Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 14 lớp 7 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 36 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 14 Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Lí thuyết về liên kết trong văn bản

Câu 1. Các đoạn văn trong một văn bản, cũng như các câu văn trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Tính liên kết về mặt nội dung trong đoạn văn là gì?

A. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)

B. Các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic)

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Câu 3. Các phép liên kết thông dụng?

A. Phép nối

B. Phép lặp

C. Phép thế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng về phép nối?

A. Các câu sau có từ ngữ nối biểu thị quan hệ với câu trước

B. Câu sau có sử dụng từ ngữ để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước

C. Câu sau lặp lại từ ngữ của câu trước, có tác dụng liên kết

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 5. Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép trái nghĩa

C. Phép đồng nghĩa

D. Phép thế

Câu 6. Các từ được sử dụng trong phép thế?

A. Đây, đó, kia, thế, vậy…

B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…

C. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…

D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…

Lí thuyết về phép lặp

Câu 1. Các phép liên kết chủ yếu được học là?

A. Phép nối, phép lặp

B. Phép liên tưởng, trái nghĩa

C. Phép thế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép trái nghĩa

C. Phép đồng nghĩa

D. Phép thế

Câu 3. Có bao nhiêu kiểu phép lặp hay gặp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4. Đâu là dạng phép lặp hay gặp?

A. Phép lặp ngữ âm

B. Phép lặp từ ngữ

C. Phép lặp cú pháp

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Phép lặp có nét tương đồng với biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Điệp ngữ

D. Liệt kê

Câu 6. Đâu là cách để phân biệt giữa phép lặp với điệp ngữ?

A. Khi các từ được lặp lại trong các câu khác nhau

B. Khi gọi hoặc tả con vật bằng từ ngữ chỉ người

C. A và B đúng

D. A và B sai

Lí thuyết về phép thế

Câu 1. Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:

A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

C. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

D. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Câu 2. Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

A. Phép thế

B. Phép trái nghĩa

C. Phép đồng nghĩa

D. Phép lặp

Câu 3. Các phép liên kết chủ yếu được học là?

A. Phép nối, phép lặp

B. Phép liên tưởng, trái nghĩa

C. Phép thế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Trong đoạn văn sau, từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào?

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết ông ta xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

A. Ông quan lớn

B. Có ông quan lớn

C. Cái áo thật sang

D. Ông quan

Câu 5. Đâu là các từ được sử dụng trong phép thế?

A. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…

B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…

C. Đây, đó, kia, thế, vậy, …

D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…

Câu 6. Chỉ ra phép thế trong đoạn trích sau:

“Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc vạm vỡ… Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận… Tuy thế người trai làng Phù Đổng chẳng mong nhận bổng lộc gì…”

A. Trang nam nhi

B. Tráng sĩ

C. Người trai làng Phù Đổng

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Có mấy loại phép thế được sử dụng phổ biến hiện nay?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8. Câu văn sau sử dụng phép thế loại nào?

Cô Mai là cô hàng xóm của tôi. Nhà cô ấy có rất nhiều hoa”

A. Thế từ ngữ

B. Thế cú pháp

C. Thế đại từ

D. Thế đồng nghĩa

Lí thuyết về phép nối

Câu 1. Phép nối là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:

A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.

B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

C. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

D. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

Câu 2. Các phép liên kết chủ yếu được học là?

A. Phép nối, phép lặp

B. Phép liên tưởng, trái nghĩa

C. Phép thế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?

A. Cái này, điều ấy, việc đó, hắn, họ, nó…

B. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…

C. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…

D. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…

Câu 4. Phép nối được chia thành mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5. Phép nối tổ hợp từ là gì?

A. Là phép nối gồm có một kết từ kết hợp một đại từ hoặc phụ từ hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết

B. Là cách sử dụng các hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu

C. Là phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản

D. Là sử dụng những câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của câu liên quan để liên kết, thường được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật

Câu 6. Phép nối trợ từ, phụ từ, tính là gì?

A. Là phép nối gồm có một kết từ kết hợp một đại từ hoặc phụ từ hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết

B. Là cách sử dụng các hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu

C. Là phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản

D. Là sử dụng những câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của câu liên quan để liên kết, thường được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật

Câu 7. Phép nối quan hệ từ là gì?

A. Là phép nối gồm có một kết từ kết hợp một đại từ hoặc phụ từ hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết

B. Là cách sử dụng các hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu

C. Là phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản

D. Là sử dụng những câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của câu liên quan để liên kết, thường được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật

Câu 8. Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp là gì?

A. Là phép nối gồm có một kết từ kết hợp một đại từ hoặc phụ từ hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết

B. Là cách sử dụng các hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu

C. Là phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản

D. Là sử dụng những câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của câu liên quan để liên kết, thường được sử dụng trong các văn bản nghệ thuật

Lí thuyết về phép liên tưởng

Câu 1. Các phép liên kết chủ yếu được học là?

A. Phép nối, phép lặp

B. Phép liên tưởng, trái nghĩa

C. Phép thế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2. Phép liên tưởng là gì?

A. Là sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến, suy luận ra theo một hướng nào đó và nó xuất phát từ những từ ngữ ban đầu

B. Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

C. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Phép liên tưởng có bao nhiêu loại?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 4. Phép liên tưởng đồng chất là gì?

A. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

B. Là phép sử dụng hai yếu tố, hai chất liệu, hai chùng loại… cùng chung một loại.

C. Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.

D. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Câu 5. Phép liên tưởng thường được sử dụng trong các văn bản nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Ký

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn trích sau:

“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình”

 (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

A. Phép liên tưởng lớp học

B. Phép liên tưởng mùi hương

C. Phép liên tưởng âu sầu

D. Phép liên tưởng quan điểm về kẻ mạnh

Câu 7. Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn trích sau:

“Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời. […] Những nỗi đau khổ nhờ đó mà bớt nhói.”

(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)

A. Phép liên tưởng lớp học

B. Phép liên tưởng mùi hương

C. Phép liên tưởng âu sầu

D. Phép liên tưởng quan điểm về kẻ mạnh

Câu 8. Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn trích sau:

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.”

(Nam Cao, Đời thừa)

A. Phép liên tưởng lớp học

B. Phép liên tưởng mùi hương

C. Phép liên tưởng âu sầu

D. Phép liên tưởng quan điểm về kẻ mạnh

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác