Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2018

Với Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2018 sẽ giúp học sinh ôn luyện đề thi ĐGNL đạt kết quả tốt.

Tải xuống

Xem thử Đề ĐGNL ĐHQG HCM

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi ĐGNL, ĐGTD của các trường bản word có lời giải chi tiết:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

Đề thi Đánh giá năng lực năm 2021 - 2022

Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN 1. NGÔN NGỮ 

1.1. TIẾNG VIỆT 

Câu 1. Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào? 

A. Tày.                 B. Mường.            C. Ê-đê.                D. Mnông. 

Câu 2. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện mối quan hệ chính? 

A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng. 

B. Mối quan hệ giữa chị và em trong gia đình. 

C. Mối quan hệ giữa thiện và ác. 

D. Mối quan hệ giữa nhà vua và dân chúng. 

Câu 3. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Trăng quầng thì hạn, trăng… thì mưa.” 

A. tỏ                     B. sáng                  C. mờ                    D. tán 

Câu 4. Hãy chọn đáp án đúng: 

A. Năng nhặt chặt bị. 

B. Siêng nhặt chặt bị. 

C. Năng nhặt đầy bị. 

D. Năng nhặt chặt túi. 

Câu 5.Mèo mả gà đồng” là: 

A. thành ngữ. 

B. tục ngữ. 

C. câu đố. 

D. thần thoại. 

Câu 6.Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ: 

A. lục bát. 

B. ngũ ngôn. 

C. song thất lục bát. 

D. tự do. 

Câu 7.Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim” (Từ ấy, Tố Hữu) thuộc dòng thơ: 

A. dân gian. 

B. trung đại. 

C. thơ Mới. 

D. cách mạng. 

Câu 8. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng… ở trong lòng.” (Tống biệt hành - Thâm Tâm) 

A. khóc                 B. gió                    C. sóng                 D. hát 

Câu 9. “Mình về rừng núi nhớ ai/ Trám bùi để rụng, măng mai để già.” 

Câu nào dưới đây không đúng với nội dung của hai câu thơ trên? 

A. Nỗi nhớ trào dâng trong tâm hồn người ở lại, bao trùm cả không gian núi rừng. 

B. Thiên nhiên Việt Bắc dường như cũng có linh hồn, cũng thơ thẩn, ngơ ngẩn vì nhung nhớ người đi. 

C. Thiên nhiên Việt Bắc hoang vu, thơ mộng nhưng cũng phong phú, đa dạng các sản vật. 

D. Tình cảm gắn bó của đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ kháng chiến. 

Câu 10. “Anh dắt em qua cầu/ Cởi áo đưa cho nhau/ Nhớ về nhà dối mẹ/ Gió bay rồi còn đâu.” (Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách). 

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ: 

A. dân gian. 

B. trung đại. 

C. thơ mới. 

D. thơ hiện đại. 

Câu 11. Trong các câu sau: 

I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực. 

II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên. 

III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa. 

IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi. 

Những câu nào mắc lỗi? 

A. Câu I và II. 

B. Câu III và IV. 

C. Câu I và III. 

D. Câu II và IV. 

Câu 12.Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây dựng một số tuyến đường giao thông theo dự án.” là câu: A. thiếu chủ ngữ. 

B. thiếu vị ngữ. 

C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ. 

D. sai logic. 

Câu 13. Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là: 

A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau. 

B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau. 

C. từ láy toàn thể. 

D. từ láy bộ phận.

Câu 14.Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh” (4). 

(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh) 

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là: 

A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ. 

B. tư chất nghệ sĩ. 

C. sự không chuyên, thiếu cố gắng. 

D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng. 

Câu 15. “… Có phải duyên nhau thì thắm lại 

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.” 

(Mời trầu, Hồ Xuân Hương) 

Từ “lại” trong câu thơ trên có nghĩa là: 

A. sự lặp lại một vị trí, hành động, sự kiện, thuộc tính. 

B. sự di chuyển, đi lại, tăng khoảng cách. 

C. sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành động. 

D. sự hướng tâm, thu hẹp khoảng cách về thể tích, không gian. 

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20 

“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây. 

Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối. 

Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”. 

(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư) 

Câu 16. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là: 

A. sinh hoạt. 

B. chính luận. 

C. nghệ thuật. 

D. báo chí. 

Câu 17. Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là: 

A. bi lụy. 

B. hạnh phúc. 

C. cau có. 

D. vô cảm. 

Câu 18. Trong những câu văn sau: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây…”, phương thức biểu đạt chủ yếu là: 

A. tự sự. 

B. thuyết minh. 

C. nghị luận. 

D. miêu tả. 

Câu 19. Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là: 

A. thành phố. 

B. thị trấn trong sương. 

C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu. 

D. làng chài ven biển. 

Câu 20. Chủ đề chính của đoạn văn là: 

A. nỗi nhớ quê của kẻ tha hương. 

B. sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn. 

C. niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê. 

D. người chồng bạc bẽo.

1.2. TIẾNG ANH 

Question 21 - 25 (Proper Grammar Usage) 

Directions: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank. Blacken your choice on your answer sheet

Câu 21. The cutting or replacement of trees in many places in the city ____ arguments recently. 

A. has caused 

B. have caused 

C. are creating 

D. created 

Câu 22. _____ places in our city are heavily polluted. 

A. Much                B. Mostly              C. All of                D. Many 

Câu 23. There were _____ negative comments on Tom’s post that he had to remove it. 

A. too much 

B. so many 

C. some of 

D. plenty 

Câu 24. His mother is _____ mine, but he is younger than me. 

A. more old than 

B. old as 

C. not as older as 

D. older than 

Câu 25. You’re driving _____! It is really dangerous in this snowy weather. 

A. carelessly 

B. careless 

C. carelessness 

D. carefulness 

Question 26 - 30 (Error Identification

Directions: Each of the following sentences has ONE error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet

Câu 26. There were too many participants in the event, so each of them were asked just one question. 

                                      A                        B                   C                      D

Câu 27. Mary works as a journalist for a magazine that specializes in man’s clothes and footwear. 

                             A                       B                      C                                              D                  

Câu 28. Timmy’s pet dog is so lovely. It always wags it’s tail to greet him whenever he comes home

                                           A                                         B            C                                                D

Câu 29. I love traveling. I wish to visit the Europe some day in a near future

                             A               B                    C                                    D

Câu 30. Do not read comics too often. Its pictures and short texts do not help to develop your language skills. 

                                                A         B                        C                                                          D

Question 31 - 35 (Sentence Comprehension) 

Directions: Which of the following best restates each of the given sentences? Find it and blacken your choice on your answer sheet

Câu 31. I may buy a piece of land as a way of saving for my old age. 

A. To save for my old age, I am advised to buy a piece of land. 

B. It is possible that I will save for my old age after buying a piece of land. 

C. After I have saved for my old age, I will buy a piece of land. 

D. To save for my old age, I am likely to buy a piece of land. 

Câu 32. Linda was awarded the first prize in swimming. 

A. Linda won the first prize in swimming. 

B. Linda was chosen to award the first prize in swimming. 

C. Linda will win the first prize in swimming. 

D. Linda joined a swimming contest and tried to win the first prize. 

Câu 33. Timmy seems to be smarter than all the other kids in his group. 

A. Timmy is as smart as all the kids in his group. 

B. All the other kids in Timmy’s group are certainly not as smart as him. 

C. Other kids are smart, but Timmy is smarter than most of them. 

D. It is likely that Timmy is the smartest of all the kids in his group.

Câu 34. When I was sick, my best friend took care of me. 

A. I had to look after my best friend, who was sick. 

B. I was sick when I cared for my best friend. 

C. I was cared for by my best friend when I was sick. 

D. My best friend was taken care of by me when getting sick. 

Câu 35. The doctor told Jack, “You cannot go home until you feel better.” 

A. The doctor did not allow Jack to go home until Jack felt better. 

B. The doctor advised Jack to stay until Jack felt better. 

C. The doctor does not want Jack to go home because Jack is not feeling well now. 

D. The doctor asked Jack to stay at home until Jack felt better. 

Question 36 - 40 (Passage Comprehension) 

Read the passage carefully

At home, I used to suffer enough with my husband who is a heavy smoker. Now, I am delighted that smoking is going to be banned in the majority of enclosed public spaces in Britain from July this year. In fact, I cannot wait for the ban to arrive. When hanging out, I am fed up with sitting in pubs with my eyes and throat hurting because of all the tobacco smoke in the air. As soon as I leave the pub I always find that my clothes and hair stink of cigarettes, so the first thing I do when I get home is have a shower. 

It is not my problem if smokers want to destroy their own health, but I hate it when they start polluting my lungs as well. Passive smoking is a real problem, as a lot of medical studies have shown that non-smokers who spend a long time in smoky environments have an increased risk of heart disease and lung cancer. 

It is ridiculous when you hear smokers talking about the ban taking away their ‘rights’. If they are in a pub and they feel the need for a cigarette, obviously they will still be able to go outside in the street and have one. What is wrong with that? It will certainly be a bit inconvenient for them, but maybe that will help them to quit. 

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question

Câu 36. What is the passage mainly about? 

A. Reasons British people suggest the government to ban smoking in public places. 

B. How British people oppose the smoking ban in enclosed public spaces. 

C. A personal view on British smoking ban in enclosed public areas. 

D. Harmful effects of smoking on second-hand smokers in the family. 

Câu 37. According to paragraph 2, what does the writer say about smokers? 

A. They have risks of heart disease. 

B. They will certainly have lung cancer. 

C. She does not care about their health. 

D. They have polluted lungs. 

Câu 38. According to the passage, what can be inferred about the writer’s attitude toward the smoking ban? 

A. She thinks it might be helpful to smokers. 

B. She feels sorry for heavy smokers. 

C. She thinks it is unnecessary. 

D. She expresses no feelings. 

Câu 39. In paragraph 1, what is the word stink closest in meaning to? 

A. smell unpleasantly 

B. cover fully 

C. pack tightly 

D. get dirty 

Câu 40. In paragraph 3, what does the word one refer to? 

A. need                 B. pub                   C. cigarette            D. street

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 

Câu 41. Một người mua xe máy với giá 45 triệu đồng. Biết rằng giá trị khấu hao tài sản xe giảm 60% mỗi năm. Hỏi sau bao nhiêu năm thì giá trị xe chỉ còn 5 triệu đồng? 

A. 2 năm.              B. 2,5 năm.           C. 3 năm.              D. 3,5 năm. 

Câu 42. Bốn người cùng góp tiền mua một món quà giá 60.000 đồng. Người thứ hai, ba, tư trả số tiền lần lượt bằng 1/2; 1/3; 1/4 tổng số tiền của ba người còn lại. Khi đó số tiền mà người thứ nhất trả là: 

A. 10.000 đ. 

B. 12.000 đ. 

C. 13.000 đ. 

D. 15.000 đ. 

Câu 43. Phương trình mặt cầu tâm I(1; 2; 3) và tiếp xúc với trục Oy là: 

A. x2 + y2 + z2 - 2x + 4y - 6z + 9 = 0

B. x2 + y2 + z2 + 2x - 4y + 6z + 9 = 0

C. x2 + y2 + z2 - 2x + 4y - 6z + 4 = 0

D. x2 + y2 + z2 + 2x - 4y + 6z + 4 = 0

Câu 44. Trong lớp học có 10 học sinh gồm 5 nam và 5 nữ. Có bao nhiêu cách chọn một đội văn nghệ gồm 6 bạn sao cho số nam bằng số nữ? 

A. 100.                  B. 225.                  C. 150.                  D. 81. 

Câu 45. Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng là 0,8. Xác suất người thứ hai bắn trúng là 0,7. Xác suất để cả hai người cùng bắn trúng là: 

A. 0,5.                   B. 0,326.               C. 0,6.                   D. 0,56. 

Câu 46. Một tam giác có chu vi bằng 8 (đơn vị) và độ dài các cạnh là số nguyên. Diện tích tam giác là: 

A. 2√2                 B. 2√3                  C. 3√2                 D. 3√3

Câu 47. Trong một buổi dạ hội, mỗi người nam khiêu vũ với đúng 4 người nữ và mỗi người nữ khiêu vũ với đúng 3 người nam. Biết rằng có 35 người tham dự dạ hội, hỏi có bao nhiêu người nữ? 

A. 15.                    B. 24.                    C. 22.                    D. 20.  

Câu 48. Một vật chuyển động với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc với gia tốc a(t) = 3t + t2 (m/s2 ). Quãng đường vật đi được trong khoảng 10 giây kể từ lúc tăng tốc là: 

A. 143,3 m.           B. 430 m.              C. 4.300 m.           D. 1.433,3 m. 

Câu 49. Trong mặt phẳng phức, tập hợp biểu diễn các số phức z ≠ 0 thỏa mãn Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2018 | Đề thi ĐGNL là:

A. một đường thẳng. 

B. một đường tròn. 

C. một elip. 

D. một điểm. 

Câu 50. Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AA’, CC’. Mặt phẳng (BEF) chia khối lăng trụ thành hai phần. Tỉ số thể tích của hai phần đó là: 

A. 1:3.                   B. 1:1.                   C. 1:2.                   D. 2:3.

b. Biết rằng khẳng định “Nếu hôm nay trời mưa thì tôi ở nhà.” là sai. Hỏi khẳng định nào sau đây đúng? 

A. Nếu hôm nay trời không mưa thì tôi không ở nhà. 

B. Nếu hôm nay tôi không ở nhà thì trời không mưa. 

C. Hôm nay trời mưa nhưng tôi không ở nhà. 

D. Hôm nay tôi ở nhà nhưng trời không mưa. 

Câu 52. Nhiệt độ nung chảy của chất X cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất P; Nhiệt độ nung chảy của chất Y thấp hơn nhiệt độ nung chảy của chất P nhưng cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất Q. Nếu như những mệnh đề ở trên đúng thì ta có thể kết luận rằng nhiệt độ nung chảy của S cao hơn nhiệt độ nung chảy của Y nếu ta biết thêm rằng: 

A. Nhiệt độ nung chảy của P và Q cao hơn nhiệt độ nung chảy của S. 

B. Nhiệt độ nung chảy của X cao hơn nhiệt độ nung chảy của S. 

C. Nhiệt độ nung chảy của P thấp hơn nhiệt độ nung chảy của S. 

D. Nhiệt độ nung chảy của S cao hơn nhiệt độ nung chảy của Q.

.......................................

.......................................

.......................................

Đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh gồm có 15 trang. Trên đây tóm tắt 5 trang trong đề thi, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ.

Tải xuống

Xem thử Đề ĐGNL ĐHQG HCM

Xem thêm đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Tp.HCM: