(Siêu ngắn) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục trang 15, 16, 17, 18, 19, 20 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
A/ Hướng dẫn soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?
Trả lời:
Em rất thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo vì những câu chuyện đó mở ra một thế giới để con người thỏa sức tưởng tượng, tạo sự tò mò, lôi cuốn cho người đọc.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?
Trả lời:
Khi đó, em cảm thấy phẫn nộ, khó chịu và bất bình. Em rất muốn mình có đủ sức mạnh, quyền lực để đứng ra phân định đúng sai, trừng phạt kẻ có tội và đòi lại công bằng cho người bị hại.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn.
Trả lời:
- Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.
2. Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ công?
Trả lời:
- Tử Văn kinh ngạc, hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện với Thổ Công và vô cùng tức giận trước việc “hung yêu tác quái”, sẵn sàng thưa kiện để đòi lại công bằng cho Thổ Công.
3. Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm.
Trả lời:
Tử Văn sẽ chiến thắng vì Tử Văn đấu tranh cho cái thiện, điều chính nghĩa, công bằng.
4. Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?
Trả lời:
Sự việc Tử Văn xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi.
5. Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?
Trả lời:
Đúng như suy đoán của em, Tử Văn cuối cùng đã chiến thắng, lấy được công bằng cho Thổ Công.
6. Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức Phán sự đền Tản Viên?
Trả lời:
Tử Văn đồng ý vì muốn trở thành một vị quan chính trực, đứng về lẽ phải, xét xử công bằng và bảo vệ cuộc sống của người dân.
7. Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?
Trả lời:
- Lời bình của tác giả Nguyễn Dữ.
- Nội dung lời bình: Bày tỏ sự ca ngợi, mến phục tài năng và đức độ, tấm lòng bản lĩnh, chính trực, dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu để bảo vệ lẽ phải của Ngô Tử Văn. Tác giả cũng bày tỏ niềm tin về điều tốt, công bằng ở đời.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Xác định người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn?
Trả lời:
- Người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ, truyện kể theo ngôi thứ ba.
- Hình dung ban đầu về tính cách Tử Văn: khảng khái, bộc trực, dễ nóng nảy, thấy việc bất công quyết không để yên.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời:
- Các sự kiện chính:
+ Tử Văn châm lửa đốt đền của tên tướng giặc.
+ Tử Văn “thấy trong mình khó chịu” và thấy tên hung thần đến trách mắng, đe dọa.
+ Thổ thần đến báo cho Tử Văn sự việc đã nghiêm trọng và Tử Văn chuẩn bị đối phó.
+ Tử Văn bệnh nặng thêm, bị quỷ sử bắt xuống Minh ty khép vào tội chết. Tử Văn không bị khuất phục bởi những lời buộc tội oan.
+ Tử Văn được giải oan, giữ chức phán sử đền Tản Viên.
- Truyện được kể theo trình tự thời gian.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó?
Trả lời:
- Diễn biến câu chuyện xử án:
- Các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn:
+ Sự trợ giúp của Thổ Công, sự “lắng nghe” của Diêm Vương.
+ Sự cương trực, khảng khái, lòng can đảm, bản lĩnh và trí tuệ của Tử Văn.
=> Yếu tố đóng vai trò quyết định trong chiến thắng là sự cương trực, khảng khái, lòng can đảm, bản lĩnh và trí tuệ của Tử Văn.
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó, nhận xét khái quát về tình cách nhân vật này.
Trả lời:
- Tử Văn được khắc họa qua lời nói và hành động, cử chỉ:
Hành động, cử chỉ |
+ Cương quyết đốt cháy đến tà, giúp dân trừ hoạ; dũng cảm đối đầu với tên tướng giặc họ Thôi gian ác, xảo trá; không nao núng trước cảnh tượng ghê sợ nơi cõi âm và sự uy hiếp của bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác; bình tĩnh, cứng cỏi, không chùn nhụt trước uy quyền của Diêm Vương; sẵn sàng lựa chọn cái chết để đảm nhận chức vị thực thi, bảo vệ công lí. |
Lời nói |
+ Lời lẽ cứng cỏi, đanh thép khi đối đầu tên tướng giặc gian xảo; lí lẽ sắc sảo, nhạy bén trong cuộc tranh biện ở phiên toà nơi cõi âm,... |
=> Tử Văn là người khảng khái, cương trực, quyết đoán; có lòng can đảm, trí thông minh; quyết đấu tranh quyết liệt với cái ác, sự bất công; tinh thần bất khuất, xả thân vì chính nghĩa;...
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan Phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Trả lời:
Tác giả muốn nhấn mạnh yếu tố “thực” của truyện. Người đọc có cảm giác câu chuyện có thật; đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, ngưỡng mộ nhân vật Tử Văn – biểu tượng cho nhân cách cao đẹp của kẻ sĩ.
Câu 6 (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Thế giới tâm linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm?
Trả lời:
Tác giả tạo dựng thế giới tâm linh, ma quỷ để nhấn mạnh chủ đề truyện là phơi bày thực trạng của xã hội đương thời và thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ, gay gắt sự nhiễu nhương, hỗn loạn của tầng lớp quan lại áp bức xuống đời sống nhân dân.
Câu 7 (trang 21 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện ở lời bình: kẻ sĩ là người cứng cỏi, cương trực, không khuất phục trước cường quyền, dám xả thân vì chính nghĩa.
- Em đồng tính với quan điểm đó vì trước nay, quan niệm về người anh hùng, kẻ sĩ trong truyền thống dân tộc Việt đều là những người có lòng dũng cảm, hiên ngang, bản lĩnh, đấu tranh đến cùng để loại bỏ điều xấu xa, tàn ác, bảo vệ lẽ phải, chính nghĩa. Quan niệm đã nêu cao tinh thần sống đẹp, sống có ích, sống ý nghĩa của con người.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 20 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.
+ Đoạn văn nghị luận văn học phân tích yếu tố trong văn bản.
- Nội dung:
+ Phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.
+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.
Đoạn văn tham khảo:
Bất cứ ai đọc truyện "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên" trích trong tập truyện "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ đều không khỏi ấn tượng với chi tiết kì ảo cuối truyện: người ở thành Đông Quan thấy trong sương mù có xe ngựa của quan Phán Sự. Chi tiết này vừa tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm vừa thể hiện được tư tưởng, chủ đề của văn bản. Thông qua chi tiết này, tác giả Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ ca ngợi trước những phẩm chất tốt đẹp và niềm tin tưởng của nhân dân vào những vị quan tốt như Ngô Tử Văn. Người luôn sẵn sàng đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Đồng thời, khẳng định những người chính trực, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để giúp đỡ người khác sẽ để lại tiếng thơm muôn đời, là tấm gương sáng cho hậu thế học tập, noi theo.
B/ Học tốt bài Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
1/ Nội dung chính Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Xuống âm phủ, trước Diêm Vương, chàng đã dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Công lý được thực thi: tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại, sau đó được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
2/ Bố cục văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
- Gồm 3 phần:
+ Mở đầu: Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.
+ Nội dung: Chia làm 4 đoạn:
. Đoạn 1: Ngô Tử Văn và hành động đốt đền.
. Đoạn 2 (Đốt đền xong đến khó lòng thoát nạn.): Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần.
. Đoạn 3 (Tử Văn vâng lời đến không bệnh mà chết.): Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.
. Đoạn 4 (Phần còn lại): Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức Tản Viên.
+ Kết thúc: Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ.
3/ Tóm tắt văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó, nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
- Nội dung:
+ Qua hình tượng nhân vật người trí thức Ngô Tử Văn và tên giặc ngoại xâm, tác giả đã ca ngợi chính nghĩa và thái độ kiên quyết diệt trừ gian tà của con người.
+ Bài học nhân sinh về chính - tà; thiện - ác.
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
+ Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
+ Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT