(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm trang 87, 88, 89, 90, 91, 92 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

* Yêu cầu

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm | Kết nối tri thức

* Phân tích bài viết tham khảo:

Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?

- Luận điểm 1: Nêu thói quen cần từ bỏ

- Luận điểm 2: Bày tỏ thái độ cảm thông, hiểu biết, chia sẻ để gây thiện cảm hay tạo nên ấn tượng tích cực cho đối tượng được thuyết phục.

- Luận điểm 3: Chỉ ra các biểu hiện của thói quen cần từ bỏ và phân tích mặt tiêu cực của thói quen đó.

- Luận điểm 4: Bày tỏ tinh thần sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ của mình đối với người được thuyết phục

- Luận điểm 5: Khái quát lại vấn đề, nâng lên thành bài học nhận thức, ứng xử. 

Gợi ý trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Từ những điều bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?

Trả lời:

Người viết cần đưa ra vấn đề có tính thời sự hoặc liên quan đến người nghe; tìm hiểu và sắp xếp lí lẽ rõ ràng, mạch lạc, cùng những bằng chứng thuyết phục, đáng tin cậy.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có, nên thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Vị thế của người thuyết phục cần được thể hiện và thể hiện qua ngôn ngữ phát ngôn, cách xưng hô, giọng điệu thuyết phục.

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa: cho thấy cái nhìn đa dạng, sâu rộng, tinh thần phản biện của người viết, từ đó có sự chuẩn bị trước mọi tình huống để bình tĩnh giải quyết và trả lời ý kiến phản bác đạt hiệu quả thuyết phục cao.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn vấn đề: thói quen / quan niệm cần từ bỏ: Viết đoạn văn thuyết phục bạn bè từ bỏ thói quen thức khuya.

2. Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

- Thói quen cần từ bỏ có những biểu hiện gì cụ thể?

+ Thói quen sinh hoạt, tập trung làm việc vào buổi đêm.

+ Ban ngày thường mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ.

+ Dễ cáu kỉnh, suy giảm trí nhớ, mất tập trung dễ cảm mạo.

+ .......

- Vì sao cần phải từ bỏ thói quen ấy? Nó đã ảnh hưởng không tốt đến bạn và môi trường hoặc cộng đồng như thế nào?

+ Thói quen ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh lí và tinh thần của con người (dễ mắc bệnh về thần kinh, béo phì, tiểu đường, ung thư,...)

+ Giảm năng suất công việc thường ngày (học tập, làm việc,...)

- Việc từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy nên được thực hiện ra sao?

+ Cần thay đổi thói quen dần dần để cơ thể dễ thích ứng.

+ Kiên trì thực hiện đặt báo thức giờ đi ngủ và giờ thức dậy.

- Tôi và tập thể có thể hỗ trợ gì cho bạn?

+ Động viên, nhắc nhở tinh thần bạn bè.

* Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề bàn luận: Cần loại bỏ thói quen thức khuya.

b. Thân bài

* Biểu hiện

- Sự áp lực, căng thẳng để chuẩn bị cho kì thi sẽ khiến chúng ta có tâm lý muốn xả, … “stress”, muốn được vui chơi để cảm thấy thoải mái.

- Thức đến hai, ba giờ sáng để lướt mạng xã hội, để chơi game là một điều không tốt.

- Cố gắng học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya.

* Tác hại của việc thức khuya

- Sức khỏe sẽ không đảm bảo.

- Sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học.

- Thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn… toàn mụn là mụn.

- Ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

* Đưa ra giải pháp và lợi ích của việc dậy sớm

- Bạn chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm.

- Ngủ sớm, dậy sớm cũng sẽ giúp cho chúng ta có nhiều thời gian chuẩn bị cho buổi sáng đến lớp.

- Bạn cũng có thể nhân buổi sáng sớm để đọc sách hay học bài. Lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất.

c. Kết bài

- Thể hiện niềm tin của bản thân và niềm hy vọng sẽ loại bỏ được thói quen xấu đó.

3. Viết

Bài viết tham khảo

Trên thế giới, đặc biệt là ở nhóm những người trẻ tuổi, việc thức khuya đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí còn được coi là chuyện bình thường. Các lý do khiến cho mọi người thức khuya thì ngày một nhiều lên như vì công việc, vì học tập, thức khuya để xem phim, chơi điện tử, để tham gia trò chuyện trên các mạng xã hội,...

Nếu tìm hiểu về các tài liệu trong và ngoài nước về tác hại của việc thức khuya, mình chắc chắn bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn để thay đổi thói quen của mình. Thức khuya làm giảm trí nhớ; ù tai, chóng mặt, mắt mờ; Nóng nảy, cáu bẩn; đau mỏi cơ; trung khu thần kinh uể oải; da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí; khô mắt và mỏi mắt; nghiêm trọng hơn thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. Bạn thấy không, việc thức khuya nó kéo theo bao nhiêu hệ lụy, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen ngủ sớm bằng cách: điều chỉnh thời gian sao cho hợp lí, uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thực phẩm lành mạnh và giải tỏa áp lực cơ thể, chú ý đến việc nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu duy trì được nếp sống lành mạnh ấy, mình tin chắc bạn sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui tươi hơn.

Tuổi của chúng ta là độ tuổi để lớn. Hẳn tất cả chúng ta đều rất quan tâm tới vẻ bên ngoài. Ta cố gắng ăn mặc, chải chuốt sao cho thật đẹp, thật bắt mắt. Sẽ chẳng có một bạn học sinh nào hy vọng, một buổi sáng chuẩn bị đến lớp lại thấy trên mặt mình xuất hiện mấy nốt mụn! Điều đó thật là ám ảnh! Bạn thấy đấy, thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn… toàn mụn là mụn! Như vậy, mình có thể khẳng định với bạn: thức khuya vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

Mình hy vọng chúng ta sẽ có những thói quen tốt để cuộc sống tốt hơn. Việc thay đổi một thói quen không phải là dễ dàng. Nhưng mình đã làm được. Mình tin bạn cũng sẽ làm được. Nếu cần giúp đỡ, bạn có thể tìm đến mình. Mình luôn sẵn sàng trong khả năng của bản thân. Chúc các bạn sẽ có được những thói quen tốt.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để đảm bảo không bỏ sót ý.

- Thay thế những từ ngữ có thể tạo nên giọng điệu thuyết phục không thích hợp, chẳng hạn những từ ngữ toát lên sắc thái mệnh lệnh, quyết đoán: không được, cần phải,...Bỏ những ý, những câu dễ tạo ra phản ứng ngược từ phía người được thuyết phục.

- Bổ sung những ý, những câu thể hiện sự cảm thông, chia sẻ cần thiết với đối tượng được thuyết phục nếu thấy còn thiếu.

- Chỉnh lại những điểm thiếu nhất quán và chưa phù hợp với bối cảnh thuyết phục trong việc sử dụng các đại từ xưng hô.

- Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu và tổ chức câu văn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác