Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 1)

Để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp tốt nghiệp THPT năm 2024, Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án (Đề 1) được các Thầy/Cô giáo nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát đề thi minh họa môn Giáo dục công dân, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi từ đó có kế hoạch ôn tập, luyện đề để đạt kết quả cao trong bài thi môn GDCD tốt nghiệp THPT 2024.

Xem thử Đề thi thử GDCD 2024 Xem thử Đề GDCD theo đề tham khảo

Chỉ từ 400k mua trọn bộ đề thi thử GDCD năm 2024 của các Trường/Sở trên cả nước hoặc bộ đề thi GDCD biên soạn theo đề tham khảo bản word có lời giải chi tiết:

Download

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Kì thi tốt nghiệp tốt nghiệp THPT

Năm 2024

Bài thi môn: Giáo dục công dân

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian phát đề)

Ma trận

Lớp

Chương  (bài)

Nhận

 biết

Thông 

hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Số 

câu

12

Thực hiện pháp luât

3

3

3

3

12

12

Công dân bình đẳng trước pháp luật

2

1

0

0

3

12

Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

1

1

1

1

4

12

Các quyền tự do cơ bản của công dân

1

2

0

2

5

12

Công dân với các quyền dân chủ

1

4

0

0

5

12

Pháp luật với sự phát triển của công dân

2

4

0

0

6

12

Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

0

1

0

0

1

11

Công dân với kinh tế

4

0

0

0

4


Tổng

14

16

4

6

40


Điểm

3,5

4

1

1,5

10

ĐỊNH  HƯỚNG RA ĐỀ:

Nội dung kiến thức tập trung chủ yếu lớp 12 (từ bài 2 đến bài 9) gồm có 36 câu .

Kiến thức lớp 11 thuộc chuyên đề công dân với kinh tế ( bài 1,2,3,5)  gồm 4 câu, chủ yếu là câu hỏi nhận biết, không có mối liên hệ với kiến thức lớp 12.

NỘI DUNG ĐỀ

Câu 1. Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm X đã xả chất thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong trường hợp này trang trại  X đã

A. không tuân thủ pháp luật.                         B. không áp dụng pháp luật.

C. không sử dụng pháp luật.                         D. không thi hành pháp luật.

Câu 2. Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh người bị thương nặng.    

C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà ko trả tiền.   

D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.

Câu 3. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

A. ở những nơi có người tụ tập.                   B. trong các cuộc họp của cơ quan.

C. ở những nơi công cộng.                           D. ở bất cứ nơi nào.

Câu 4. Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự.              B. Dân sự.                    C. Hành chính.                         D. Kỉ luật.   

Câu 5: Ông A đã chủ động nộp tiền thuế sử dụng đất đai hàng năm. Ông A đã thực hiện hình thức pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.                                 B. Thi hành pháp luật. 

C. Sử dụng pháp luật.                                 D. Áp dụng pháp luật.

Câu 6. Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền

A. kinh doanh không cần đăng kí.               B. miễn giảm thuế.

C. tự chủ đăng kí kinh doanh.                     D. tự chủ tiến hành kinh doanh.

Câu 7. Bên bán hàng   không giao hàng đầy đủ theo đúng thời hạn như đã thỏa thuận

với bên mua hàng. Khi đó bên bán  hàng đã vi phạm  pháp luật

A. kỷ luật       B. dân sự           C. hình sự                       D. hành chính

 Câu 8. Trong kì tuyển đại học, cao đẳng năm 2021 bạn A đã lựa chọn đăng kí vào trường Đại học sư phạm Hà Nội vì đã từ lâu A mơ ước trở thành cô giáo. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập của A?

A. Học không hạn chế.                                B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Học thường xuyên, học suốt đời.           D. Học bất cứ ngành nghề nào.

Câu 9:  Nhà nước tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. A đã nhờ B bỏ phiếu hộ. A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?

A. bình đẳng.               B. bỏ phiếu kín.       C. trực tiếp.              D. phổ thông .

Câu 10. Tháng 4 năm 2021 anh K, anh B đi tập thể dục buổi sáng cùng bạn gái anh N nhưng K, B không đeo khẩu trang. Thấy những người đi đường dùng điện thoại để quay video, anh K và B đã vội vàng bỏ đi.  Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Anh K và anh B.                                     B. Anh K và bạn gái N.

C. Anh K, anh B và người bạn gái N.         D. Anh K, bạn gái N và người quay video.

Câu 11. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất bao gồm

A. sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.

B. sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động.

C. sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.

D. sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất .

Câu 12. Hàng hoá có những thuộc tính nào dưới đây?

A. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt.             B. Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt.

C. Giá trị và giá trị sử dụng.                         D. Giá trị và giá trị trao đổi.

Câu 13. Trường A đặc cách cho B vào lớp 1 vì em mới 5 tuổi mà đã biết đọc biết viết và làm phép tính thành thạo. Thấy vậy, phụ huynh học sinh D cùng lớp làm đơn tố cáo nhà trường. Trong trường hợp này phụ huynh học sinh D đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân? 

A. Quyền học thường xuyên.                       B. Quyền học không hạn chế.

C. Quyền được tự do cá nhân.                    D. Quyền được phát triển.

Câu 14. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là

A. cầu.                         B. cung.                   C. tổng cầu.             D. tiêu thụ.

Câu 15. Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi người được tự do

A. kinh doanh khi có đủ các điều kiện vật chất.

B. kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

C. quyết định thực hiện kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào.

D. quyết định mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.

Câu 16.   Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao. Nội dung này thể hiện quyền

A. dân chủ của công dân.                           B. sáng tạo của công dân.

C. phát triển của công dân.                        D. học tập của công dân.

Câu 17. Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm), làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. sử dụng pháp luật.                       B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật .                      D.áp dụng pháp luật.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

A.   Học tập suốt đời.                                      B. Tự do nghiên cứu khoa học.

C.   Học bất cứ ngành nghề nào.                    D.  Học không hạn chế.

Câu 19. Dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ

A. trực tiếp.           B. gián tiếp.            C. tập trung.          D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 20.  Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân?

A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.         

B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân.

C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.

D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội.

Câu 21. Quyền bầu cử và quyển ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân thể hiện trong lĩnh vực nào?

A. Trong lĩnh vực kinh tế                         B. Trong lĩnh vực chính trị. 

C. Trong lĩnh vực văn hóa                       D. Trong lĩnh vực xã hội

Câu 22. Để không phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật, công dân cần

A. làm những việc theo nghĩa vụ.

B. làm việc theo nhu cầu của mọi người.

C. làm những việc theo ý muốn chủ quan của mình.

D. sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Câu 23. Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật là thể hiện trách nhiệm của 

A. công dân.                B. xã hội.                  C. toàn dân.              D. nhà nước.

Câu 24. Ông A đã chủ động nộp tiền thuế sử dụng đất đai hàng năm. Ông A đã thực hiện hình thức pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.                                 B. Thi hành pháp luật. 

C. Sử dụng pháp luật.                                 D. Áp dụng pháp luật.

Câu 25. Tòa án nhần dân huyện X triệu tập A để xét xử vụ án li hôn giữa A và vợ. Vậy tòa án đang:

A. sử dụng pháp luật.                              B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.                              D. áp dụng pháp luật.

Câu 26. Không ai bị bắt nếu

A. không có sự phê chuẩn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

B. không có sự  chứng kiến của đại diện gia đình  bị can bị cáo.

C. không có phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang.

D. không có sự đồng ý của các tổ chức xã hội.

Câu 27. Tự ý vào nhà người khác để tìm kiếm, đối tượng trộm cắp đã vi phạm quyền nào dưới đây ?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.                               B. Bảo mật nơi cư trú hợp pháp

C. Được bảo hộ về tài sản riêng.                             D. Khai báo tạm trú, tạm vắng.

Câu 28. Việc vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây?

A. Đánh người gây thương tích.                  

B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.

C. Khám xét nhà khi không có lệnh. 

D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác.

Câu 29. Hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì hàng hóa

A. xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.

B. chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.

C. ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất của loài người.

D. ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.

Câu 30. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung

A. quyền được phát triển của công dân.            B. quyền sáng tạo của công dân.

C. quyền tự do của công dân.                            D. quyền học tập của công dân.

Câu 31. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế là

A. quyền dân chủ của công dân trong kinh doanh.

B. quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.

C. quyền bình đẳng trong hoạt động  kinh doanh.

Dquyền tự do cơ bản của công dân trong sản xuất kinh doanh.

Câu 32. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Nội dung này thể hiện quyền

A. học tập của công dân.                              B. sáng tạo của công dân.

C. dân chủ của công dân.                             D. phát triển của công dân.

Câu 33. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.          B. tài sản chung.            C. tài sản riêng.            D.tình cảm

Câu 34. Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tình li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà S, mẹ đẻ anh B đã nhiều lần xúi giục, nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị K và bố con anh B.                         B. Bà S và con trai anh B.

C. Bà S và bố con anh B.                          D. Anh B và chị K.

Câu 35.  Sau khi đến cơ quan làm việc, L rủ H (cùng phòng) đi ăn sáng. Vừa ngồi xuống ghế ở quán của chị N, L đã cằn nhằn với H: Sáng ra đã bực mình, tôi vừa bị lão K (trưởng phòng) quát bà ạ. H nói: Dọa kỷ luật về vụ đi ăn sáng thế này chứ gì. Rồi hai người nhỏ to nói xấu ông K. Bất bình với thái độ của chị L, H nhưng lại sợ mất khách nên chị N không nói gì mà tối về lại chia sẻ câu chuyện đó lên fecbook và chê bai ý thức, thái độ của chị L, H. Hỏi: Ai là người vi phạm pháp luật?

A. Chỉ ông K.                 B. Chị L, H.          C. Chị H, L, N.       D. Ông K, chị N. 

Câu 36. Trong kì nghỉ tết nguyên đán, D đã rủ S, P, Q cùng xóm tham gia chơi bài ăn tiền. Biết được tin này, em trai của D là T đến cổ vũ. Bị thua khá nhiều, Q đã chơi gian lận nhưng bị T biết được nói cho D. Tức tối 2 anh em D và T lao vào đánh Q làm Q bị thương nặng, giám định thương tật là 12%. Những ai phải chịu trách nhiệm hình sự ?

A. Anh D, T, S, P, Q.                        B. Anh D, Q.

C. Anh em D và T.                           D. Anh Q, D và T.       

Câu 37. K và Q (học Sinh 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm vào anh B đi xe máy chở em X (13 tuổi) lao từ trong ngõ ra mà không quan sát. Cảnh sát giao thông yêu cầu cả bốn người dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này, những chủ thể nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính?

A. Anh B, K và Q.          B. Anh B, em X và Q.          C. Anh B và K.        D. K và Q.

Câu 38. Vì lý do sức khỏe, những người ốm đau không thể tự đi bỏ phiếu bầu cử thì 

A. nhờ bất cứ ai đi bỏ phiếu hộ là được.

B. bầu thông qua cách thức là gửi thư.

C. tổ bầu cử mang hòm phiếu đến tận nơi để người ốm trực tiếp bỏ phiếu.

D. nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ.

Câu 39. Ông A làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Làm xong, ông lục túi thì thấy mất 200.000 đồng. Nghi ngay cho V là đứa trẻ hàng xóm lấy trộm. Ông A bắt và trói tay V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V nhận đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền

A. bảo hộ về tính mạng.                              B. bảo hộ nhân phẩm, danh dự.

C. bất khả xâm phạm về thân thể.              D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 40. Do công việc làm ăn của D khó khăn, nên đã vay  nóng của anh K với số tiền là 50 triệu đồng, theo lãi suất ngân hàng   và trả lãi theo tháng. Nhưng tháng này D có việc nên không thể trả lãi đúng hạn, D có xin khất nhưng K không đồng ý. K tự ý lấy hình ảnh cá nhân của D đăng lên facebook cá nhân của K, bêu rếu D là trốn nợ, nhờ mọi người chia sẻ và gặp D ở đâu nhờ chỉ giùm và hậu tạ. Hành vi của K đã xâm phạm quyền nào của công dân?

 A. Quyền tự do ngôn luận.

 B. Quyền khiếu nại, tố cáo.

 C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

 D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

ĐÁP ÁN

1A

6C

11A

16D

21B

26C

31B

36A

2A

7B

12C

17B

22D

27A

32A

37A

3B

8D

13D

18B

23D

28B

33A

38C

4D

9C

14A

19A

24B

29B

34B

39C

5B

10A

15B

20C

25D

30D

35C

40C

GIẢI CHI TIẾT

Câu 34. Chọn đáp án B

Bà S, mẹ đẻ anh B đã nhiều lần xúi giục, nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố → vi phạm bình đẳng trong hôn nhân gia đình

Câu 35. Chọn đáp án C

- Trong giờ làm việc L, H ra ngoài ăn sáng là vi phạm kỉ luật lao động

- Chị N nói xấu L, H công khai trên facebook vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự

Câu 36. Chọn đáp án A.

D đã rủ S, P, Q cùng xóm tham gia chơi bài ăn tiền nên cả D, S, P, Q đều vi phạm pháp luật hình sự.

- D và T lao vào đánh Q làm Q bị thương nặng, giám định thương tật là 12% T vi phạm pháp luật hình sự.

Câu 37. Chọn đáp án A

K và Q (học Sinh 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm K, Q vi phạm luật an toàn giao thông chịu trách nhiệm hành chính.

- Anh B đi xe máy lao từ trong ngõ ra mà không quan sát vi phạm luật an toàn giao thông chịu trách nhiệm hành chính. 

Xem thử Đề thi thử GDCD 2024 Xem thử Đề GDCD theo đề tham khảo

Xem thêm các đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học