Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản trang 45, 46 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh soạn văn 10 dễ dàng hơn.

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Bài thơ ngắn nhất tôi từng đọc là “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với 20 tiếng. Điều khiến nó được tôi nhớ mãi là ngôn từ rất hàm súc, cô đọng, ẩn chứa nhiều tư tưởng nhân văn.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Hãy hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

- Màu sắc: nâu của cành cây khô, đen của con quạ

- Không khí: lạnh lẽo, u ám, ảm đạm

2. Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?

- Gợi ra một sức sống căng tràn của thiên nhiên

3. Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Phu-gi”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

- Nhắc đến “con ốc”, người ta thường nghĩ đến sự chậm chạp, lâu la, nhắc đến núi “Phu-gi”, người ta thường nghĩ đến sự cao lớn, mênh mông vô tận.

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Chùm thơ hai-cư Nhật Bản”: 

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đem đến cho bạn đọc những ấn tượng về hình thức ngắn gọn, giản dị nhưng chan chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật và bằng cách gợi ta độc đáo, lời ít ý nhiều, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người với chính bản thân mình và cuộc đời. 

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Bài thơ

Hình ảnh trung tâm

1

Con quạ

2

Hoa triêu nhan

3

Con ốc nhỏ

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Hình ảnh cánh quả đậu trên cành khô trong bài thơ thứ nhất gợi lên một không gian chiều thu vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng, có sự tương đồng với nhau. 

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Bài thơ của Chi-y-ô xoay quanh phát hiện những bông hoa triêu nhan đang quấn lấy dây gàu bên giếng. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không muốn phá vỡ nên lựa chọn “xin nước nhà bên” để cái đẹp luôn hiện hữu.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Hình ảnh con ốc nhỏ bé đối lập với ngọn núi Phu-gi hùng vĩ.

Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Khoảnh khắc chiều thu cùng hình ảnh cành cây khô và con quạ khơi gợi lên trong bạn đọc cảm giác cô đơn, nhỏ bé, đượm buồn giữa một không gian trống trải và tĩnh lặng.

Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

Triết lí về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên: trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức):

- Là hành trình con người nỗ lực chinh phục những đỉnh cao của cuộc đời. Để đạt được thành công, không có con đường nào nhanh chóng, mỗi bước đi đều phải cẩn thận, nỗ lực và cố gắng hết sức.  

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 - Kết nối tri thức): Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư.

Đoạn văn tham khảo:

Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường mang chủ đề thiên nhiên với hình ảnh trung tâm là cây cỏ, động vật. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Có thể nói, đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác