(Siêu ngắn) Soạn bài Thu hứng - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Thu hứng trang 47, 48, 49 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
A/ Hướng dẫn soạn bài Thu hứng
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong SGK Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này.
Trả lời:
- Về hình thức, thể thơ Đường luật thường có kết cấu vô cùng chặt chẽ, tuân theo niêm luật.
- Về nội dung, thơ Đường luật thường đề cập đến những đề tài như tình yêu nước, vẻ đẹp thiên nhiên, tình cảm con người,....
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẻ về trải nghiệm ấy của bạn.
Trả lời:
Em đã từng được bố mẹ đưa đi học khóa tu mùa hè ở chùa Khai Nguyên trong 15 ngày. Ở đó em không chỉ được học những bài học bổ ích mà còn nhận ra thời gian được sống trong gia đình, cùng bố mẹ là vô cùng quý giá.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).
Trả lời:
- Màu sắc: màu đỏ úa của rừng phong, trắng của sương, vàng nâu của khóm cúc tàn
- Không khí: vắng vẻ, âm u, cô độc
- Trạng thái vận động: sóng tung vọt trùm bầu trời, gió mây sà xuống mặt đất
2. Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6
Trả lời:
Cặp câu |
Phiên âm |
Dịch nghĩa |
3-4 |
Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm |
Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u |
5-6 |
Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ Tha nhật lệ >< cố viên tâm |
Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động) Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng) |
3. Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?
Trả lời:
Âm thanh gợi ra không khí của sự sống, cuộc sống sinh hoạt đời thường nhip nhàng, êm đềm, bình yên.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng - trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.
Trả lời:
a. Bố cục
- Đề (câu 1,2): Cảnh thu từ tầm nhìn bao quát trên cao
- Thực (câu 3,4): Cảnh thu từ trên xuống thấp
- Luận (câu 5,6): Tâm trạng tha hương, nỗi nhớ quê hương da diết
- Kết câu 7,8): Bức tranh đời sống và chiều sâu tâm hồn nhà thơ
b. Cách gieo vần
Bài thơ gieo một vần bằng ở các câu 1-2-4-6-8. Cuối các câu 1-2-4-6-8 lần lượt là các vần bằng: lâm – sâm – âm – tâm – châm
c. Luật bằng – trắc
d. Phép đối
Cặp câu |
Phiên âm |
Dịch nghĩa |
3-4 |
Ba lãng kiêm thiên dũng >< Phong vân tiếp địa âm |
Sóng tung vọt trùm bầu trời >< gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u |
5-6 |
Tùng cúc lưỡng khai >< cô chu nhất hệ Tha nhật lệ >< cố viên tâm |
Khóm cúc nở hoa đã hai lần >< con thuyền lẽ loi thắt chặt (cái tĩnh >< cái động) Tuôn rơi nước mắt ngày trước – tấm lòng nhớ về vườn cũ (cái cụ thể >< cái trừu tượng) |
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.
Trả lời:
Với bản dịch của Nguyễn Công Trứ:
+ Câu 1: Bản dịch thơ thêm tính từ “lác đác" không có trong nguyên văn. “Lác đác" là từ chỉ sự thưa thớt, trong khi nguyên văn nhấn mạnh sự tàn phá dữ dội của sương móc trắng đối với rừng cây phong. Rừng cây phong trong nguyên văn là “đối tượng" chịu tác động, trong câu dịch dễ hiểu thành trạng ngữ của câu: hạt móc sa lác đác ở rừng cây phong.
+ Câu 2: Bản dịch thơ dịch thoát ý, lược mất địa danh cụ thể (núi Vu, kẽm Vu), vốn gắn với hoàn cảnh luân lạc cụ thể của nhà thơ. Cụm từ “khí thu loà" có sắc thái nhẹ (khí thu nhạt nhoà), còn từ “tiêu sâm" trong nguyên văn diễn đạt sự tiêu điều, hiu hắt, thảm đạm của khí thu, cảnh thu.
+ Câu 3 – 4: Bản dịch thơ đảo cấu trúc của mỗi câu, không chỉ rõ sự vận động theo hai - chiều đối lập (câu 3 – từ thấp lên cao và câu 4 – từ cao xuống thấp), từ giữa dòng sông sóng - tung lên trùm cả bầu trời, từ trên núi cao mây sà xuống làm mặt đất âm u. Ý nguyên văn diễn đạt một vũ trụ chao đảo, dữ dội. Các từ “sóng rợn" và "mây đùn" trong bản dịch thơ chưa diễn tả hết ý này.
+ Câu 5: Bản dịch thơ dùng từ "lạnh lùng" không diễn đạt rõ ý của từ "hàn y” (áo rét) trong nguyên văn. Nguyên văn lại có từ "xứ xứ, diễn đạt hoạt động gấp gáp cắt may áo rét chuẩn bị cho mùa lạnh diễn ra ở mọi nơi, biểu thị sự đối lập với thân phận cô quạnh của nhà thơ giữa mùa thu nơi đất khách.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?
Trả lời:
- Hình ảnh và từ ngữ:
+ Từ ngữ: "điêu thương” (tiêu điều, đau thương), "tiêu sâm” (hiu hắt, điêu tàn), “dũng" (sóng tung vọt), “âm” (tối tăm, âm u),...
+ Hình ảnh: "ngọc lộ" (sương trắng), "phong thụ lâm" (rừng phong – hình ảnh ước lệ tượng trưng cho mùa thu phương Bắc), "ba lãng" (sóng nước), "phong vân" (gió mây, mưa gió),...
=> Ấn tượng về cảnh thu đặc biệt điêu tàn, xơ xác, dữ dội. Bức tranh thu rộng lớn, được nhìn từ xa, tầm bao quát từ trên cao; chỉ có từ ngữ và hình ảnh miêu tả sự lạnh lẽo, dữ dội, tàn tạ, ảm đạm,... Từ đó cho thấy sự thê lương trong không gian và thời gian thường thấy trong thơ mùa thu.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5 - 6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình?
Trả lời:
Nhân vật trữ tình được khắc họa là con người hướng nội, cô độc, là một lữ khách tha phương với tâm trạng nhớ quê nhà day dứt.
Câu 5 (trang 49 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?
Trả lời:
Ý nghĩa: là những chi tiết gợi nhắc nhân vật trữ tình nhớ lại âm thanh cuộc sống lao động yên vui. Tuy nhiên, nó lại khiến con người bừng tỉnh trước thực tại và càng gia tăng nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân da diết.
Câu 6 (trang 49 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?
Trả lời:
Tác phẩm còn thể hiện dự cảm của tác giả về hiện thực cuộc sống con người, về thời đại dữ dội với những đảo điên bất thường, về vũ trụ bất định trong sự nhỏ bé của con người.
Câu 7 (trang 49 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến này vì từ nhan đề đã thể hiện đề tài của bài thơ là cảm xúc bất chợt trỗi dậy khi mùa thu đến. Bức tranh cảnh thu và tình thu đan quyện trong bài thơ, tạo nên mùa thu riêng của Đỗ Phủ. Các từ ngữ, hình ảnh đều liên kết, có vai trò riêng trong việc thể hiện cảm hứng toàn bài.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 49 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ, đảm bảo bố cục đoạn văn.
+ Đoạn văn nghị luận văn học.
- Nội dung:
+ Nêu quan điểm về những điểm tương đồng của những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư.
Đoạn văn tham khảo
Đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai - cư có nhiều điểm gần gũi với nhau đó là cảm xúc thẩm mỹ. Trong thơ Đường luật, thì con người những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, tích cực hướng về cái thiện, cái mỹ còn thiên nhiên: bình dị, gần gũi, thông qua đó toát lên vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá. Thanh nhạc trong thơ Đường luật: người nghe phải lắng nghe cái âm vang của nó, tưởng tượng ra những đường nét và màu sắc của nó, để có thể cảm nhận hình tượng chung của bài thơ như kiểu nghe một bản nhạc trữ tình mà không cần dựa vào những chi tiết ngôn ngữ cụ thể cùa bài thơ. Thơ Haiku nhất là Haiku của Basho có những nét thẩm mỹ rât riêng, rất cao và rất tinh tế: cái vắng lặng (Sabi) cái đơn sơ (Wabi) cái u huyền (Yugen) cái mềm mại (Shiori), nhẹ nhàng (Karumi) Thơ Haiku không thích sự ồn ào náo nhiệt, không thích vẻ phồn tạp, sặc sở, hoa lệ, uỷ mị, ướt át hay cứng cõi, lên gân.
B/ Học tốt bài Thu hứng
1/ Nội dung chính Thu hứng
Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.
2/ Bố cục văn bản Thu hứng
- Gồm 2 phần
+ Phần 1: 4 câu đầu. Bức tranh vào mùa thu.
+ Phần 2: 4 câu còn lại. Tình cảm qua khung cảnh mùa thu.
3/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Thu hứng
- Nội dung: Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
- Nghệ thuật:
+ Tứ thơ trầm lắng, u uất
+ Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện.
+ Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình.
+ Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT