Trắc nghiệm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Vài nét về văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Câu 1. Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết thuộc thể loại văn học nào?

A. Ca dao

B. Tục ngữ

C. Thành ngữ

D. Thơ

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Xuất xứ của văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là?

A. Kho tàng tục ngữ người Việt

B. Tục ngữ ca dao Việt Nam

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 4. Bố cục văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết gồm mấy phần?

A. 3 phần

B. 4 phần

C. 5 phần

D. 6 phần

Phân tích văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Câu 1. Các câu tục ngữ trong văn bản cùng nói về điều gì?

A. Con người và xã hội

B. Lao động sản xuất

C. Vấn đề đời sống

D. Thời tiết

Câu 2. Điền từ còn thiếu và chỗ … trong câu sau:

Trời … chóng trưa, trời … chóng tối

A. nắng / mưa

B. mưa / nắng

C. sáng / râm

D. râm / sáng

Câu 3. Điền từ còn thiếu và chỗ … trong câu sau:

Trăng quầng thì …, trăng tán thì …

A. lụt / khô

B. khô / lụt

C. hạn / mưa

D. mưa / hạn

Câu 4. Điền từ còn thiếu và chỗ … trong câu sau:

Tháng … rét đài, tháng … rét lộc, tháng … rét nàng Bân

A. Chạp / Giêng / Hai

B. Giêng / Hai / Ba

C. Hai / Ba / Tư

D. Chạp / Hai / Ba

Câu 5. Câu tục ngữ sau muốn nói về hiện tượng gì?

“Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối”

A. Hiện tượng ngày dài đêm ngắn khác nhau theo mùa

B. Đến tháng bảy gió heo may mà nhìn thấy chuồn chuồn bay thì là sắp có bão

C. Vào ngày nắng, chúng ta thường cảm thấy buổi trưa đến sớm hơn vì thời tiết nóng gắt, ngột ngạt

D. Yếu tố quan trọng hàng động chính là yếu tố nước, có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh

Câu 6. Các câu tục ngữ trong văn bản có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?

A. Yêu thương con người

B. Chăm chỉ lao động

C. Yêu thiên nhiên

D. Dự đoán thời tiết

Câu 7. Câu tục ngữ: "Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt" diễn tả điều gì?

A. Tháng bảy kiến bò, là có nắng to..

B. Tháng bảy có kiến bò thì hết lo lũ lụt.

C. Người dân lo sợ mưa to lũ lụt.

D. Tháng bảy (ở miền Bắc) hễ nhìn thấy kiến bò hàng đàn lên tường là dự báo sắp có mưa to, lũ lớn xảy ra.

Câu 8. Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên có ý nghĩa gì?

A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.

B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn.

C. Là bài học dân gian về khí tượng, giúp nhân dân lao động chủ động dự đoán thời tiết.

D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 9. Ý nghĩa của câu "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ" là

A. Khi trời màu vàng trời sẽ xảy ra hạn hán,

B. Khi chân trời có màu vàng là sắp có dông bão, phải lo chống giữ nhà cửa.

C. Khi chân trời màu vàng là sắp có mưa, cần giữ gìn nhà cửa

D. Khi chân trời màu vàng, cần ở im trong nhà.

Câu 10. Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

A. là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người.

B. là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình.

C. quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người.

D. Cả 3 đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác