Soạn bài Tiếng Việt - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1: Tiếng Việt trang 151, 152 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Liệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì 1 và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Bài |
Kiến thức tiếng Việt trong học kì 1 |
Ví dụ |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
… |
|
|
Trả lời:
Bài |
Kiến thức tiếng Việt trong học kì 1 |
Ví dụ |
1 |
- Biện pháp tu từ chơi chữ: + Đặc điểm: là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. Chơi chữ có thể dựa trên hiện tượng đồng âm, lối nói gần âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối tách từ ... + Tác dụng: thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hằng ngày. |
- “Hổ mang bò trên núi”. - “Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
|
- Biện pháp tu từ điệp thanh: + Đặc điểm: là biện pháp tu từ lặp lại thanh diệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc) . + Tác dụng: tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản. |
Ô! Đêm nay trời trong như gương (Hàn Mặc Tử, Tiêu sầu) |
|
- Biện pháp tu từ điệp vần: + Đặc điểm: là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có phần vẫn giống nhau + Tác dụng: làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản |
Năm gian nhà cỏ thấp le te.
|
|
2 |
Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn: - Đạo văn là hành vi sao chép lời nói, ý tưởng, quan điểm, … của người khác và coi đó như là của riêng mình. Đây là hành vi vi phạm đạo đức trong học tập, nghiên cứu. - Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác. - Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm, …), tác giả, tên tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản. |
- Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". |
3 |
- Phương tiện phi ngôn ngữ: Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu, bản đồ,…) để trình bày thông tin một cách trực quan và làm nổi bật những thông tin quan trọng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phương tiện phi ngôn ngữ có thể cung cấp thêm thông tin về đối tượng chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. - Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế quan trọng: Trong khi tạo lập văn bản, chúng ta có thể sử dụng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế để làm cho văn bản ngắn gọn hơn. |
- Khi giới thiệu vẻ đẹp của Hồ Hoàn Kiểm có thể sử dụng các bức ảnh về hồ Hoàn Kiếm vào các mùa trong năm/ - Tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế quan trọng: + ASEAN (Association of South East Asia Nations): Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. + WTO (World Trade Oganization): Tổ chức Thương mại Thế giới |
4 |
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/một nhân vật. Phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. - Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật theo cách diễn đạt của mình. Phần dẫn gián tiếp thường dùng kèm các từ “rằng”, “là” .... và không được đặt trong ngoặc kép. |
- Lời dẫn trực tiếp: Tục ngữ đã có câu: “Lá lành đùm lá rách”. - Lời dẫn gián tiếp: Thúy Ngân bảo là ngày mai bạn ấy không đến được.
|
5 |
Điển tích, điển cố được hiểu là sự việc, câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm văn học. Điển tích, điển cố thường được gọi chung là điển. Trong sáng tác văn chương, việc sử dụng điển tích, điển cố làm cho cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, giàu sức biểu hiện, gián tiếp bộc lộ thái độ, cảm xúc của tác giả, đem lại hứng thú cho người đọc. |
trong câu thơ: “Sầu đong càng lắc càng đầy / Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.” (Nguyễn Du), điển cố (in đậm) được dẫn lại từ Kinh thi (ca dao cổ Trung Quốc): “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không trông thấy mặt lâu bằng ba mùa thu – ba năm). Câu thơ của Nguyễn Du đã mượn điển cố để diễn tả nỗi nhớ mong của Kim Trọng từ sau buổi gặp gỡ nàng Kiều. |
Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rấy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc My Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, la chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
Trả lời:
- Các điển tích, điển cố trong đoạn trích:
+ Ngọc Mỵ Nương: được gợi lên từ tích “ngọc trai, giếng nước” trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, ý nói đến chết vẫn giữ lòng trong sáng.
+ Cỏ Ngu mĩ: nhắc đến tích về nàng Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ; khi Hạng Vũ thua trận, thế cùng, chạy đến Cai Hạ, nàng rút gươm tự vẫn; tương truyền, hồn Ngu Cơ hoá thành hai khóm cỏ trên mộ, ngày đêm cứ quấn quýt lấy nhau, người ta gọi là cỏ Ngu mĩ nhân, ý nói đến chết vẫn giữ lòng chung thuỷ.
– Tác dụng: việc sử dụng điển ngọc Mỵ Nương, cỏ Ngu mĩ làm cho việc diễn đạt trở nên hàm súc, giàu sức biểu hiện, gián tiếp bộc lộ thái độ của tác giả đối với Vũ Nương: cảm thương cho nỗi oan khuất và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong sáng của nàng.
Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
a.
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b.
Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trả lời:
a.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: Chữ tài liền với chữ tai một vần.
- Tác dụng: Biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng dựa trên lối nói gần âm. Tác dụng: mang đến một ý nghĩa bất ngờ cho câu thơ, tài và tai vốn chỉ khác nhau ở thanh điệu nhưng nghĩa thì hoàn toàn đối nghịch sau. Theo sự chiêm nghiệm đúc kết của tác giả thì những người tài sắc vẹn toàn thường gắn với những tai ương, gian truân, khó khăn trong cuộc đời.
b.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: Hồng quân với khách hồng quần.
- Tác dụng: Biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng dựa trên lối nói gần âm. Tác dụng: tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị cho câu thơ. Hồng quân vốn được dùng để chỉ trời, đấng tạo hoá; còn hồng quần dùng để chỉ người con gái trẻ đẹp thời phong kiến. Hai từ ngữ này có âm gần giống nhau nhưng nghĩa lại rất khác nhau (hồng quân: trời, đấng tạo hoá có quyền sắp xếp sự vận hành của vũ trụ, quyết định số phận mọi sinh vật; hồng quần: người con gái trẻ đẹp thời phong kiến không có quyền tự quyết đối với cuộc đời mình).
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST