Soạn bài Tổng kết tiếng Việt - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Tổng kết tiếng Việt trang 123 → trang 127 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

II. Tổng kết Tiếng Việt

1. Từ ngữ tiếng Việt

1.1. Cách giải thích nghĩa của từ

Có thể giải thích nghĩa của từ theo năm cách như sau: giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị: giải thích trực quan (bằng hiện vật hoặc tranh, ảnh, mô hình): giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào một câu cụ thể; giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố tạo nên từ đó.

1.2. Sửa lỗi dùng từ

Lỗi dùng từ là cách dùng từ không đúng về hình thức ngữ âm, chính tả, ý nghĩa của từ, phong cách ngôn ngữ của văn bản hoặc dùng lặp từ. Để phát hiện và sửa lỗi dùng từ, cần kiểm tra xem các câu trong bài viết, bài nói đã thể hiện được đúng điều muốn nói chưa, các kết hợp từ có đúng ngữ pháp và phù hợp với phong cách của văn bản không,...

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Lập bảng tổng kết về cách giải nghĩa của từ; tìm cho mỗi cách giải thích ít nhất một ví dụ minh họa.

Trả lời:

Cách giải nghĩa của từ

Ví dụ

Giải thích trực quan (bằng hiện vật hoặc tranh, ảnh, mô hình)

Ví dụ: cây

Hình ảnh minh họa:

Soạn bài Tổng kết tiếng Việt | Ngắn nhất Soạn văn 12 Cánh diều

Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào một câu cụ thể

Ví dụ: Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung

Nghĩa từ “thủy chung”: lúc bắt đầu, lúc cuối cùng, ý nói trước sao sau vậy, lòng dạ không đổi.

Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa

- Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.

- Phu thê: đồng nghĩa với vợ chồng.

- Lạc quan: trái nghĩa với bi quan.

- Tích cực: trái nghĩa với tiêu cực. 

Giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố tạo nên từ đó

Lạc quan: lạc: vui; quan: quan sát, nhìn

→ Lạc quan: có cái nhìn vui vẻ, tích cực

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm và nêu cách sửa một lỗi dùng từ trong sách báo (sách báo in hoặc điện tử)

Trả lời:

- Câu 1: Tôi băn khoăn nghĩ về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm đẹp khó phai mờ.

+ Lỗi: “khó phai mờ”. “Phai mờ” là một cụm từ đã có nghĩa trọn vẹn, không cần thêm “khó” để tăng cường ý nghĩa. Việc sử dụng “khó phai” khiến câu văn rườm rà, thiếu tự nhiên.

+ Sửa lại: Tôi băn khoăn nghĩ về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm đẹp khó phai.

- Câu 2: Cuộc họp bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút, chúng tôi mong mỏi ông đến họp đúng giờ.

+ Lỗi: “mong mỏi”. “Mong mỏi” có nghĩa rộng hơn, có thể dùng để diễn đạt mong muốn chung chung, không xác định thời gian.

+ Sửa lại: Cuộc họp bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút, chúng tôi mong ông đến họp đúng giờ.

2. Ngữ pháp tiếng Việt

Kiến thức ngữ pháp tiếng Việt ở cấp Trung học phổ thông tập trung vào cách phát hiện và sửa các lỗi về câu như lỗi về trật tự từ, lỗi về thành phần câu, lỗi về lô gích, lỗi đặt câu mơ hồ.

Câu mắc lỗi về trật tự từ là câu có thứ tự sắp xếp từ ngữ không phù hợp với quy tắc cấu tạo cụm từ, quy tắc cấu tạo câu hoặc không phù hợp với yêu cầu diễn đạt.

Câu mắc lỗi về thành phần câu bao gồm các lỗi về cấu tạo câu, lỗi về ngữ nghĩa và lỗi về ngắt câu. Những lỗi về cấu tạo câu thường gặp là câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ hoặc câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Nguyên nhân của loại lỗi này là người viết / người nói nhầm lẫn các thành phần phụ với thành phần chính trong câu.

Lỗi về ngữ nghĩa là do thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ. Lỗi về ngắt câu là do dùng sai dấu câu.

Câu (đoạn văn, văn bản) mắc lỗi lô gích là câu (đoạn văn, văn bản) có những thông tin, lập luận mâu thuẫn nhau hoặc thiếu nhất quán, không đầy đủ, không rõ ràng.

Câu mơ hô là câu mắc lỗi dùng từ hoặc lỗi cấu tạo khiến người nghe / người đọc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Lập bảng tổng kết các lỗi thường gặp về câu, tìm cho mỗi loại lỗi một ví dụ minh họa.

Trả lời:

Các lỗi thường gặp

Ví dụ

Lỗi về trật tự từ

Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Lỗi về thành phần câu

- Câu thiếu chủ ngữ:

Được các bạn sinh viên trồng những cây xanh bên lề đường để che bóng mát cho trường.

Lỗi lô gích

Anh ta mở khóa, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.

Lỗi đặt câu mơ hồ

Loan không thích nghệ thuật, vì cô ấy không biết làm thơ. 

3. Hoạt động giao tiếp

3.1. Các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là sự phối hợp các phương tiện ngôn ngữ trong hoạt động nói, viết để tạo ra cách diễn đạt gợi hình, gợi cảm, tác động mạnh vào nhận thức và tỉnh cảm của người nghe, người đọc. Ở cấp Trung học phổ thông, các em đã học sáu biện pháp tu từ sau:

Loại biện pháp tu từ

Tên biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa

1. Nói mỉa

2. Nghịch ngữ

Các biện pháp tu từ cú pháp

3. Liệt kê

4. Chêm xen

5. Lặp cấu trúc (lặp cú pháp, điệp cú pháp)

6. Đối

3.2. Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

Thông thường, trong giao tiếp, chúng ta phải thực hiện đúng các quy tắc về cách phát âm, dùng từ, cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu, dấu câu,... Tuy vậy, trong một số trường hợp, người nói / người viết vẫn có thể phá vỡ có chủ ý một số quy tắc để thể hiện những sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp. Các trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là tách rời các tiếng trong từ, tạo ra những kết hợp từ bất bình thường, chuyển từ loại, thay đổi trật tự từ trong cụm từ, thay đổi trật tự từ trong câu, tỉnh lược thành phần chính của câu, tách một bộ phận câu thành câu,..

3.3. Sửa lỗi về đoạn văn và văn bản

Lỗi trong đoạn văn và văn bản gồm hai loại: lỗi về mạch lạc và lỗi về liên kết. Lỗi về mạch lạc biểu hiện ở việc các câu của đoạn văn (hoặc các đoạn văn, các phần trong văn bản) không nói về cùng một chủ đề, mâu thuẫn với nhau hoặc không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Lỗi về liên kết biểu hiện ở chỗ người viết không sử dụng phương tiện liên kết giữa các câu trong một đoạn văn (hoặc các phần, các đoạn văn trong văn bản) hoặc sử dụng phương tiện liên kết không phù hợp.

3.4. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ mà họ sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu có nghĩa là trích dẫn trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm mà chúng ta dựa vào; trình bày tài liệu tham khảo của tiêu luận hay báo cáo trung thực, chính xác; không mạo danh tác giả hoặc tự ý công bố tác phẩm của người khác, sử dụng tác phẩm của người khác để thu lợi bất chính,... Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là hành vi trung thực, văn minh, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo lí.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Lập bảng tổng kết các biện pháp tu từ đã học ở cấp Trung học phổ thông; tìm cho mỗi biện pháp ấy một ví dụ minh họa.

Trả lời:

Biện pháp tu từ

Ví dụ

Biện pháp tu từ ngữ nghĩa

1. Nói mỉa

Nói mỉa (biếm dụ) là biện pháp tu từ, theo đó, người nói / người viết dùng những từ ngữ có ý nghĩa tích cực với ngụ ý đánh giá ngược lại nhằm châm biếm hoặc đả kích đối tượng được nói đến.

Chồng người vác giáo săn heo

Chồng em vác đĩa săn mèo khắp mâm

2. Nghịch ngữ

Nghịch ngữ là biện pháp tu từ, theo đó, người nói (người viết) sử dụng trong cùng một câu hoặc một đoạn văn những từ ngữ hoặc câu có nghĩa trái ngược nhau nhằm tạo ra cách nói nghịch lí, bất ngờ để thể hiện được đúng nhận xét về đối tượng được nói đến.

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Biện pháp tu từ cú pháp

3. Liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết đó là lòng yêu những người của đất nước, những người nông dân phải chịu thương chịu khó, làm nhiều mà nói ít, giản dị mà trung hậu, hiền lành mà anh dũng;  bền gan, bền chí, dễ vui, ngay trong kháng chiến đang gian khổ.

4. Chêm xen

Là biện pháp khi tác giả xen thêm một thành phần biệt lập ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính trong câu để bổ xung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu.

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

5. Lặp cấu trúc

Lặp cấu trúc (còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ mà người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

6. Đối

Đối là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu một số ví dụ về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong tác phẩm văn học mà em đã đọc. Phân tích tác dụng của cách diễn đạt ấy.

Trả lời:

Ví dụ:

Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái

Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

Những người đàn bà xuống gánh nước sông

Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi

Bàn tay kia bấu vào mây trắng

Sông gục mặt vào bờ đất lần đi

(Nguyễn Quang Thiều)

-  Phá vỡ quy tắc ngữ pháp: Sử dụng phép đảo ngữ:

+ Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái: để nhấn mạnh vào hình ảnh móng chân gà mái, gợi lên cảm giác gớm ghiếc, thô ráp.

+ Bàn tay kia bấu vào mây trắng: để nhấn mạnh vào hành động bấu, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của người phụ nữ.

- Phá vỡ quy tắc logic: So sánh hai vật không có điểm chung:

+ Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái: So sánh những ngón chân với móng chân gà mái, tạo nên hình ảnh gớm ghiếc, thô ráp, thể hiện sự vất vả, lam lũ của người phụ nữ.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.

Trả lời:

Ví dụ về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu: sao chép, sử dụng tài liệu, thông tin của người khác mà không trích dẫn nguồn, không tuân thủ về bản quyền theo quy định.

4. Sự phát triển của ngôn ngữ

4.1. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm: các tín hiệu của cơ thể như ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,...; các tín hiệu bằng hình khối như kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ, tranh, ảnh, các kĩ thuật in ấn (in nghiêng, in đậm,...),...; các tín hiệu bằng âm thanh như tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,... Trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong các bài viết, bài thuyết trình, việc phối hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp ngôn ngữ giúp cho lời nói, bài viết không chỉ dễ tiếp nhận vì súc tích, cụ thế, rõ ràng mà còn hấp dẫn vì có tính biểu cảm và sinh động.

4.2. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói sử dụng phương tiện âm thanh (lời nói) kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe.

Ngôn ngữ nói sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiêu, có tính biểu cảm cao và các kiêu câu đa dạng.

Ngôn ngữ viết sử dụng phương tiện chữ viết kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ đề thực hiện giao tiếp giữa người viết và người đọc. Ngôn ngữ viết sử dụng từ ngữ trau chuốt, hoàn chỉnh, hạn chế dùng câu tỉnh lược, câu đặc biệt.

4.3. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

Ngôn ngữ trang trọng là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp chính thức, đảm bảo chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách, tu tiên sử dụng từ toàn dân với nghĩa chính thống, lịch sự.

Ngôn ngữ thân mật là ngôn ngữ được sử dụng trong phạm vi sinh hoạt hằng ngày, thường sử dụng từ ngữ có sắc thái gần gũi và các kiểu câu đa dạng.

4.4. Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Giữ gìn tiếng Việt là bảo vệ sự trong sáng và giàu có của tiếng Việt - tài sản vô cùng lâu đời và quý báu mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Phát triển tiếng Việt là không ngừng mở rộng vốn từ, khả năng diễn đạt của tiếng Việt, hoàn thiện, chuẩn hóá tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và làm cho tiếng Việt ngày càng phổ biến rộng khắp.

Giữ gìn và phát triên tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc bảo toàn các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao vị thế dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mở rộng.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Sử dụng đồ hoạ hoặc sơ đồ tư duy, bảng biểu,... để tóm tắt các đặc điểm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Trả lời:

* Ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói

Đặc điểm

Ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói

Hình thức

Phi vật chất

Âm thanh

Kênh truyền đạt

Thị giác

Thính giác

Tính chính xác

Cao

Thấp

Tính chuẩn mực

Cao

Thấp

Tính phức tạp

Cao

Thấp

Mục đích

Ghi chép, lưu giữ thông tin

Giao tiếp trực tiếp

* Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật:

Đặc điểm

Ngôn ngữ trang trọng

Ngôn ngữ thân mật

Phạm vi sử dụng

Giao tiếp trong những dịp trang trọng, lịch sự

Giao tiếp trong những dịp không trang trọng, gần gũi

Ngữ điệu

Nhấn nhã, rõ ràng

Thản nhiên, thoải mái

Từ ngữ

Lựa chọn kỹ lưỡng, trang trọng

Sử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị

Câu cú

Mạch lạc, rõ ràng

Có thể sử dụng câu rút gọn, câu cảm thán

Phép tu từ

Sử dụng nhiều phép tu từ

Ít sử dụng phép tu từ

* Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Loại phương tiện

Phương tiện cụ thể

Tín hiệu của cơ thể

Ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…

Tín hiệu hình khối, màu sắc

Kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ, tranh, ảnh, màu sắc, bản đồ, sơ đồ…

Tín hiệu âm thanh

Tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,…

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và cần được cân nhắc một cách cẩn thận. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ và duy trì những giá trị văn hóa, truyền thống ngôn ngữ của dân tộc, tránh việc biến dạng, lẫn lộn với các ngôn ngữ khác, đảm bảo rằng tiếng Việt vẫn giữ được bản sắc riêng và không bị ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, để phát triển tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cũng cần mở rộng và phát triển ngôn ngữ để có thể thích nghi với môi trường toàn cầu hóa, kỹ thuật số hóa ngày càng phát triển. Điều này đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt trong việc sử dụng tiếng Việt, cập nhật từ vựng, thuật ngữ mới để có thể truyền đạt thông tin hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Do đó, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt cần được kết hợp một cách cân nhắc, linh hoạt để đảm bảo rằng chúng ta vẫn bảo tồn và phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ một cách bền vững và phù hợp với yêu cầu của thời đại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác