. So sánh ngang bằng là gì?

A. Là kiểu so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại

B. Là sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật

C. Là sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

D. Là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau

Câu 5. So sánh không ngang bằng là gì?

A. Là kiểu so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại

B. Là sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật

C. Là sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

D. Là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau

Câu 6. Các câu sau đây sử dụng kiểu so sánh gì?

“Anh em như thể tay chân”

“Nhanh như cắt”

“Ngang như cua”

“Chậm như rùa”

A. So sánh ngang bằng

B. So sánh không ngang bằng

C. So sánh cú pháp

D. So sánh từ ngữ

Câu 7. Câu sau sử dụng kiểu so sánh gì?

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”

A. So sánh ngang bằng

B. So sánh không ngang bằng

C. So sánh cú pháp

D. So sánh từ ngữ

Câu 8. Câu nào sử dụng phép so sánh?

A. Ca lô đội lệch

B. Mồm huýt sáo vang

C. Như con chim chích

D. Nhảy trên đường vàng

Tìm hiểu biện pháp nói quá

Câu 1. Nói quá là gì?

A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến

B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau

C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác

Câu 2. Biện pháp nói quá ít được dùng trong thể loại văn bản nào?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản miêu tả

C. Văn bản hành chính, khoa học

D. Văn bản biểu cảm

Câu 3. Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?

A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc

D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói

Câu 4. Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý điều gì?

A. Đối tượng giao tiếp

B. Hoàn cảnh giao tiếp

C. Tình huống giao tiếp

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất… Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

A. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá

B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh

C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh

D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá

Câu 6. Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

A. Ăn cây táo rào cây sung

B. Ăn to nói lớn

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Câu 7. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?

A. Cưới nàng anh toan dẫn voi – Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn

B. Người ta là hoa đất

C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn

D. Đồn rằng bác mẹ anh hiền – Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư

Câu 8. Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?

Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp ngưới!

A. Nhấn mạnh vẻ đẹp trí dũng của Bác

B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ

C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ

D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác