Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc trang 114, 115, 116, 117, 118, 119 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
* Khái niệm:
Khái niệm |
Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện kể đã đọc là dùng trí tưởng tượng và kĩ năng kể chuyện của người viết để viết một truyện kể bằng cách phỏng theo một truyện đã đọc với những sáng tạo, kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể. |
Yêu cầu đối với kiểu văn bản |
- Có nhân vật, cốt truyện, bối cảnh phù hợp; nội dung có tính giáo dục. - Thể hiện được sự sáng tạo của người viết về nội dung truyện đã đọc (khơi sâu, nắn lại chủ đề, bổ sung nhân vật, sự việc; thay đối bối cảnh, quan hệ;...) hoặc về hình thức (thay đổi ngôi kể, nhân vật; cách tạo dựng đối thoại, độc thoại, biện pháp tu từ, kết hợp miêu tả, biểu cảm;...). - Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm - Bố cục truyện kể gồm các phần: + Mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của truyện kể. + Diễn biến truyện: thuật lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí; thể hiện được khả năng tưởng tượng và cách kể chuyện sáng tạo; có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện. |
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Văn bản: Con trâu
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tính sáng tạo của văn bản truyện so với truyện gốc được thể hiện ở những điểm nào? (Đọc lại nội dung tóm tắt truyện được phỏng theo ở cước chú trang 116 để xác định những biểu hiện của sự sáng tạo đó.)
Trả lời:
Chi tiết sự việc trong truyện gốc |
Chi tiết sự việc sáng tạo |
- Ngọc Hoàng sai một vị thần mang mang hai túi hạt giống, một túi đựng hạt giống ngũ cốc, một túi đựng hạt giống cỏ, gieo xuống trần gian để muôn loại có thức ăn. - Vị thần vội vã đã làm sai lời Ngọc Hoàng dặn nhưng không nhận lỗi để mà người dân kêu than. |
- Ngọc Hoàng sai vị thần mang mười hạt giống và một nắm rễ gieo xuống trần gian. - Vị thần làm sai đã quay về nhận lỗi vưới Ngọc Hoàng và xin tha thứ, chuộc lại lỗi lầm |
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra một số chi tiết cho thấy văn bản truyện kể trên có kết hợp khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.
Trả lời:
Yếu tố miêu tả |
Yếu tố biểu cảm |
+ vị thần cầm hạt giống tay trái, cầm rễ ở tay phải, in bóng lên tầng mây năm sắc rực rỡ, hình thù lộng lẫy, uy nghiêm với chiếc áo trắng bào màu đen bạc và chiếc mũ dát ngọc có hai cánh chuồn chuồn cong vút lên như mảnh trăng lưỡi liềm. + đồi núi hoang vu, năm gối dài lên nhau, những bãi cát bao la, những cánh đồng khô nẻ, chỉ trơ toàn đá xám với đất nâu. + cỏ mọc lên um tùm thành từng cánh đồng, thành từng ngàn, từng rừng ngun ngút. + một vật lông xám đen, trên đầu có hai cái sừng dài, cong vút.... |
+ Ngọc Hoàng cả giận. + Vị thiên thần ăn năn, hối lỗi....
|
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản trên đã đáp ứng những yêu cầu về nội dung đối với các phần mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện như thế nào?
Trả lời:
- Phần mở đầu: giới thiệu bối cảnh có câu chuyện Con trâu.
- Phần diễn biến: lần lượt kể lại các sự việc theo trình tự hợp lí, logic, có kết hợp giữa yếu tố kể, miêt bả và biểu cảm.
- Phần kết thúc: giải thích vì sao lại có con trâu, những bộ phận trên người con trâu tượng trưng cho điều gì..
Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua văn bản trên, em rút ra được những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện kể đã đọc?
Trả lời:
- Qua văn bản trên, em rút ra được những lưu ý khi viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện kể đã đọc:
+ Về nội dung cần khơi gợi, nắn lại chủ đề, bổ sung nhân vật, sự việc; thay đổi bối cảnh, quan hệ;...
+ Về hình thức có thể thay đổi ngôi kể, nhân vật; cách tạo dựng đối thoại, độc thoại, biện pháp tu từ, kết hợp miêu tỏ, biểu cảm;...
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 117 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc (khoảng 1000 chữ) có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm
Bước thực hiện |
Nội dung các bước |
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết |
Căn cứ vào tính mở của đề bài, em có thể chọn một truyện kể, truyện phim Mà em đã đọc/đã xem theo sở thích. Lưu ý các tiêu chí lựa chọn: • Nội dung truyện phù hợp với thuần phong mĩ tục, có ý nghĩa giáo dục. • Nhân vật, cốt truyện không quá phức tạp, số trang viết vừa phải,... • Vừa sức và thuận lợi đối với việc phát huy sự sáng tạo của bản thân. |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
• Đọc kĩ truyện đã tìm, xác định chủ đề, đặc điểm nội dung, hình thức của truyện kể sẽ phỏng theo tóm tắt chuỗi sự kiện, nhân vật (theo dạng sơ đồ). • Trả lời một số câu hỏi dưới đây để định hướng cho việc viết lại thành văn bản truyện kể mới: - Với chủ để của truyện gốc, nên phát triển, khơi sâu một khía cạnh hay nắn lại chủ để theo một hướng nào khác? - Cần thay đổi các yếu tố hình thức của truyện theo hướng nào? (Nên bổ sung những gì vào cốt truyện, nhân vật, bối cảnh của truyện gốc? Nên thay đổi ngôi kể, cách kể chuyện hay không?...) - Đọc lại truyện “Con trâu”, đối chiếu với truyện kể dân gian về “Sự tích con trâu” để học cách viết truyện mô phỏng. Dựa vào dàn ý ở mục Tri thức về kiểu văn bản và những nội dung đã chuẩn bị được trong khâu tìm ý để lập dàn ý. |
Bước 3: Viết bài |
Viết văn bản dựa vào dàn ý đã lập; chú ý kết hợp trần thuật với miêu tả, biểu cảm. Lưu ý: Khi viết một truyện kể sáng tạo trên cơ sở phỏng theo một truyện đã đọc, em cần học tập cách hư cấu sáng tạo của các nhà văn. Ví dụ: Em có thể đối chiếu bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh của Nguyễn Nhược Pháp với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh hoặc đối chiếu bài thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten với truyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non của E-dốp,... và học cách sáng tạo của các tác giả dựa trên điểm tựa từ tác phẩm gốc. |
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Đọc lại bài viết, sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá về kĩ năng viết một truyện kể sáng tạo. Qua đó, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm. |
Bài văn tham khảo:
“Cánh đồng hoa” của Lê Anh Vinh, Bùi Thị Diển là một câu chuyện hay và ý nghĩa về các bạn nhỏ giàu tình yêu thiên nhiên và có tinh thần dám nghĩ dám làm.
Câu chuyện kể về nhóm bạn gồm Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ ở một ngôi làng xa phía chân núi. Ở đầu ngôi làng đó, có một cánh đồng cỏ khá rộng. Đó là địa điểm vui chơi quen thuộc của các bạn nhỏ trong suốt nhiều năm qua. Mỗi lần đến bãi cỏ, Ja Ka sẽ mang theo một chiếc trống nhỏ để cùng các bạn múa hát tưng bừng.
Thế nhưng gần đây, bầu không khi ở cánh đồng cỏ bỗng thay đổi. Bởi một số người dân đã xem nơi này như bãi rác, rồi vứt rác đầy một góc cánh đồng. Dần dần, đống rác ấy ngày một nhiều hơn, bốc mùi hôi thối, khó chịu. Những cây cỏ cũng dần héo úa, nằm rạp cả xuống đất, không còn sức sống như xưa nữa. Chứng kiến cảnh tượng đó, các bạn nhỏ buồn lắm. Một phần vì từ nay không còn chỗ để vui chơi nữa, một phần là thương cho cánh đồng cỏ xinh đẹp ngày nào nay đã bị vùi trong rác bẩn.
Không thể chịu đựng được nữa, các bạn nhỏ cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề. Ja Ka đề nghị chia nhau đến gác ở cánh đồng cỏ, hễ thấy ai vứt rác thì nhắc nhở. Nhưng phương án này không khả thi, bởi các bạn còn phải đi học nữa. Suy nghĩ một lát, Mư Nhơ rủ mọi người đặt một tấm biển cấm đổ rác thật to ngay lối vào cánh đồng. Nhưng như vậy thì không được, vì các bạn không có quyền làm điều đó. Cả nhóm lại rơi vào bế tắc. Nhưng rồi, Mư Hoa đã nghĩ ra một sáng kiến hay và khả thi hơn nhiều. Đó là trồng thật nhiều hoa trên cánh đồng cỏ này. Khi cánh đồng cỏ trở thành cánh đồng hoa xinh đẹp, thì mọi người sẽ không nỡ đổ rác ở đây nữa. Sau khi có sáng kiến hay, cả nhóm lập tức bắt tay vào thực hiện.
Hành trình đó của các bạn còn được nhiều cô bác trong làng hưởng ứng. Họ hồ hởi cùng các bạn dọn hết đống rác trên cánh đồng cỏ đi, rồi xới đất, gieo hạt, trồng cây. Mỗi ngày, họ chia nhau ra cánh đồng tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây hoa nhanh khôn lớn. Và rồi, sau ba tháng, cánh đồng đã rực rỡ với nhiều sắc hoa. Nào tím lịm của cúc bách nhật, nào vàng tươi của cúc vạn thọ, rồi cả đỏ thắm của hoa mào gà nữa chứ. Sự lột xác của cánh đồng khiến ai cũng kinh ngạc. Và quả nhiên từ dạo đó, chẳng còn ai đến đổ rác ở đây nữa. Còn nhóm bạn Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thì lại có chỗ vui chơi, nhảy múa với nhau như trước đây.
Một điều tuyệt vời ngoài dự kiến của các bạn nhỏ, chính là cánh đồng hoa ngày càng trở nên nổi tiếng. Nhiều vị khác đã đến ngôi làng chỉ để tham quan và chụp ảnh với cánh đồng hoa ấy. Dưới ánh nắng, cả cánh đồng hoa đẹp rạng ngời, khẽ rung rinh từng khóm hoa như mỉm cười cảm ơn các bạn nhỏ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST