(Siêu ngắn) Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trang 113, 114, 115, 116, 117, 118 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề (hay nhất)
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề (ngắn nhất)
- Top 30 Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- (Cánh diều) Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (ngắn nhất)
- (Cánh diều) Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (hay nhất)
* Yêu cầu
* Phân tích bài viết tham khảo:
Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam
Phần 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
- Sử dụng cước chú cho những từ ngữ, chi tiết cần được giải thích
- Khái quát quan điểm nghiên cứu
Phần 2: Trình bày các kết quả nghiên cứu
- Luận điểm 1
Bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm 1
- Luận điểm 2
Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 2
- Luận điểm 3
Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 3
- Luận điểm 4
Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 4
- Sử dụng từ ngữ, câu văn chính xác, khách quan
Phần 3: Tóm tắt, mở rộng và nâng cao vấn đề
- Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Gợi mở những vấn đề mới
Phần 4: Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trật tự, có ghi rõ tên tác giả, nơi công bố, thời gian công bố
Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?
Trả lời:
Vấn đề: Dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam.
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào?
Trả lời:
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại.
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại
Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính:
Trả lời:
- Bằng chứng liên quan đến những đặc trưng của thể loại sử thi: “Trong sử thi của người Chăm… nhân vật”
- Bằng chứng liên quan đến văn hóa của dân tộc tiếp nhận dấu ấn (Chăm): “Trong văn hóa cộng đồng của Việt Nam… đậm nét nhất”
- Bằng chứng liên quan đến vật thể: “Tại bảo tàng điêu khắc… sử thi Ấn Độ”
* Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
- Lựa chọn đề tài: Hãy bắt đầu bằng điều khiến bạn thấy hứng thú và quan tâm nhất sau khi đọc một tác phẩm văn học hay một tài liệu nào đó. Điều gì ở tác phẩm hấp dẫn bạn? Đâu là điều bạn muốn tìm hiểu thêm? Trong các tài liệu mà bạn đọc, liệu có điểm gì mâu thuẫn hoặc chưa sáng tỏ hay không?
- Thu nhập thông tin:
+ Để có được những thông tin cần thiết cho báo cáo, nghiên cứu, bạn cần tìm đọc sách, báo có liên quan. Các tài liệu trên Internet cũng là nguồn cung cấp quan trọng mà bạn cần khai thác.
+ Cần kiểm tra độ tin cậy dựa trên những tiêu chí: Tác giả của tài liệu là ai? Có phải chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực có liên quan hay không? Tổ chức nào công bố tài liệu hay quản lí trang mạng có tài liệu mà bạn tìm thấy? Tác giả hay tổ chức nào đó công bố tài liệu nhằm mục đích gì? Bạn có thấy nội dung của tài liệu được tình bày khách quan và thuyết phục không?
2. Xây dựng đề cương
- Trước khi xây dựng đề cương, cần tập hợp những thông tin thu thập thành các ý, xoay quanh những câu hỏi chung như: Vấn đề được chọn nghiên cứu có thể triển khai như thế nào? Những khía cạnh nào của vấn đề cần được tập trung tìm hiểu, khám phá? Vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa gì? ...
Câu trả lời cho những câu hỏi trên có thể tìm thấy trong những thông tin mà bạn đã thu thập từ bước thực hành viết ở trên hoặc sẽ thu thập thêm (nếu cần)
- Trên cơ sở các ý huy động được, bạn xây dựng thành một đề cương, sắp xếp các ý theo trật tự nhất định, chẳng hạn theo trật từ thời gian, trật tự không gian, theo logic của vấn đề,… Đề cương nghiên cứu có các phần sau:
+ Đặt vấn đề: Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu
+ Giải quyết vấn đề: Trình bày các kết quả nghiên cứu chính thông qua hệ thống luận điểm, có các dữ liệu, bằng chứng.
+ Kết luận: Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, gợi mở những hướng tiếp cận mới
+ Tài liệu tham kháo: Ghi rõ tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu, nơi công bố.
Đề cương tham khảo
a. Đặt vấn đề:
- Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu “Vài nét về văn hóa dân tộc Ê-đê thông qua sử thi Đăm Săn”
b. Giải quyết vấn đề:
* Kiến trúc nhà ở của người Ê-đê trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời":
- Gắn liền với hình ảnh nhà sàn dài.
- Đặc trưng của nhà dài Tây Nguyên bao gồm: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí vật dụng trên mặt bằng sinh hoạt.
* Sinh hoạt của người Ê-đê trong không gian nhà ở trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời".
- Không gian nhà dài chính là nơi cư trú của người dân Ê-đê.
- Tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động gắn liền với văn hóa của người Ê-đê.
- Đồ vật trong nhà biểu thị sự giàu có, uy nghi, quyền lực.
c. Kết luận
- Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
3. Viết
Bài viết tham khảo
Sử thi "Đăm Săn" là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê. Đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" là một trong những trích đoạn tiêu biểu kể lại hành trình chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của người anh hùng Đăm Săn. Đồng thời, nó còn phản ánh diện mạo đời sống tinh thần, niềm tin cộng đồng người Ê-đê. Thông qua đoạn trích, không gian sinh hoạt của người Ê-đê được hiện lên rõ nét và trở thành một điểm nhấn thú vị, đáng để khám phá.
Trước hết, kiến trúc nhà ở của người Ê-đê trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" gắn liền với hình ảnh nhà sàn dài. Nhà sàn dài là kiến trúc độc đáo và đặc biệt của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Đặc trưng của nhà dài Tây Nguyên bao gồm: hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí vật dụng trên mặt bằng sinh hoạt. Điều này được miêu tả rất rõ trong đoạn trích ở các chi tiết: "Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cánh, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây", "cầu thang trông như cái cầu vồng", "tòa nhà dài dằng dặc", "voi vây chặt sàn sân", "các xà ngang xà dọc đều thếp vàng". Hình ảnh nhà sàn dài dằng dặc, cầu thang, xà ngang xuất hiện nhiều lần và được lặp đi lặp lại cho thấy dấu ấn kiến trúc nhà ở đặc trưng của đồng bào người Ê-đê. Tuy kiến trúc nhà ở không được miêu tả một cách tỉ mỉ nhưng những hình ảnh tiêu biểu như vậy cũng đủ để làm đồng hiện nền văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.
Không gian nhà dài chính là nơi cư trú của người dân Ê-đê. Tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động gắn liền với văn hóa của người Ê-đê như hội họp, ăn mừng, kể chuyện sử thi, tổ chức nghi lễ thờ cúng thần linh,... Đoạn văn trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" đã miêu tả lại khung cảnh của người dân như sau: "tôi tớ trải dưới một chiếu trắng, trải trên một chiếu đỏ làm chỗ ngồi cho nhà tù trưởng. Rồi họ đem thuốc sợi cả hòm đồng, thuốc lá cả sọt đại, trầu vỏ cả gùi to, không còn sợ thiếu thuốc thiếu trần cho Đăm Săn ăn, hút. Họ đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang, sáng như ánh mặt trời, nấu cơm mời khách. Họ đi lấy rượu, đem một ché tuk da lươn, một ché êbah Mnông, trên vẽ hoa kơ-ụ, dưới lượn hoa văn, tai ché hình mỏ vẹt xâu lỗ. Đó là những cái ché ngã giá phải ba voi. Ai đi lấy nước cứ đi lấy nước, ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần. Cần cắm rồi, người ta mời Đăm Săn vào uống.". Các vật dụng xuất hiện trong đoạn văn như: ché tuk, ché êbah, là những đồ vật được làm bằng gốm với hình hoa văn đa dạng, được xem là những đồ vật quý của người Ê-đê. Nó biểu thị cho sự sung túc, giàu có, phải "ngã giá bằng ba voi" mới có được.
Hơn nữa, đoạn văn còn làm nổi bật được hoạt động và tính cách của người dân Ê-đê. Để thiết đãi vị tù trưởng Đăm Săn - vị khách quý của buôn làng, người dân nô nức thi nhau mang ra những món ăn ngon nhất, những loại thuốc quý nhất để thiết đãi: thuốc sợi, thuốc lá, trầu vỏ, gà mái ấp, gà mái đẻ, gạo trắng. Người Ê-đê hiện lên với nét tính cách xởi lởi, hào phóng, nồng hậu. Những hoạt động thiết đãi tù trưởng Đăm Săn cũng chính là những hoạt động của dân làng khi tiếp đón những vị khách quý từ phương xa.
Bên cạnh đó, chi tiết "chiêng xếp đầy nhà ngoài", "cồng chất đầy nhà trong" và "ai đánh chiêng cứ đánh chiêng, ai cắm cần cứ cắm cần" đã phản ánh phong tục đánh cồng chiêng và uống rượu cần của người dân vùng Tây Nguyên. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà nó còn chứa đựng giá trị văn hóa của cộng đồng người Ê-đê. Chính vì vậy, chi tiết Đăm Săn đến nhà Nữ Thần Mặt Trời thấy hình ảnh "chiêng xếp đầy nhà ngoài, cồng xếp đầy nhà trong" biểu thị cho sự quyền lực và giàu có. Người Ê-đê tin rằng: mỗi một chiếc cồng đều ẩn chứa một vị thần cho nên càng nhiều cồng, cồng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Ngoài ra, tục uống rượu cần cũng là một nét đẹp văn hóa trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rượu cần trong đoạn trích chính là phương tiện để gắn kết tình cảm giữa người tù trưởng Đăm Săn và Đăm Par Kvây. Rượu không chỉ đóng vai trò trong các buổi thực hành nghi lễ để cầu xin đấng thần linh mà nó còn thể hiện đầy đủ tinh thần tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của chủ nhà. Có thể nói, những vật dụng trong căn nhà của người Ê-đê không chỉ gắn liền với hoạt động sống mà còn phản ánh được tính cách, sự giàu có, phồn vinh của cả một cộng đồng.
Đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" là đoạn trích quan trọng của sử thi "Đăm Săn". Đoạn trích không chỉ khắc họa vẻ đẹp phi thường, khát vọng mãnh liệt của người anh hùng Đăm Săn mà qua đó, chúng ta còn thấy được những nét đẹp văn hóa, đặc biệt là không gian sinh hoạt của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Sử thi "Đăm Săn" cho thấy kiến trúc nhà dài, vật dụng gắn liền với sinh hoạt và lối sống, tính cách của đồng bào người Ê-đê. Các giá trị vật chất, tinh thần của người Ê-đê trong thời đại mới cần phải được bảo tồn và phát huy hơn nữa.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Tự rà soát lại báo cáo nghiên cứu của mình theo các tiêu chí sau đây:
- Phần giới thiệu nêu rõ được vấn đề nghiên cứu, gây được sự chú ý và hấp dẫn đối với người đọc
- Các luận điểm chính đã được làm sáng tỏ qua những dữ liệu, bằng chứng xác thực, đáng tin cậy
- Các phần được sắp xếp theo trật tự logic, có sự liên kết chặt chẽ, không có sự trùng lặp
- Không có các thông tin thừa, không liên quan trực tiếp đến đề tài
- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi từ ngữ và câu
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT