Soạn bài Ôn tập trang 54 lớp 9 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 54 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại các văn bản đã học và điển vào bảng sau (làm vào vở):

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”

 

 

 

Ý nghĩa văn chương

 

 

 

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

 

 

 

Trả lời:

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”

Hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ

Luận điểm 1: Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng Nho giáo.

Luận điểm 2:

Hình tượng bà Tú trong hai câu đề.

Luận điểm 3:

Hình tượng bà Tú trong hai câu thực.

Luận điểm 4: Hình tượng bà Tú trong hai câu luận.

Bằng chứng: phần trích dẫn các câu thơ trong bài thơ.

Lí giải, đánh giá, nhận xét về cuộc đời bà Tú trong bối cảnh thời đại.

– Nhận xét về ý nghĩa của các hình ảnh trong bài thơ.

 

Ý nghĩa văn chương

Ý nghĩa văn chương

- Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương muôn loài, muôn vật.

- Luận điểm 2: Ý nghĩa của văn chương là khơi gợi cảm xúc của một con người

- Lí lẽ:

+ Cả phong cảnh đã thay hình đổi dạng từ khi có những nhà văn đưa cảm giác riêng của họ làm thành cảm giác chung của mọi người.

+ Thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo của nghệ sĩ.

+ Nếu thiếu nghệ sĩ trong lịch sử và tâm linh nhân loại, “cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào”,…

- Bằng chứng: Những ví dụ để chứng minh rằng phần nhiều những tình cảm, những cảm giác của người thời bây giờ đều do một ít người xưa có thiên tài sáng tạo ra và truyền lại,…

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

- Luận điểm 1: Nghĩa tả thực.

- Luận điểm 2: Nghĩa hàm ẩn.

- Lí lẽ và bằng chứng: Quá trình hình thành lên chiếc bánh em thấy là tiêu biểu nhất.

- Phân tích, sử dụng dẫn chứng trong bài thơ, liên hệ số phận người phụ nữ.

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Làm thế nào để phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan?

Trả lời:

 

Cách trình bày vấn đề khách quan

Cách trình bày vấn đề chủ quan

Đặc điểm thông tin

Bằng chứng khách quan

Ý kiến, tình cảm, đánh giá chủ quan của người viết

Một số dấu hiệu nhận biết

Sự thật hiển nhiên, số liệu, dữ kiện,  các thông tin có thể kiểm chứng  đúng, sai thông qua nghiên cứu khoa

học,…

Các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, đánh giá chủ quan của người viết; các thông tin mà người viết không chắc chắn (có lẽ, hình như, chắc hẳn,…), dự đoán tương lai,…

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì đối với văn bản và người đọc?

Trả lời:

– Với VB: Làm phong phú thêm cách hiểu VB, góp phần kiểm chứng hoặc bác bỏ những

cách hiểu thiếu căn cứ, suy diễn.

– Với người đọc: Giúp cho người đọc có được sự chủ động, tích cực khi đọc VB văn học,

giúp cho việc đọc VB văn học thú vị, hấp dẫn hơn với người đọc.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trình bày những lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

Trả lời:

- Đạo văn là hành vi sao chép lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác và coi đó như là của riêng mình. Đây là hành vi vi phạm đạo đức trong học tập, nghiên cứu.

- Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác.

- Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm, …), tác giả, tên tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác trong khi viết và chỉ ra các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Trả lời:

Ví dụ: Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

                                                   (Theo Trần Thị Cẩm Quyên, Đừng từ bỏ cố gắng)

Trong ví dụ trên, khi sử dụng ý tưởng của Đặng Thùy Trâm, người viết đã trích dẫn bằng cách đặt nguyên văn câu chữ của Đặng Thùy Trâm trong dấu ngoặc kép.

Câu 6 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đối với bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học, cần lưu ý điều gì khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

Về nội dung

Phân tích được nội dung chủ đề, nêu và phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung.

Về hình thức

Lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản.

Bố cục

+ Mở bài: giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Câu 7 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm thêm ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài (ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận).

Trả lời:

- Ví dụ:

Mùa thu là một đề tài gợi nhiều cảm hứng cho thi nhân. Chính vì thế, mùa thu đã là một thi đề quen thuộc trong thơ ca trung đại Việt Nam. Tinh tế và sâu lắng nhất phải kể đến cảnh thu với nỗi sầu muộn vô biên của Đỗ Phủ (Thu hứng). Còn trong thơ ca Việt Nam trung đại, Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ của mùa thu làng quê với chùm thơ Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

→ Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài.

Sửa: Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến - nhà thơ của cảnh thu, tình thu.

Câu 8 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, áp phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy, …) để giới thiệu một tác phẩm văn học giúp em nhận ra sức mạnh của văn chương.

Trả lời:

Soạn bài Ôn tập trang 54 lớp 9 | Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 54 lớp 9 | Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác