Soạn bài Tiếng đàn giải oan - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tiếng đàn giải oan trang 139, 140, 141, 142 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Văn bản Tiếng đàn giải oan nói về chi tiết, tiếng đàn xuất hiện để minh oan cho Thạch Sanh và vạch trần bộ mặt của Lý Thông. Qua đó, làm nổi bật lên thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc chính là: Thiện luôn thắng ác, ở hiền sẽ gặp lành, ác giả sẽ có ác báo.

Soạn bài Tiếng đàn giải oan | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung nào của cốt truyện truyện thơ Nôm?

Trả lời:

- Tóm tắt truyện thơ Nôm Thạch Sanh: Ngày xưa có đôi vợ chồng nghèo tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có con. Thương họ hiền lành, lương thiện Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống làm con. Thạch Sanh sinh ra không được bao lâu thì cha mẹ mất, chàng sống trong túp lều cũ kĩ. Một lần tình cờ gặp Lí Thông và được hẳn rủ về sống chung. Để thoát nạn làm vật hiến tế cho Chăn tinh, Lí Thông đã lừa Thạch Sanh đi thế thân cho mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công. Gặp đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dùng cung tên bắn đại bàng, cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại, cướp công. Trong động đại bàng, Thạch Sanh cứu con trai vua thủy tề và được tặng chiếc đàn thần. Hồn của chằn tin và đại bằng hiện lên báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục. Từ khi công chúa trở về, nàng không nói, không cười. Chỉ khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ, kể rõ sự tình cho nhà vua. Hiểu ra sự việc vua không giết mẹ con Lí Thông nhưng trên đường về nhà, chúng bị sét đánh và hóa thành bọ hung. Thạch Sanh lấy công chúa. Thấy vậy các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Trước sự tấn công 18 nước chư hầu, Thạch Sanh đã dùng niêu cơm thần để chiến thắng giặc và được nhường ngôi vua.

- Cốt truyện Thạch Sanh theo mô hình: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt các sự kiện được kể, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản Tiếng đàn giải oan. Nhân vật chính là người như thế nào? Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ.

Trả lời:

- Tóm tắt các sự kiện được kể trong “Tiếng đàn giải oan”:

+ Thạch Sanh bị nhốt vào ngục, hỏi thăm mới biết Lý Thông là người hại mình nhưng cũng không oán hờn, phàn nàn.

+ Thạch Sanh gảy đàn, tiếng đàn đã nói hộ những oan tình của chàng, trách người bạc ác, phũ phàng.

+ Công chúa nghe tiếng đàn thì hết câm, kể lại cho vua cha mọi việc và xin vua cha cho gặp người gảy đàn.

- Những nhân vật xuất hiện trong đoạn trích là: Thạch Sanh, lính gác ngục, công chúa, nhà vua.

- Nhân vật chính là: Thạch Sanh

- Phẩm chất nhân vật chính: Thạch Sanh là người rất hiền lành, tốt bụng. Biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca. Nhưng tác giả đã khéo mượn tiếng đàn để nói hộ Thạch Sanh những oan khuất của chàng.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ: bằng bút pháp lý tưởng hóa nhâ vât Thạch Sanh, thể hiện triết lý ngàn đời của cha ông: ở hiền gặp lành.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cây đàn của Thạch Sanh có đặc điểm gì? Đó có phải là một nhân vật hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Cây đàn của Thạch Sanh không phải là một cây đàn bình thường mà là cây đàn biết nói lên sự thật.

- Nó được xây dựng như một nhân vật để nói hộ những oan khuất của Thạch Sanh.

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại những câu thơ về chi tiết tiếng đàn và cho biết:

a. Tiếng đàn đã nói giúp Thạch Sanh những điều gì? Tiếng đàn ấy đã tác động như thế nào đến các nhân vật khác trong văn bản Tiếng đàn giải oan?

b. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên có gì tương đồng và khác biệt?

Trả lời:

a. - Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan vì đã nói lên tiếng nói bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nhân, bất nghĩa.

- Tiếng đàn đã tác động đến công chúa Quỳnh Nga, giúp nàng đang rầu rĩ, bị câm bỗng nhiên cười cười, nói nói kể lại hết các chuyện đã xảy ra cho vua cha.

b. So sánh tiếng đàn trong đoạn trích với tiếng đàn trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”:

- Tương đồng: tiếng đàn thần biết nói giúp nỗi oan tình của Thạch Sanh, giúp công chúa hồi tỉnh, hết bị câm, là yếu tố thần kì trong tác phẩm

- Khác biệt: truyện thơ Thạch Sanh được kể bằng thơ nên sẽ giàu nhạc điệu, hình ảnh, giúp miêu tả tiếng đàn một cách rõ nét, đậm chất trữ tình hơn.

Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: Người ở hiền thì sẽ gặp lành.

- Căn cứ xác định chủ đề: Dựa vào các chi tiết trong văn bản. Ví dụ: Thạch Sanh không oán hờn phàn nàn khi biết Lý Thông hại mình nhưng tiếng đàn thần đã nói hộ nỗi oan của chàng, trách kẻ ăn ở bất nhân.

Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu nội dung bao quát của văn bản Tiếng đàn giải oan. Thông qua văn bản này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

- Nội dung bao quát của văn bản: Thạch Sanh bị Lý Thông lừa giam vào ngục. Dù chàng đã biết Lý Thông hại mình nhưng với bản tính nhân từ, Sanh không oán thán, phàn nàn. Chàng buồn nên mang đàn ra gảy nhưng tiếng đàn thần đã nói hộ những oan tình của Thạch Sanh. Khi nghe tiếng đàn, công chúa vui mừng và hết bị á khẩu. Nàng giãi bày mọi sự cho vua cha và vua cha truyền gọi Thạch Sanh ngay.

- Thông điệp văn bản: Người ngay thẳng, thật thà dù trải qua sóng gió nhưng sẽ luôn gặp điều lành.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác