Soạn bài Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm trang 54, 55, 56, 57 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
1. Định hướng
1.1. Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống lao động và học tập là một hình thức quen thuộc, cần thiết:
Thư có nhiêu loại: Xuất phát từ mục đích viết, có thể chia làm hai loại: thư cá nhân và thư trao đổi công việc. Thư trao đổi công việc là loại văn bản mang tính chất hành chính. Trong đó, người viết là cá nhân hoặc người có vị trí (chức vụ) thay mặt cho tập thể của một đơn vị (cơ quan, công ti,...) để nêu lên ý kiến trao đổi về một công việc hoặc một vân đề đáng quan tâm với các đổi tượng liên quan. Ví dụ:
a) Thư của cô giáo chủ nhiệm gửi học sinh, phụ huynh học sinh bàn về việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cuối năm học lớp 12.
b) Thư của công ti X gửi các ứng viên đã được tuyển dụng vào lao động hoặc hợp đồng công việc ở công ti (thư mời nhận việc) và người được tuyển dụng viết thư trả lời cơ quan tuyển dụng về việc mình có nhận lời hay không (thư trả lời nhà tuyển dụng).
Thư trao đổi công việc có thể gửi qua bưu điện hay qua hộp thư điện tử (email), tin nhắn (messenger).... Dù dưới dạng thức nào thì thư trao đổi công việc cũng cần được soạn thảo nghiêm túc; nội dung và hình thức phải mang tính chuyên nghiệp.
1.2. Để soạn thảo thư trao đổi công việc, các em cần chú ý:
- Xác định mục đích: trao đổi nhằm mục đích gì?
- Nội dung thư: trao đổi về công việc / vấn đề gì?
- Hình thức trình bày: thư trao đổi viết tay hay soạn thảo trên máy tính; bố cục các phần trong bức thư như thế nào?
- Dạng thức gửi thư: gửi bằng văn bản qua bưu điện hay qua hộp thư điện tử.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em hãy đóng vai hiệu trưởng nhà trường viết thư trao đổi với phụ huynh về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
a) Chuẩn bị
- Tìm hiểu tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
- Xác định những nội dung mà nhà trường cần trao đổi với phụ huynh trong việc hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
- Xem lại các yêu cầu viết thư trao đổi công việc ở mục 1. Định hướng.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Có thể nêu các câu hỏi sau để tìm ý cho bài viết:
+ Vì sao hiệu trưởng viết thư này?
+ Việc lựa chọn nghề nghiệp quan trọng như thế nào?
+ Vì sao cần trao đổi với phụ huynh về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh?
+ Các giải pháp nhằm hướng dẫn học sinh lựa chọn đúng nghề nghiệp là gì?
+ Trách nhiệm của nhà trường và gia đình như thế nào?
- Lập dàn ý: Lựa chọn các ý tìm được để sắp xếp nội dung theo hình thức một bức thư trao đổi công việc theo bố cục ba phần: mở đầu thư, nội dung chính và kết thúc thư.
c) Viết
- Có thể soạn thảo thư trên máy tính hoặc viết tay nhưng phải bảo đảm rõ ràng, trang trọng, đúng hình thức thư trao đôi công việc,...
- Nêu vấn đề đúng trọng tâm, ngắn gọn, diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục,...
- Có thái độ trân trọng, lịch sự, nhã nhặn và thẳng thắn khi viết.
* Bài viết tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ NGỎ
Kính gửi: Quý Phụ Huynh học sinh khối 12 của Trường THPT Nguyễn Trãi
Tên tôi là: Hoàng Gia Mai
Chức vụ: Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi
Như Quý Phụ huynh đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông là một bước ngoặt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em. Chúng tôi nhận thấy rằng việc này đôi khi là một thách thức đối với học sinh và phụ huynh, và chúng tôi mong muốn cùng Quý Phụ Huynh chia sẻ một số thông tin và khuyến nghị để giúp các em có thể đưa ra quyết định chín chắn và phù hợp với bản thân.
Chúng tôi rất vinh dự được chia sẻ với quý vị về quá trình lựa chọn nghề nghiệp cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đây là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của các em, và chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ các em trong việc xác định hướng đi phù hợp nhất.
Chúng tôi luôn khuyến khích các em học sinh tham gia các buổi tư vấn nghề nghiệp, thực tập và khám phá các lĩnh vực khác nhau để họ có thể hiểu rõ hơn về sở thích và khả năng của mình. Chúng tôi tin rằng việc này sẽ giúp các em có quyết định đúng đắn và tự tin hơn trong tương lai.
Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm và hợp tác của Quý phụ huynh trong việc thảo luận và đưa ra lời khuyên hay chia sẻ kinh nghiệm về lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh. Chúng tôi mong muốn có thể cùng nhau tạo ra môi trường lý tưởng để hỗ trợ các em trong việc xác định và theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình.
Trong quá trình này, nhà trường sẽ tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ học sinh tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau và cung cấp thông tin về các chương trình học tập, đào tạo phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mỗi em.
Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ và hợp tác tích cực từ Quý phụ huynh trong việc giúp các em phát triển và thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình. Mọi ý kiến đóng góp và đề xuất từ Quý phụ huynh sẽ được nhà trường đánh giá và thực hiện để cung cấp môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Quý phụ huynh!
Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du.
Hoàng Gia Mai
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đối chiếu với dàn ý đã làm để kiểm tra và chỉnh sửa theo những yêu cầu sau:
- Nội dung và hình thức của bức thư đã được soạn thảo như thế nào?
- Bức thư còn những lỗi nào? Xác định hướng khắc phục, sửa chữa.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài nghị luận
a) Cách thức
Văn bản nghị luận không chỉ có sự kết hợp của các thao tác lập luận (chứng minh, giải thích, phân tích, bác bỏ, bình luận, so sánh,...) mà nhiều khi còn phải kết hợp cả các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự, biểu cảm,...). Sự kết hợp này giúp cho bài nghị luận vừa có được sự chặt chẽ, lô gích trong tư duy vừa có được sự sinh động, hấp dẫn từ những hình ảnh, hình tượng. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục bởi lí lẽ vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí được sáng tỏ và thấm thía.
b) Bài tập
Bài tập (trang 56 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Pa-le-xtin (Palestine) có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là Biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê (Galilee). Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguôn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đan (Jordan). Nước sông Gioóc-đan chảy vào Biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong Biên Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muống thú, con người.
Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trọng họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng Biển Chết...
(Theo Quà tặng cuộc sống,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007)
Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nội dung chính của văn bán trên bàn về vấn đề gì?
Trả lời:
Hai biển hồ kể về Biển Chết và Biển hồ Galie ở Palextin. Từ đó chúng ta thấy được thông điệp cho đi và nhận lại trong chính cuộc sống của con người.
Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận và kết hợp với phương thức biểu đạt nào?
Trả lời:
- Thao tác nghị luận: chứng minh, so sánh, bình luận
- Phương thức biểu đạt: nghị luận, miêu tả, tự sự
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chỉ ra vài trò, tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
Trả lời:
Vai trò, tác dụng:
- Đoạn trích trở nên giàu tính biểu cảm và thu hút được bạn đọc hơn vào sự hấp dẫn của những chi tiết trong câu chuyện.
- Từ đó, hình ảnh hai biển hồ hiện lên có sức sống và đạt được giá trị biểu đạt cao.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều