(Siêu ngắn) Soạn bài Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trang 53, 54, 55, 57, 58 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân chín

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Qua những bài đã học về thơ, hãy chia sẻ những điều bạn thấy thú vị và khó khăn khi tiếp cận một bài thơ trữ tình.

Trả lời:

- Thú vị: ngôn từ say đắm, cảm xúc của nhân vật trữ tình truyền tải dễ đi sâu vào tâm trí người đọc.

- Khó khăn: phân tích hình tượng nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật, dụng ý tác giả.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Trước khi đọc tiếp văn bản của Chu Văn Sơn, hãy dừng lại đọc bài thơ của Lưu Trọng Lư và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc. 

Trả lời:

- Thế thơ năm chữ dễ đọc; nội dung ngắn gọn; gieo vần chân hợp lý, dễ thuộc; số câu mỗi khổ không cân bằng.

2. Trong đoạn (2) và (3) thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là gì?

Trả lời:

Thao tác lập luận so sánh.

3. Xác định câu chủ đề của đoạn (4)

Trả lời:

 “Tiếng thu là cả một bản hoà âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hoà điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân”.

4. Từ đoạn (5) đến đoạn (7), tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ?

Trả lời:

Từ đoạn 5 đến đoạn 7, tác giả tập trung vào nghệ thuật của bài thơ (tiếng thơ), bao gồm: tính nhạc, cấu trúc, gieo vần, nhịp điệu.

5. Từ đoạn (8) đến đoạn (12) tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ?

Trả lời:

Từ đoạn 8 đến đoạn 12, tác giả tập trung vào nội dung của bài thơ (tiếng thu).

6. Xác định câu chủ đề của đoạn (13).

Trả lời:

 “Đó vừa là trạng thái của thiên nhiên, tạo vật vừa là điệu hồn của thi sĩ và của thời đại cộng hưởng trong một cấu trúc ngôn từ thi ca tinh vi và đẹp đẽ”.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư | Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?

Trả lời:

- Tiếng thơ: hình thức của bài thơ, tổ chức ngôn từ làm sống dậy “tiếng thu”.

- Tiếng thu: những âm thanh mơ hồ, tinh tế của đất trời và của tâm hồn con người.

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”? Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?

Trả lời:

- Trình tự của bài viết đi từ "tiếng thơ, tức đi từ phương diện dễ thu hút sự chú ý của người đọc ngay khi đọc bài thơ – nhạc tính của bài thơ.

- “tiếng thu” là tiếng lòng của người sáng tạo, phát ra nhờ sự cộng hưởng giữa con người và trời đất cùng các phương tiện ngôn từ được sử dụng.

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.

Trả lời:

- Cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết là rất hợp lí. Người phê bình cần phải bám sát văn bản được phê bình, thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu với nhà thơ, tích cực làm cầu nối giữa văn bản và độc giả, giúp độc giả cảm nhận được nét độc đáo của văn bản.

Câu 4 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?

Trả lời:

Thơ mới

Thơ cổ điển

Làm nổi bật trạng thái "xôn xao" của thế giới. Cái "xôn xao" là kết quả cộng hưởng của cái "xôn xao" của tạo vật, của ngoại cảnh với trạng thái tâm hồn của con người đang rung cảm trước thế giới.

Thiên về nắm bắt thế giới trong trạng thái tĩnh, làm nổi bật vẻ đẹp yên tĩnh, thanh vắng của thiên nhiên; qua đó, thể hiện một tâm thế an nhiên, tĩnh tại của thi nhân thời xưa

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt: Thời hiện đại cho phép con người cá nhân được giải phóng, thế giới cảm giác, cảm xúc của con người cũng được cởi trói. Nhà thơ không chỉ miêu tả thế giới mà còn phóng chiếu cảm giác, cảm xúc của mình vào trong bức tranh thế giới ấy.

Câu 5 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao thác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?

Trả lời:

- Các thao tác được sử dụng thường xuyên: thống kê, so sánh và đối lập.

- Vì mọi nhận xét đều phải được nêu ra trên nền một dữ kiện xác thực, chắc chắn. Việc so sánh, đối chiếu giá trị biểu đạt của từng từ ngữ khác nhau có ý nghĩa đặc biệt.

Câu 6 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?

Trả lời:

Nằm ở sự thống nhất, hài hòa giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nội dung và hình thức.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Qua các tác phẩm được giới thiệu trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.

- Nội dung:

+ Chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.

+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.

Đoạn văn tham khảo:

Điều thú vị, hấp dẫn nhất khi đọc bài thơ đó là hình tượng thơ. Hình tượng thơ là một bức tranh sống động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần cộng với trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cách đánh giá sự vật hiện tượng của người nghệ sĩ. Hình tượng thơ thực chất là ảnh chiếu cuộc sống trong tác phẩm thơ. Những hiện tượng cuộc sống được nhà văn phản ánh chân thực trong tác phẩm của mình. Với đặc trưng thể loại thơ, các sự việc hiện tượng được tái hiện lại bằng hệ thống ngôn ngữ có tính chất vần. Ngoài ra hình tượng thơ còn thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ cũng như nói lên được sự đánh giá của nhà thơ với hiện tượng sự vật.

B/ Học tốt bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu

1/ Nội dung chính Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu

Qua văn bản “Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư”, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã phát hiện cái hài hoà của tiếng thơ và tiếng thu tạo nên một bản hoà âm độc đáo trong thơ Lưu Trọng Lư. Bằng cách lập luận chặt chẽ, tài tình cùng cách bình luận giàu cảm xúc, tác giả đã làm nổi bật một cấu trúc ngôn từ thi ca tinh vi và đẹp đẽ.

2/ Bố cục văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu

- Gồm 3 phần

+ Phần 1: Khổ 1: Khung cảnh mùa xuân

+ Phần 2: Khổ 2+3: Tình xuân

+ Phần 3: Khổ 4: Tâm trạng nhân vật khách

3/ Tóm tắt văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu

Qua văn bản “Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư”, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã phát hiện cái hài hoà của tiếng thơ và tiếng thu tạo nên một bản hoà âm độc đáo trong thơ Lưu Trọng Lư. Bằng cách lập luận chặt chẽ, tài tình cùng cách bình luận giàu cảm xúc, tác giả đã làm nổi bật một cấu trúc ngôn từ thi ca tinh vi và đẹp đẽ.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu

- Nội dung: 

+ Văn bản đã phát hiện cái hài hoà của tiếng thơ và tiếng thu tạo nên một bản hoà âm độc đáo trong thơ Lưu Trọng Lư.

- Nghệ thuật:

+ Cách lập luận chặt chẽ, tài tình cùng cách bình luận giàu cảm xúc, tác giả đã làm nổi bật một cấu trúc ngôn từ thi ca tinh vi và đẹp đẽ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác