(Siêu ngắn) Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trang 74, 75, 76 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)?

Trả lời:

Văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã chứng minh cho truyền thống hiếu học. Đó là niềm tự hào của một giai đoạn văn học trung đại phát triển mạnh mẽ ở nứ mãnh mẽ, tịnh.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn đã thấy, đã nghe câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở đâu, trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Em đã nghe câu ấy trên các buổi họp hội đồng quốc hội trên truyền hình hay những bài phát biẻu động viên tinh thần của các nguyên thủ quốc gia,...

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Lưu ý câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được nhắc ở ngay đầu mạch lập luận.

Trả lời:

Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

2. Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?

Trả lời:

 “yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật”, “lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”.

3. Lí do chính của việc dựng bia là gì?

Trả lời:

Vinh danh người đỗ đạt; lấy đó làm gương để kẻ sĩ phấn đấu, ràn luyện danh tiết, phò giúp nhà vua.

(Siêu ngắn) Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tìm trong đoạn 2 của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”.

Trả lời:

 “quý chuộng”, “yêu mến”, “đề cao”, “ban ân rất lớn”, “nêu tên ở tháp Nhạn”, “ban danh hiệu Long hồ”, “bày tiệc Văn hỉ”.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Trong văn bản có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào?

Trả lời:

 “Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá để danh đặt ở cửa Hiển Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Xác định luận đề của văn bản và cho biết vì sao bạn xác định như vậy.

Trả lời:

- Luận đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

- Lí do: Tất cả luận điểm trong văn bản đều được triển khai và bố trí xoay quanh tư tưởng này, nhằm trả lời cho các câu hỏi: Vì sao hiền tài được xem là nguyên khí của quốc gia? Khi xem hiền tài là nguyên khí của quốc gia, các đấng "thánh đế minh vương" đã làm gì? Người hiền tài phải tỏ thái độ trách nhiệm thế nào đối với thế nước, vận nước?

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Xét về nội dung, đoạn 3 có mối quan hệ như thế nào với đoạn 2?

Trả lời:

Đoạn 2 có hai ý lớn, trong đó có một ý sẽ được triển khai thêm ở đoạn 3 nói về sự trọng đại của triều đình đối với bậc hiền tài. => Giúp chuyển mạch lập luận từ chỗ bàn về nguyên lí chung đến bàn về những chuyện cụ thể.

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Bạn hãy khái quát về nội dung của đoạn 4 và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận.

Trả lời:

- Đoạn 4 là lời tự vẫn thể hiện thái độ tự trọng của kẻ sĩ trước sự tôn vinh, kì vọng của triều đình, rộng ra là của cả đất nước. Ở góc độ khác, nó cũng có thể được xem là lời “khích tướng, nhằm cổ vũ, động viên các bậc hiền tài.

- Đoạn 4 đã tạo ra bước chuyển của mạch lập luận, để đoạn tiếp theo đi thẳng vào nội dung khuyến cáo một cách tự nhiên.

Câu 6 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là của người truyền đạt “thánh ý”; hai là của kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khi luận điểm của tác giả?

Trả lời:

Việc thống nhất hai tư cách đã khiến cho cách triển khai luận điểm trong bài trở nên uyển chuyển, linh hoạt, vừa xác quyết rắn rỏi, dứt khoát, vừa thiết tha, giàu cảm xúc, hết sức thuyết phục.

Câu 7 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Tìm một vài dẫn chứng lịch sử (từ những tác phẩm, tài liệu đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”

Trả lời:

Năm 1788, trong bối cảnh đất nước loạn lạc, Ngô Thì Nhiệm đã thay vua Quang Trung soạn thảo Chiếu cầu hiền với mục đích thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều Tây Sơn trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

Câu 8 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Qua việc đọc văn bản ở trên, bạn hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?

Trả lời:

Xác định mục đích viết là bước quan trọng đầu tiên, có nhiệm vụ là tiền đề triển khai để bài văn nghị luận phân tích đúng hướng và đạt hiệu quả thuyết phục.

Việc bày tỏ quan điểm của người viết giúp văn bản nghị luận có chiều sâu tư tưởng, mang tính thuyết phục cao và tạo sự đồng cảm với người đọc.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.

+ Đoạn văn nghị luận xã hội.

- Nội dung:

+ Nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

+ Đoạn văn đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.

Đoạn văn tham khảo

Khi xưa, Thân Nhân Trung đã viết "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí một nguồn chất xám lớn đã và đang xảy ra ở Việt Nam, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác. Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau một thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Đất nước muốn giữ được người hiền tài thì phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Nhà nước phải có chính sách đào tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp. Mỗi cá nhân cần không ngừng trau dồi bản thân, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức để trở thành hiền tài đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

B/ Học tốt bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

1/ Nội dung chính Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

“Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” ý nói nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp: người có tài sẽ góp phần xây dựng triển, ảnh hưởng đến sự tồn vong của một quốc gia. Tác giả khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua; Ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

2/ Bố cục văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Gồm 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu… làm đến mức cao nhất: nêu lên giá trị của hiền tài với đất nước.

+ Phần 2: Phần còn lại; nêu lên ý nghĩa của việc khắc bia, khắc tên người hiền tài. 

3/ Tóm tắt văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia. Nếu nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, còn nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Đồng thời việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa to lớn. Đất nước có thể khuyến khích kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Đồng thời ngăn ngừa kẻ ác, người thiện lấy đó làm điều cố gắng, chỉ lối tương lai vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Nội dung:

+ Khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

+ Đây cũng chính là bài học quý giá cho thế hệ mai sau.

- Nghệ thuật:

+ Lập luận chặt chẽ.

+ Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác