Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài trang 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp (như sống thủy chung, tình nghĩa, vị tha,...) của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ bới bạn bè về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.

Trả lời:

- Một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm văn học dân gian mà em đã đọc và trân trọng nhân vật Mị Châu trong truyện Mị Châu Trọng Thuỷ. Mị Châu là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Nhưng chính điều đó đã đẩy nàng vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?

- Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện.

2. Suy luận: Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?

- Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau:

+ Người cha: Có đi học, đọc sách mới bắt chước những lời nói, việc làm của thánh hiền.

+ Thúc Ngư: Đi học, đọc sách cũng không kiếm được thức ăn như cá, vì vậy không cần đi học đọc sách.

3. Theo dõi: Lưu ý yếu tố kì ảo và tác dụng của yếu tố kì ảo trong đoạn 3.

- Yếu tố kì ảo trong đoạn 3:

+ Thứ tự của Ngoạ Vân trong gia đình: là đứa con thứ tám mươi chín.

+ Bữa cơm nhà Ngoạ Vân thiết đãi bố me Thúc Ngư: đặt lên bàn toàn thức ăn sống, khi cầm đũa gắp lên thì thành vật chín.

+ Đoạn đường từ nhà Ngoa Vân trở về: Người đẩy thuyền tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay, đi chừng ba khắc là tới.

+ Ngoạ Vân có thuật rút đường kì diệu, đường xa vạn dặm sẽ được rút ngắn lại bằng gang tấc.

- Tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn, đồng thời nêu bật được nguồn gốc của Ngoạ Vân.

4. Suy luận: Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người như thế nào?

- Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người có đức hi sinh, tính đảm đang gánh vác, là người vợ hiền thảo, thuỷ chung.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Truyện lạ nhà thuyền trài tập trung kể về cuộc sống nhà Thúc Ngư, một gia đình thuyền chài sống lênh đênh trên biển. Qua đó, tác giả muốn truyền đạt tới người đọc những giá trị của tình yêu thương, sự đoàn kết, hi sinh trong gia đình.

Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung câu chuyện: "Truyện lạ nhà thuyền chài" kể về Thúc Ngư - một ngư dân nghèo sống ở bên bờ biển. Anh đã gặp gỡ và nên duyên với Ngọa Vân - một người có dòng dõi hải tiên, vừa thông minh, tài năng lại thủy chung, thảo hiền. Xoay quoanh Ngọa Vân và gia đình của cô có rất nhiều điều bí ẩn, nhưng không ảnh hưởng đến tình nghĩa vợ chồng. Nhờ có sự giúp đỡ của Ngọa Vân, Thúc Ngư trở thành một ngư dân giàu có. Một ngày nọ vùng biển Thúc Ngư và gia đình sinh sống có sóng lớn nên Ngọa Vân phải biến thành một con cá to và dài để chắn nước cứu mọi người. Nhưng cũng vì thế mà cô bại lộ thân phận thật của mình. Để đảm bảo an toàn cho gia đình, cô đành phải rời đi, bay về phương xa.

- Các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian:

+ Thời gian: sự kiện diễn ra trước kể trước, sự kiện diễn ra sau kể sau (không có sự xáo trộn)

+ Không gian: tồn tại song song và gắn kết hai không gian vừa trần gian (không gian hiện thực) và nơi ở của thánh thần, yêu quái (không gian kì ảo).

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em đồng tình hay không đồng tình với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em. 

Trả lời:

- Em không đồng tình với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư.

- Giải thích: Quan niệm của Thúc Ngư về việc học là quan niệm hẹp hòi, thực dụng, bản chất cốt lõi của việc học là học đạo lí làm người, rèn luyện đạo đức, học tri thức – lao động trí óc nhưng lại quy đổi ra việc đánh cá – lao động chân tay.  Đây là một quan niệm rất sai lầm và thiển cận.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích tính cách nhân vật Ngoạ Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Trả lời: 

- Tính cách nhân vật Ngoạ Vân:

+ Thuỳ mị, nết na, tháo vát, giỏi giang.

+ Trong bốn năm làm dâu, chăm chỉ chung sức gây dựng cơ đồ nhà chồng và là chỗ dựa vững chắc cho công việc đánh cá, giúp nhà chồng giàu có lên.

+ Khi tai hoạ xảy ra, nàng đã hết lòng và xả thân cứu sống cả gia đình nhà chồng cùng gia sản của họ.

+ Thể hiện tình nghĩa vẹn toàn, chu đáo khi bắt buộc phải từ giã gia đình nhà chồng.

- Cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng hể hiện phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: cần cù chịu khó, giàu đức hi sinh, luôn hết lòng với gia đình.

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ để của văn bản.

Trả lời:

- Một số chi tiết kì ảo:

+ Nhân vật và thế giới kì ảo: nhân vật Ngoạ Vân, cha mẹ Ngoạ Vân, "gã bán kinh"; cuộc gặp gỡ kì lạ ở không gian biển khơi, đảo ấp; yếu tố "thiên cơ" và những luật lệ khác ở trần gian.

+ Hành động kì ảo: việc gã bán kinh đưa cha mẹ Thúc Ngư về nhà, thuật rẽ nước và phép thuật chống lại sóng dữ của Ngoạ Vân.

- Tác dụng:

+ Thể hiện nét đặc biệt của nhân vật kì ảo (có sức mạnh siêu nhiên), đồng thời thể hiện hình ảnh, tính cách của con người

+ Làm rõ chủ đề: ca ngợi sự hiếu nghĩa của người phụ nữ Việt Nam qua câu chuyện tình kì ảo giữa con người và thần linh

Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:

a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại/ độc thoại nội tâm? Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?

b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản.

Trả lời:

a. - Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự vì trong lời tho có nhân vật (vợ, chồng), có cốt truyện (kể về cuộc sống, cảnh lao động của vợ chồng thuyền chài).

- Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại/độc thoại nội tâm vì đây là lời nói của Ngoạ Vân để giã biệt chồng, cha mẹ chồng và cũng là nói với cả đất trời

b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản:

+ Gợi tả cuộc sống lương thiện, cần mẫn, đầm ấm của vợ chồng ngư ông.

+ Thể hiện rõ nét hơn tình cảm buồn thương, tiếc nuối của nhân vật Ngoạ Vân.

+ Giúp đa dạng hoá lời văn, tạo sắc thái cổ kính cho văn bản.

Câu 6 (trang 105 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì vì:

+ Là chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn.

+ Có yếu tố hoang đường kì ảo.

+ Có nhân vật, không gian, thời gian sự kiện không có thật.

Câu 7 (trang 105 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?

Trả lời:

- Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng giúp em lí giải vì sao câu chuyện lại có kết thúc như vậy, vì sao Ngoạ Vân không thể sống đầu bạc răng long với Thúc Ngư. Từ đó, giúp em hiểu rõ câu chuyện, bài học tính triết lý câu chuyện mang lại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác