Soạn bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp trang 5 → trang 13 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 5 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Tìm hiểu thêm những thông tin về bối cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh,..; lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan tới sự nghiệp văn học của Người.
- Tìm đọc tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo các thể loại truyện, kí, thơ, văn nghị luận,... và một số bài phân tích về các tác phẩm “Vi hành”, Tuyên ngôn Độc lập, Nhật kí trong tù và thơ của Người viết trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trả lời:
* Bối cảnh lịch sử, văn hóa:
- Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX: sự nổi dậy của phong trào giải phóng dân tộc.
- Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn này có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, khát vọng tự do và nhân quyền.
- Văn học, nghệ thuật và âm nhạc: phản ánh sự khát khao tự do, tiến bộ, chống lại sự áp bức của thực dân Pháp.
* Khái quát về Nguyễn Ái Quốc:
- Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
- Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng, anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất.
- Cốt lõi của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, hết lòng phục vụ nhân dân và Tổ quốc.
- Các tác phẩm nổi tiếng: Nhật ký trong tù, Tức cảnh Pác Pó, Tuyên ngôn Độc lập,…
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Văn bản đã đem đến cho người đọc những thông tin cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc. Người là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất. Đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những chi tiết nào trong tiểu sử giúp em hiểu thêm các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Những chi tiết trong tiểu sử là:
- Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Trong thời gian ở Pháp, Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý yếu tố gia đình và quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
- Gia đình: gia đình nhà nho yêu nước
- Quê hương: vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.
Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định câu văn chuyển đoạn sang luận điểm khác.
Trả lời:
Câu văn: Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng, Anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất.
Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh có gì đáng lưu ý?
Trả lời:
Quan điểm sáng tác: Hồ Chí Minh luôn quan niệm văn chương trước hết là “Vũ khí chiến đấu”. Người từng nói: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Câu 5 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những biểu hiện phong phú trong sáng tác của Hồ Chí Minh là gì?
Trả lời:
- Những biểu hiện trong sáng tác:
+ Người viết bằng nhiều thể loại với những bút pháp và phong cách khác nhau
+ Viết bằng nhiều ngôn ngữ,...
Câu 6 (trang 8 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Văn nghị luận của Hồ Chí Minh có những tác phẩm nào tiêu biểu?
Trả lời:
- Những tác phẩm tiêu biểu của văn nghị luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Nhân đạo, Bản án chế độ thực dân Pháp,...
Câu 7 (trang 9 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh ra đời của các văn bản.
Trả lời:
Hoàn cảnh ra đời của các văn bản: ra đời trong những thời khắc lịch sử của dân tộc.
Câu 8 (trang 9 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc viết thành truyện ngắn?
Trả lời:
Những sự kiện:
- Quốc vương nước Nam là Khải Định sắp làm khách của nước Pháp.
- Nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc (1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử bắn, còn Va – ren thì chuẩn bị sang nhận chức Toàn quyền Đông Dương.
Câu 9 (trang 9 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý cái tôi Hồ Chí Minh ở các tác phẩm kí.
Trả lời:
- Một cái tôi hiện lên ở Bác: rất đỗi trẻ trung và hồn nhiên, giản dị, thể hiện một tình cảm chân thành, nồng hậu,…
Câu 10 (trang 10 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hoàn cảnh ra đời của Nhật kí trong tù có gì đặc biệt?
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác: trong thời gian bị giam giữ tại nhà tù của Quốc dân đảng Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.
Câu 11 (trang 10 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những bài thơ viết từ sau năm 1941 có đặc điểm gì?
Trả lời:
Những bài thơ viết từ sau năm 1941 có đặc điểm:
+ bài thơ tuyên truyền vận động cách mạng
+ thơ trữ tình.
+ tình cảm sâu nặng của Hồ Chí Minh đối với đất nước, ca ngợi, động viên những con người kháng chiến.
+ tâm hồn nghệ sĩ phong phú, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người.
Câu 12 (trang 10 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý tên của mỗi tiểu mục là một luận điểm.
Trả lời:
- Luận điểm 1: Anh hùng dân tộc
- Luận điểm 2: Danh nhân văn hóa kiệt xuất
- Luận điểm 3: Sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú
- Luận điểm 4: Phong cách nghệ thuật đa dạng mà thống nhất.
Câu 13 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Luận điểm được triển khai như thế nào?
Trả lời:
Cách triển khai luận điểm: rõ ràng, ngắn gọn, đi đúng trọng tâm.
Câu 14 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý cách lí giải về tính thống nhất của phong cách Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Tính thống nhất trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
- Sự nghiệp sáng tác của Người chủ yếu hướng đến mục đích lớn nhất là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân
- Nội dung các sáng tác chủ yếu tập trung vào đề tài “Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”
- Hình thức và cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, phù hợp với đối tượng, rất linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các thể loại, ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật khác nhau.
Câu 15 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần kết nêu lên các nội dung gì?
Trả lời:
- Khẳng định vị trí của Hồ Chí Minh: không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là danh nhân văn hóa kiệt xuất. Người là lãnh tụ cách mạng, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Khẳng định những giá trị trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh: tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
* Câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Văn bản Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy nêu nội dung chính của từng phần.
Trả lời:
Văn bản: gồm 4 phần:
- Phần 1: Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc.
- Phần 2: Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa kiệt xuất.
- Phần 3: Hồ Chí Minh có một sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú.
- Phần 4: Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật đa dạng mà thống nhất.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Dựa vào văn bản trên, em hãy trình bày những điểm nổi bật về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh bằng một sơ đồ.
Trả lời:
Sơ đồ:
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Từ nội dung bài học, phân tích và làm sáng tỏ hai điểm sau: a) Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người; b) Đó là một sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú.
Trả lời:
a. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thường phản ánh và gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người:
- Các tác phẩm văn học của Bác thường mang thông điệp cách mạng, tuyên truyền về tinh thần yêu nước, hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc và xã hội.
- Sự kết hợp giữa văn học và cách mạng trong sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã giúp tạo nên một hình ảnh đặc biệt của Bác trong lòng nhân dân Việt Nam và trên trường quốc tế.
- Bác sử dụng văn học như một công cụ tuyên truyền, truyền đạt ý chí cách mạng và tinh thần đoàn kết, khích lệ người dân tham gia vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho đất nước.
b. Sự nghiệp văn học của Bác rất phong phú:
- Bao gồm các bài văn chính luận, bút kí, thơ ca, các bài báo,…
- Nội dung chính: tình yêu đất nước, ý thức cách mạng và lý tưởng cộng sản.
- Bằng cách liên kết những vấn đề xã hội, chính trị với nghệ thuật văn chương, Bác đã đạt được sự kết hợp hoàn hảo giữa sáng tạo nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn, góp phần tạo ra một di sản văn học lớn lao và bền vững.
Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Vì sao có thể nói: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một phong cách đa dạng mà thống nhất?
Trả lời:
Có thể nói như vậy vì:
- Sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật: thể hiện ở đề tài, mục đích, nội dung, thể loại và cách viết rất khác nhau.
- Tính thống nhất:
+ thể hiện ở các tác phẩm mà Bác viết chủ yếu đều hướng tới mục đích lớn nhất là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và vì hạnh phúc của nhân dân.
+ lối viết giản dị, ngắn gọn, phù hợp với đối tượng, sáng tạo trong việc sử dụng các thể loại, ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật khác nhau để có hiệu quả biểu đạt cao nhất
Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em hiểu như thế nào về nhận xét: “Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam”?
Trả lời:
Nhận xét trên giúp em hiểu rằng:
- Sáng tác đề cao tinh thần đoàn kết, chiến đấu vì lẽ phải của dân tộc, phác họa rõ nét bức tranh nhân dân ta phải chịu áp bức, bóc lột của các kẻ thù nước ngoài.
- Tác phẩm mà Bác để lại đã truyền cảm hứng và lan tỏa tư tưởng độc lập, tự do, và công bằng trong cộng đồng.
- Sáng tác của Bác định hình văn hóa và tinh thần dân tộc Việt Nam.
Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy nêu dàn ý cho bài thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu em được chuẩn bị cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học.
Trả lời:
I. Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Chủ tịch:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, chiến sĩ, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà văn, nhà thơ,…
II. Thân bài
1. Đôi nét về tiểu sử
- Năm sinh, năm mất (1870 – 1969)
- Gia đình: truyền thống Nho học
- Quê quán: Nghệ An – nơi có truyền thống yêu nước.
2. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
a. Quan điểm sáng tác
- Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
b. Di sản văn học
- Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do …
- Truyện và kí: Pari, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nhật kí chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện …
- Thơ ca: Nhật kí trong tù,...
→ Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.
c. Phong cách nghệ thuật
- Thống nhất:
+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.
+ Về cách viết ngắn gọn.
- Đa dạng:
+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lý với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
III. Kết bài
- Đánh giá, nêu khái quát lại về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Bác.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều