Soạn bài Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau (trang 106) - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau trang 106, 107, 108 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

1. Định hướng

1.1. Ở Bài 7, các em đã được rèn luyện kĩ năng tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau. Bài 9 tiếp tục rèn luyện kĩ năng này. Về mục đích, nội dung, cách thức và yêu cầu tranh luận, các em xem lại mục 1. Định hướng, phần Nói và nghe ở Bài 7 (trang 57 - 58) để vận dụng vào bài này; tập trung vào thực hành tranh luận theo hướng dẫn ở mục 2. Thực hành.

1.2. Để tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 7, mục 1. Định hướng ý 1.2 (trang 58).

2. Thực hành

Bài tập (trang 107 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Về việc cho học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng như một phương tiện học tập trong giờ học ở nhà trường, có người đồng tình nhưng có người lại phản đối. Các em hãy đóng vai người đồng tình và người phản đối để tranh luận về vấn đề này. 

a) Chuẩn bị

Mỗi bên (cá nhân hoặc nhóm) cần lưu ý:

- Tìm hiểu kĩ về vấn đề cần tranh luận (học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng như một phương tiện học tập trong giờ học ở nhà trường), thu thập thông tin về vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau.

- Xác định rõ quan diểm của em hoặc quan điểm chung của nhóm về vấn đề (đồng tinh hay phản đối).

- Cách thức, phương tiện để bảo vệ quan điểm của em/ nhóm em.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Lí do nào khiến nhiều người cho rằng điện thoại có kết nối mạng như là một phương tiện học tập?

+ Việc sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập mang lại những hiệu quả hay tác hại như thế nào?

+ Những cách sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập thế nào là đúng, thế nào là sai?

+ Cần có những giải pháp nào đề nâng cao hiệu quả sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập?

- Lập dàn ý cho bài trình bày ý kiến của bản thân hoặc nhóm bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

c) Nói và nghe

Cuộc tranh luận tiến hành theo trình tự sau:

(1) Chủ toạ (người điều hành): nêu vấn đề cần tranh luận.

(2) Lần lượt các bên nêu quan điểm của mình.

(3) Các bên thực hiện tranh luận:

+ Hỏi - đáp với người có quan điểm khác để hiểu rõ hơn về vấn đề và nắm vững quan điểm của họ.

+ Bác bỏ ý kiến, quan điểm trái ngược; phân tích, chứng minh để bảo vệ quan điểm của em. Thao tác này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần (thành nhiều vòng) để các bên nêu được tất cả các quan điểm, ý kiến của mình hoặc các quan điểm, ý kiến nảy sinh sau mỗi lần nghe giúp tranh luận đến cùng về vấn đề đã nêu.

(4) Chủ toạ nêu kết luận về vấn đề.

Những lưu ý đối với người nói và người nghe: Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục c (trang 31); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Bài nói tham khảo:

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Điện thoại thông minh là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển. Chứng nghiện điện thoại là lạm dụng điện thoại một cách quá mức. Thực tế đã chứng minh như sau: sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng, trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…,  Trong môi trường học đường, có nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ hay không? Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp nhé!

- Người đồng tình: Tôi tin rằng việc cho học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng trong giờ học là một ý tưởng tuyệt vời. Điện thoại thông minh có thể là công cụ học tập hữu ích nếu được sử dụng đúng cách. Nó có thể giúp học sinh tìm kiếm thông tin nhanh chóng, truy cập các tài liệu giáo trình trực tuyến, và thậm chí thực hiện các bài kiểm tra trực tuyến. Điều này sẽ giúp nâng cao sự tương tác giữa học sinh và kiến thức, cũng như khuyến khích sự sáng tạo và tự học.

- Người phản đối: Tuy tôi hiểu được lợi ích của việc sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng tôi vẫn phản đối việc này vì sợ học sinh sẽ lạm dụng việc sử dụng điện thoại thông minh. Học sinh có thể lạm dụng công nghệ và lạc lối trong việc sử dụng điện thoại trong giờ học thay vì tập trung vào bài giảng. Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại cũng có thể tạo ra sự chia rẽ và gây ra tình trạng tiêu cực như gian lận trong thi cử hoặc thậm chí tiêu cực hơn là sử dụng điện thoại trong giờ học.

- Người đồng tình: Tôi hiểu những lo ngại của bạn, nhưng chúng ta không thể ngăn học sinh tiếp cận công nghệ. Thay vì cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, chúng ta có thể giáo dục học sinh cách sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm. Chúng ta có thể thiết lập quy định rõ ràng và kiểm soát việc sử dụng điện thoại để đảm bảo rằng nó chỉ được sử dụng cho mục đích học tập.

- Người phản đối: Đúng, việc giáo dục học sinh về việc sử dụng điện thoại có lẽ là một giải pháp tốt nhất. Chúng ta có thể cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng điện thoại trong giờ học, nhấn mạnh vào việc tập trung và sáng tạo. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc giám sát hoạt động của học sinh để đảm bảo rằng họ không lạm dụng việc sử dụng điện thoại này.

→ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong tương lai sẽ đưa con người phát triển lên một tầm cao mới, con người sẽ sống một cuộc sống hiện đại hơn, tiện ích hơn. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ đem đến thì nó cũng còn tồn đọng rất nhiều mặt tiêu cực. Chính vì vậy, con người cần phải biết cân đối và kìm hãm công nghệ đồng thời bản thân cũng phải cần nỗ lực và rèn luyện không ngừng để mọi thứ được cân bằng.

Cuối cùng, qua bài trao đổi này hy vọng tất cả mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục d (trang 31); đối chiếu dàn ý để văn đã làm ở bài này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác