(Siêu ngắn) Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản trang 45, 46 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
A/ Hướng dẫn soạn bài Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bài thơ ngắn nhất mà bạn đã từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới?
Trả lời:
- Bài thơ ngắn nhất mà em đã từng đọc là bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Điều khiến em ấy tượng là lời thơ ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc về thân phận người phụ nữ.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Hãy hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ
Trả lời:
- Màu sắc: vàng úa của chiều thu, nâu xám của cành khô, đen của chim quạ.
- Không khí: ảm đạm, buồn tẻ, chán ngắt.
2. Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?
Trả lời:
- Gợi sự mềm mại đầy sức sống của thiên nhiên.
3. Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?
Trả lời:
- Con ốc: thong thả, chậm rãi
- Núi Fu-ji: hùng vĩ, tráng lệ
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.
Trả lời:
Bài |
Hình ảnh trung tâm |
Đặc điểm chung |
1 |
Con quạ |
Hiện lên với vẻ thuần khiết, ngẫu nhiên xuất hiện. |
2 |
Hoa triêu nhan |
|
3 |
Con ốc nhỏ |
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.
Trả lời:
Mối quan hệ: Tạo nên không khí tĩnh lặng sâu thẳm mang tính chiêm nghiệm bằng số lượng ngôn từ hạn chế.
Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bài thơ của Chi-y-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?
Trả lời:
- Bài thơ triển khai khi phát hiện những bông hoa triêu nhan quấn quanh dây gàu bên giếng.
- Phát hiện dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên” vì yêu và trân trọng sự sống, cái đẹp, không muốn phá hủy bừng hành động phàm tục, sỗ sàng.
Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và “núi Phu-gi”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.
Trả lời:
Sự tương quan giữa nhỏ là lớn, bình thường và hùng vĩ, chậm và xa => Sự tương phản hình thức nhưng đồng điệu trong việc theo đuổi hành trình của mình.
Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Khoảng khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?
Trả lời:
Cảm xúc về sự tĩnh lặng của không gian, đời người. Con người dù cô đơn trên hành trình của mình nhưng đó vẫn là hành trình đẹp đẽ của trải nghiệm và chiêm nghiệm.
Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Từ bài thơ của Chi-y-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.
Trả lời:
Thiên nhiên tươi đẹp từ những điều nhỏ bé nhất. Con người cần trân trọng mầm sống để thấy được ý nghĩa cuộc sống từ những điều nhỏ bé.
Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?
Trả lời:
Hành trình đó cũng chính là hành trình của đời người. Con người cần kiên nhẫn tìm ra con đường của mình và bước đi, không hối tiếc, không quay đầu. Đến một ngày ta sẽ chiêm ngưỡng được những điều đẹp đẽ nhất thế gian. Ta sẽ nhận ra ta đã đi được rất nhiều là đó mới là điều đẹp đẽ nhất.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.
+ Đoạn văn trình bày cảm nhận.
- Nội dung:
+ Trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.
Đoạn văn tham khảo
Thơ hai-cư khởi nguồn từ đất nước mặt trời mọc và trở thành thể thơ truyền thống của thơ ca Nhật Bản. Điều khiến cho thơ hai-cư trở nên đặc biệt và độc đáo so với các thể thơ khác trên thế giới chính là ở số câu, số chữ trong một bài thơ. Bài thơ Hai-cư trong tiếng Nhật chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có 5 tiếng; dòng 2 có bảy tiếng). Mặc dù tác giả rất hạn chế về số từ nhưng vẫn gợi ra được chiều sâu về mặt cảm xúc và ý nghĩa cho bài thơ. Chính vì vậy, thơ hai-cư được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thế giới thơ ca. Mỗi từ trong thơ hai-cư đều là một sự chắt chiu, chọn lọc tinh tế của tác giả nhằm thể hiện một sự "bừng ngộ" hay triết lí về cuộc sống. Có lẽ đặc điểm đặc biệt này đã giúp các bài thơ hai-cư để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
B/ Học tốt bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
1/ Nội dung chính Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đem đến cho bạn đọc những ấn tượng về hình thức ngắn gọn, giản dị nhưng chan chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật và bằng cách gợi ta độc đáo, lời ít ý nhiều, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người với chính bản thân mình và cuộc đời.
2/ Bố cục văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- Gồm 3 phần
+ Phần 1: Bài thơ số 1: Miêu tả hình ảnh con quạ
+ Phần 2: Bài thơ số 2: Miêu tả hình ảnh hoa triêu nhan
+ Phần 3: Bài thơ số 3: Miêu tả hình ảnh con ốc nhỏ
3/ Tóm tắt văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đem đến cho bạn đọc những ấn tượng về hình thức ngắn gọn, giản dị nhưng chan chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật và bằng cách gợi ta độc đáo, lời ít ý nhiều, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người với chính bản thân mình và cuộc đời.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- Nội dung:
Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” và sự vật nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng” nước, “con ốc”
- Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),...
- Nghệ thuật:
+ Hình thức: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn, thường theo thứ tự 5-7-5.
+ Ngôn ngữ: chấm phá, gợi chứ không tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT