Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp tốt nghiệp THPT năm 2024, Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 2) được các Thầy/Cô giáo nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát đề thi minh họa môn Giáo dục công dân, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi từ đó có kế hoạch ôn tập, luyện đề để đạt kết quả cao trong bài thi môn GDCD tốt nghiệp THPT 2024.
Xem thử Đề thi thử GDCD 2024 Xem thử Đề GDCD theo đề tham khảo
Chỉ từ 400k mua trọn bộ đề thi thử GDCD năm 2024 của các Trường/Sở trên cả nước hoặc bộ đề thi GDCD biên soạn theo đề tham khảo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Kì thi tốt nghiệp tốt nghiệp THPT
Năm 2024
Bài thi môn: Giáo dục công dân
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Việc trẻ em được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để khám và chữa bệnh là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền phát triển. D. Quyền tham gia.
Câu 2: Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện là vi phạm
A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỷ luật.
Câu 3: Việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái phái pháp luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào là biểu hiện của quyền
A. khiếu nại. B. tố cáo. C. tham gia quản lí nhà nước. D. bầu cử và ứng cử.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Từ đủ 10 đến dưới 14 tuổi. B. Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
C. Từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi. D. Từ đủ 12 tuổi trở lên.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc chủ yếu là
A. giáo dục. B. tăng thêm hình phạt. C. đe dọa. D. trấn áp.
Câu 6: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật
A. quy định phải làm. B. khuyến khích làm.
C. cho phép làm. D. bắt buộc phải làm.
Câu 7: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào
A. địa vị xã hội và hoàn cảnh riêng của mỗi người.
B. sở thích và nhu cầu của mỗi người.
C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
D. thành phần xã hội và ý thức riêng của mỗi người.
Câu 8: Công dân có quyền học tập không hạn chế là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây?
A. quyền được phát triển của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền tự do của công dân. D. quyền học tập của công dân.
Câu 9: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú. Quy định này của pháp luật thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân. B. tài sản. C. lao động. D. tình cảm.
Câu 10: Cơ quan nào dưới đây có quyền ra lệnh bắt giam giữ người?
A. Ủy ban nhân dân các cấp. B. Hội đồng nhân dân tỉnh.
C. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông. D. Tòa án, Viện Kiểm Sát.
Câu 11: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và
A. Phòng thương binh xã hội. B. người sử dụng lao động.
C. Ủy ban nhân dân huyện. D. Tòa án nhân dân các cấp.
Câu 12: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm hình thức
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Đại diện. B. Ủy nhiệm. C. Trung gian. D. Trực tiếp.
Câu 14: Người có năng lực và trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật dân sự khi tự ý
thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Kinh doanh không đúng giấy phép. B. Xả thải gây ô nhiễm môi trường.
C. Thay đổi kiến trúc nhà đang thuê. D. Buôn bán trên vỉa hè trái phép.
Câu 15: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân?
A. Vu khống người khác. B. Bóc mở thư của người khác.
C. Tự ý vào chỗ ở của người khác. D. Bắt người không có lý do.
Câu 16: Việc quy định mỗi cử tri có một lá phiếu và giá trị của các lá phiếu là ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử?
A. Phổ thông . B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng.
Câu 17: Căn cứ nào sau đây để pháp luật qui định các mức thuế khác nhau đối với doanh nghiệp?
A. Uy tính của người đứng đầu kinh doanh. B. Thời gian kinh doanh.
C. Khả năng kính doanh. D. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, chủ thể nào dưới đây có thể thực hiện quyền khiếu nại?
A. Chỉ công dân. B. Chỉ tổ chức. C. Chỉ cán bộ công chức. D. Cá nhân, tổ chức.
Câu 19: Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng.
B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình.
C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
D. Bắt người không có lí do.
Câu 20: Công dân thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền trưng cầu ý dân. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Quyền về đời sống xã hội.
Câu 21: Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tự do nghiên cứu khoa học. B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học.
C. Đưa ra các phát minh sáng chế. D. Sáng tác văn học nghệ thuật.
Câu 22: Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung
A. quyền được phát triển của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền tự do của công dân. D. quyền học tập của công dân.
Câu 23: Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa là biểu hiện của
A. quyền học tập. B. quyền sáng tạo. C. quyền được phát triển. D. quyền tham gia.
Câu 24: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây?
A. Quyền của công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Quyền của công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.
C. Quyền của các bộ công chức nhà nước. D. Quyền của mọi công dân.
Câu 25: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
A. công bằng xã hội trong giáo dục. B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục. D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 26: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh ?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Xóa đói giảm nghèo ở địa phương mình kinh doanh.
C. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
D. Đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho người lao động.
Câu 27. Yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất của cải vật chất là
A. tư liệu lao động. B. đối tượng lao động.
C. sức lao động. D. công cụ lao động.
Câu 28. Một trong những tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là
A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. khuyến khích sản xuất tự cung, tự cấp.
C. chiếm lĩnh ngân sách quốc gia. D. bảo mật tỉ lệ lạm phát kinh tế.
Câu 29. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa sẽ
A. không tăng. B. ổn định. C. giảm. D. tăng lên.
Câu 30. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá sẽ
A. giảm. B. không tăng. C. ổn định. D. tăng lên.
Câu 31: Ông A gửi đơn tố cáo công ty Z thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 32: Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Trước khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. thân nhân. B. nhân thân. C. tài sản. D. hôn nhân.
Câu 33: Trên đường đi học về, tại ngã tư mặc dù đường vắng nhưng học sinh N vẫn quyết định không vượt đèn đỏ. Học sinh N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 34: Ông A vận chuyển gia cầm bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Hành vi của ông A đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỷ luật.
Câu 35: Qua giới thiệu của anh A, bà C vay được 1 triệu đồng của ông B. Quá hạn trả nợ nhưng bà C chưa thanh toán mà còn tránh mặt anh A và ông B. Vì vậy, ông B mua hàng của chị D, con gái bà C, nhưng không trả 1 triệu đồng để trừ vào khoản nợ mà bà C đã vay. Bức xúc do không đòi được tiền, chị D ném chất thải vào nhà ông B. Những ai sau đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Ông B và chị D. B. Bà C và ông B.
C. Bà C, chị D và ông B. D. Bà C, anh A và chị D.
Câu 36. Ông V lãnh đạo cơ quan huyện X nhận được đơn tố cáo về việc cán bộ xã T là ông S làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ xây nhà tình nghĩa của xã. Ông V đã phân công anh N đến xã T xác minh, điều tra sự việc. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Qua quá trình điều tra, xác minh, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo là đúng sự thật. Những ai sau đây đã thi hành pháp luật?
A. Ông V, anh N và bà B B. Ông V và anh N.
C. Bà B và ông S. D. Ông V, ông S và bà B.
Câu 37: Ông M Giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê Q đánh trọng thương Giám đốc M. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Ông M, anh T và Q. B. Ông M, Anh T, Q và chị L.
C. Ông M và Q. D. Anh T và Q.
Câu 38: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh T, anh S và anh K. C. Anh T và anh S.
B. Anh C, anh T và anh S D. Anh S và anh C.
Câu 39: H, M và K đang truy đuổi tên cướp túi sách, khi vào trong ngõ hẻm thì mất dấu vết, H nhìn quanh thấy có 1 ngôi nhà đang mở cổng nên bảo K và M vào ngôi nhà đó để khám còn mình chạy theo hướng khác để truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. H và K. B. K và M. C. H, K và M. D. H và M.
Câu 40: Anh M và anh N cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Bình Tân. Vì có mối quan hệ thân thiết với anh N nên ông H lãnh đạo cơ quan yêu cầu chị K hủy hồ sơ của anh M. Những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông H, chị K. B. Ông H, chị K, và anh N.
C. Ông H. D. Anh M, anh N, ông H, chị K.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ THI
I. CẤU TRÚC ĐỀ:
Lớp |
MỤC LỤC |
Nhận biết Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
TỔNG |
12 |
Bài 2. Thực hiện pháp luậ |
6 |
3 |
3 |
12 |
Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật |
1 |
1 |
|||
Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội |
3 |
1 |
1 |
5 |
|
Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản |
3 |
2 |
5 |
||
Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ |
5 |
5 |
|||
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân |
6 |
6 |
|||
Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước |
2 |
2 |
|||
11 |
Bài 1. Công dân với sự phát triển kinh tế |
1 |
1 |
||
Bài 2. Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường |
1 |
1 |
|||
Bài 3. Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa |
1 |
1 |
|||
Bài 5. Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa |
1 |
1 |
II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:
- Cấu trúc: 75% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu. 25% câu hỏi mức độ vận dụng.
- Nội dung:
+ Phần lớn là chương trình lớp 12 còn lại là 4 câu của lớp 11 trong học kỳ 1.
+ Biên soạn sát với đề thi minh họa của bộ giáo dục tốt nghiệp THPT năm 2021.
III. ĐÁP ÁN
1-C |
2-D |
3-B |
4-B |
5-A |
6-A |
7-C |
8-D |
9-A |
10-D |
11-B |
12-A |
13-D |
14-C |
15-A |
16-D |
17-D |
18-A |
19-C |
20-C |
21B |
22-D |
23-C |
24-D |
25-A |
26-A |
27-C |
28-A |
29-D |
30-D |
31-D |
32-C |
33-D |
34-C |
35-B |
36-B |
37-A |
38-D |
39-B |
40-A |
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 31: Ông A gửi đơn tố cáo công ty Z thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
- Sử dụng pháp luật: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình.
- Ông A đã sử dụng đúng đắn quyền của mình, phù hợp với hình thức Sử dụng pháp luật.
Câu 32: Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Trước khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. thân nhân. B. nhân thân. C. tài sản. D. hôn nhân.
- Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. Vì vậy, trước khi quyết định về tài sản chung vợ chồng phải có sự bàn bạc thống nhất.
- Việc ông A tự ý bán căn nhà mà không hỏi ý kiến vợ là vi phạm pháp luật về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.
Câu 33: Trên đường đi học về, tại ngã tư mặc dù đường vắng nhưng học sinh N vẫn quyết định không vượt đèn đỏ. Học sinh N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
- Tuân thủ pháp luật: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Hành vi của N là tuân thủ pháp luật, tức là cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
Câu 34: Ông A vận chuyển gia cầm bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Hành vi của ông A đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỷ luật.
- Hành vi của ông A là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bệnh, đó là vi phạm Hành chính.
Câu 35: Qua giới thiệu của anh A, bà C vay được 1 triệu đồng của ông B. Quá hạn trả nợ nhưng bà C chưa thanh toán mà còn tránh mặt anh A và ông B. Vì vậy, ông B mua hàng của chị D, con gái bà C, nhưng không trả 1 triệu đồng để trừ vào khoản nợ mà bà C đã vay. Bức xúc do không đòi được tiền, chị D ném chất thải vào nhà ông B. Những ai sau đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Ông B và chị D. B. Bà C và ông B.
C. Bà C, chị D và ông B. D. Bà C, anh A và chị D.
- Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Bà C vay 1 triệu của ông B đến hạn mà không trả là vi phạm pháp luật dân sự trong quan hệ tài sản vay mượn.
- Ông B mua hàng của chị D nhưng không trả 1 triệu mặc dù chị D là con của bà C là vi phạm pháp luật dân sự trong quan hệ tài sản mua bán.
Câu 36. Ông V lãnh đạo cơ quan huyện X nhận được đơn tố cáo về việc cán bộ xã T là ông S làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ xây nhà tình nghĩa của xã. Ông V đã phân công anh N đến xã T xác minh, điều tra sự việc. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Qua quá trình điều tra, xác minh, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo là đúng sự thật. Những ai sau đây đã thi hành pháp luật?
A. Ông V, anh N và bà B B. Ông V và anh N.
C. Bà B và ông S. D. Ông V, ông S và bà B.
- Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Ông V là người có trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo của công dân, sau khi nhận được đơn tố cáo ông đã phân công anh N đi xác minh sự việc, vậy ông V đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, chúng ta nói ông V đã thi hành pháp luật.
- Anh N đã đi xác minh và đồng thời từ chối nhận tiền hối lộ của người khác để đưa ra kết quả điều tra, xác minh đúng sự thất, vậy anh N đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, chúng ta nói anh N đã thi hành pháp luật.
Câu 37: Ông M Giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê Q đánh trọng thương Giám đốc. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật?
A. Ông M, anh T và Q. B. Ông M, Anh T, Q và chị L.
C. Ông M và Q. D. Anh T và Q.
- Ông M đã ký hợp động dài hạn với anh T nhưng sau đó 1 tháng lại đuổi việc anh T không có lí do chính đáng là vi phạm pháp luật lao động trong giao kết hợp đồng lao động.
- Anh T đã có hành vi trả thù ông M bằng cách thuê Q đáng trọng thương Giám đốc M là vi phạm pháp luật.
- Anh Q được thuê và có hành vi đánh trọng thương Giám đốc M là vi phạm pháp luật.
Câu 38: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh T, anh S và anh K. C. Anh T và anh S.
B. Anh C, anh T và anh S D. Anh S và anh C.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm Sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
- Anh S và anh C khám nhà trái pháp luật và có hành vi khống chế và giam giữ ông B, việc làm của anh S và anh C là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 39: H, M và K đang truy đuổi tên cướp túi sách, khi vào trong ngõ hẻm thì mất dấu vết, H nhìn quanh thấy có 1 ngôi nhà đang mở cổng nên bảo K và M vào ngôi nhà đó để khám còn mình chạy theo hướng khác để truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. H và K. B. K và M. C. H, K và M. D. H và M.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
- Trong trường hợp này K và M đã tự ý vào chỗ ở của người khác để khám xét khi chưa có sự đồng ý của người đó là trái với quy định của pháp luật.
Câu 40: Anh M và anh N cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Bình Tân. Vì có mối quan hệ thân thiết với anh N nên ông H lãnh đạo cơ quan yêu cầu chị K hủy hồ sơ của anh M. Những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông H, chị K. B. Ông H, chị K, và anh N.
C. Ông H. D. Anh M, anh N, ông H, chị K.
- Theo quy định của pháp luật, mọi công dân được tự do kinh doanh theo luật định và bình đẳng trong thực hiện quyền kinh doanh
- Trong trường hợp này, ông H đã hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh của anh M chấp nhận hồ sơ anh N do quen biết là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Chị K biết nhưng vẫn làm theo chỉ đạo của ông H là vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
Xem thử Đề thi thử GDCD 2024 Xem thử Đề GDCD theo đề tham khảo
Xem thêm các đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 1)
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 3)
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 4)
- Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 5)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều