Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề (trang 113) - Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trang 113, 114, 115, 116, 117, 118 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề (ngắn nhất)
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề (siêu ngắn)
- Top 30 Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
- (Cánh diều) Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (ngắn nhất)
- (Cánh diều) Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề (hay nhất)
Báo cáo nghiên cứu là văn bản trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề dựa trên các dữ liệu khách quan, chính xác, đáng tin cậy. Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt động thực hành giúp bạn phát triển kĩ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường,…) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó.
Vấn đề nghiên cứu có thể là một vấn đề đời sống hoặc một vấn đề gợi ra từ tác phẩm văn học mà bạn đã đọc.
* Yêu cầu:
- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo
- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.
- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.
- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam
Phần 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
- Sử dụng cước chú cho những từ ngữ, chi tiết cần được giải thích
- Khái quát quan điểm nghiên cứu
Phần 2: Trình bày các kết quả nghiên cứu
- Luận điểm 1
Bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm 1
- Luận điểm 2
Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 2
- Luận điểm 3
Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 3
- Luận điểm 4
Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 4
- Sử dụng từ ngữ, câu văn chính xác, khách quan
Phần 3: Tóm tắt, mở rộng và nâng cao vấn đề
- Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Gợi mở những vấn đề mới
Phần 4: Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trật tự, có ghi rõ tên tác giả, nơi công bố, thời gian công bố
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Các luận điểm chính trong bài viết:
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại
Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Tác giả sử dụng những dẫn chứng từ những tác phẩm cụ thể trong văn học dân gian Việt Nam:
+ Sử thi Têwa Mưnô của người Chăm. Trong sử thi có vay mượn cốt truyện từ Hikayat Dera Mưnô của Ma-lai-xi-a mà truyện này lại là dị bản của sử thi Ra-ma-ya-na.
+ Trích lời nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật, Đinh Gia Khánh về Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp
- Dẫn chứng các tác phẩm điêu khắc tại Bảo tàng Chăm
- Dẫn chứng trong văn hóa đương đại qua
+ Nghiên cứu của Phan Ngọc
+ Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ chuyển thể thành tác phẩm chèo Nàng Xi-ta
+ Tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (2011) của nhà văn Nhật Chiêu: truyện sử thi cực ngắn là sử thi Nàng Xi-ta (tác giả đã trích dẫn một số câu trong tác phẩm)
* Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
- Lựa chọn đề tài:
Hãy bắt đầu bằng điều khiến bạn thấy hứng thú và quan tâm nhất sau khi đọc một tác phẩm văn học hay một tài liệu nào đó. Điều gì ở tác phẩm hấp dẫn bạn? Đâu là điều bạn muốn tìm hiểu thêm? Trong các tài liệu mà bạn đọc, liệu có điểm gì mâu thuẫn hoặc chưa sáng tỏ hay không? Ví dụ: sau khi đọc đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, có thể bạn muốn biết thêm về đời sống của người Ê-đê. Sau khi học xong đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-ác, có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử thành To-roa và dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong tác phẩm trên bản đồ thế giới đương đại… Sauk hi xem một bộ phim hay một tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ các nhân vật, cốt truyện trong sử thi, bạn có ý tưởng so sánh các tác phẩm đó với các sử thu thời cổ đại, … Trong số những ý tưởng đã được phác thảo ở phần trên, hãy chọn một ý tưởng mà bạn tâm đắc nhất để làm đề tài cho bài viết của mình.
- Thu nhập thông tin:
Để có được những thông tin cần thiết cho báo cáo, nghiên cứu, bạn cần tìm đọc sách, báo có liên quan. Các tài liệu trên Internet cũng là nguồn cung cấp quan trọng mà bạn cần khai thác. Chỉ cần đánh những từ khóa có liên quan đến vấn đề nghiên cứu vào ô quy địn ở một số trang mạng hỗ trợ tìm kiếm phổ biến trên Internet, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy đường dẫn để mở và đọc những tài liệu hữu ích. Trước khi quyết định sử dụng thông tin từ một tài liệu nào đó, xin nhớ kiểm tra độ tin cậy dựa vào những tiêu chí như: Tác giả của tài liệu là ai? Có phải chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực có liên quan hay không? Tổ chức nào công bố tài liệu hay quản lí trang mạng có tài liệu mà bạn tìm thấy? Tác giả hay tổ chức nào đó công bố tài liệu nhằm mục đích gì? Bạn có thấy nội dung của tài liệu được tình bày khách quan và thuyết phục không?
2. Xây dựng đề cương
- Trước khi xây dựng đề cương, cần tập hợp những thông tin thu thập thành các ý, xoay quanh những câu hỏi chung như: Vấn đề được chọn nghiên cứu có thể triển khai như thế nào? Những khía cạnh nào của vấn đề cần được tập trung tìm hiểu, khám phá? Vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa gì? ...
Câu trả lời cho những câu hỏi trên có thể tìm thấy trong những thông tin mà bạn đã thu thập từ bước thực hành viết ở trên hoặc sẽ thu thập thêm (nếu cần)
- Trên cơ sở các ý huy động được, bạn xây dựng thành một đề cương, sắp xếp các ý theo trật tự nhất định, chẳng hạn theo trật từ thời gian, trật tự không gian, theo logic của vấn đề, … Đây có thể coi là bản tóm tắt ngắn gọn những thông tin chính của một báo cáo nghiên cứu, vừa thể hiện cô đọng kết quả của quá trình chuẩn bị viết, vừa định hướng cho toàn bộ quá trình viết tiếp theo. Đề cương nghiên cứu có các phần sau:
+ Đặt vấn đề: Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu
+ Giải quyết vấn đề: Trình bày các kết quả nghiên cứu chính thông qua hệ thống luận điểm, có các dữ liệu, bằng chứng.
+ Kết luận: Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, gợi mở những hướng tiếp cận mới
+ Tài liệu tham kháo: Ghi rõ tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu, nơi công bố.
Bạn cũng có thể trình bày đề cương dưới dạng một sơ đồ, Xác định ý tưởng trung tâm và viết quan điểm nghiên cứu dưới dạng một câu, sau đó phát triển ý tưởng trung tâm thành các ý chính, ý phụ và lựa chọn các dữ liệu, bằng chứng, đề làm sáng tỏ các ý.
Đề cương tham khảo “Văn hóa, đời sống của người Ê-đê từ sử thi Đăm Săn đến đời thực”.
1. Đặt vấn đề:
Sử thi Đăm Săn là một trong những tác phẩm sử thi tiêu biểu nhất được sáng tạo bởi trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn của đồng bào Ê-đê, là bức tranh phản ánh lịch sử văn hoá của đồng bào Tây Nguyên
2. Giải quyết vấn đề
a. Đặc điểm đời sống của người Ê-đê
- Nơi ở: Ngôi nhà là điểm nổi bật trong giá trị văn hóa vật chất của người Ê đê:
+ Ngôi nhà được miêu tả trong sử thi
+ Ngôi nhà trong sinh hoạt của người Ê-đê
- Ẩm thực: sự hòa trộn, tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt
+ Ẩm thực trong sử thi
+ Ẩm thực trong phong tục tập quán đời thường
- Trang phục: dân tộc Ê Đê lại tạo được sức hút mạnh mẽ với những bộ y phục độc đáo và mới lạ.
+ Trang phục của các nhân vật trong sử thi
+ Trang phục của người Ê-đê trong sinh hoạt
- Phương tiện vận chuyển
+ Các phương tiện đi lại, vận chuyển trong sử thi
+ Các phương tiện đi lại, vận chuyển
b. Đặc điểm văn hóa của người Ê-đê:
- Trang phục, nhà ở truyền thống
- Chế độ gia đinh, tôn giáo
- Các lễ hội, hoạt động văn hóa
3. Kết luận
Người Ê đê ở Đắk Lắc có đời sống vật chất và tinh thần rất đặc sắc. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của người Ê đê đã tạo nên những nét đặc trưng văn hóa của vùng đất Tây Nguyên, tạo nên nét khác biệt trong văn hóa so với các vùng văn hóa khác. Những nét văn hóa phong phú và đa dạng của người dân tộc Ê đê đã thực sự đóng góp những tri thức văn hóa lịch sử quý giá vào kho tàng văn học sử thi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
4. Tài liệu tham khảo
3. Viết
Viết bài theo dàn ý đã lập.
* Bài viết tham khảo:
Xem thêm Top 30 Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Đăm Săn là tác phẩm sử thi kinh điển của Việt Nam, chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Thiên sử thi không chỉ miêu tả những chiến oanh liệt, phản ánh thực tế những khát vọng anh hùng của con người Ê-đê mà còn mở ra bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà của người Ê-đê qua những chi tiết trong truyện. Cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về sử thi này. Những nhà nghiên cứu người Pháp đã có công lớn trong việc sưu tầm, dịch thuật và công bố sử thi Đăm Săn đầu tiên trên thế giới. Sau đó, vào năm 1957, tác giả Đào Tử Chí đã dịch tác phẩm Đăm Săn từ tiếng Pháp ra tiếng Việt, công bố trên Tạp chí Văn nghệ với tên gọi: Bài ca chàng Đăm Săn. Khi sử thi Đăm Săn được dịch ra tiếng Việt, công cuộc nghiên cứu tác phẩm này được chú ý nhiều hơn. Nhìn chung, các tác giả đều giành sự quan tâm cho sử thi Đăm Săn và đạt được những kết quả tự hào. Tuy nhiên, sử thi Đăm Săn còn khai thác được vẻ đẹp văn hóa Ê-đê qua sử thi Đăm Săn, góp thêm điểm nhìn mới mẻ về bản sắc văn hóa cộng đồng người Ê-đê nói chung và sử thi Đăm Săn nói riêng.
Trước tiên, có thể thấy, ngôi nhà là điểm nổi bật trong giá trị văn hóa vật chất của người Ê-đê. Trong sử thi Đăm Săn, ngôi nhà của người anh hùng Đăm Săn được miêu tả rất kỹ: “nhà chàng Đăm Săn dài đến nỗi tiếng chiêng đánh đằng trước nhà, người đứng sau nhà không nghe thấy. Mái hiên nhà chàng con chim bay mỏi cánh mới hết”. Nhà của Đăm Săn có những “chiếc khiên chói lọi như đèn đuốc”, “vải sợi nặng trĩu làm cong các sào phơi. Thịt bò thịt trâu treo đầy xung quanh”, “bát đĩa bằng đồng để khắp sàn nhà” (2). Người Ê đê thường cất nhiều đồ dùng ở trong nhà, đặc biệt ở gian khách, ví dụ như ché rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng, thịt trâu bò... vì đây là những tài sản giá trị, thể hiện sự giàu có. Ngôi nhà ấy không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc người Ê đê, nơi đánh dấu sự phồn thịnh, hùng cường của bộ tộc, bộ lạc. Thực tế nhà ở của người Ê-đê cũng chia không gian nội thất làm hai phần theo chiều dọc, phần phòng khách vừa là nơi sinh hoạt vừa là nơi gắn kết cả đại gia đình. Phần cuối thì dành cho các cặp hôn nhân ở trong từng buồng có vách ngăn. Những ngôi nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của thế chế gia đình mẫu hệ mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người Ê Đê qua năm tháng. Ngôi nhà sàn được làm bằng tre, nứa hoặc bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân cây tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Điều đặc biệt của ngôi nhà dài là luôn có hai cầu thanh đực dành cho những thành viên nam và cầu thang cái dành cho nữ giới.
Đời sống của người Ê-đê còn được thể hiện qua món ăn hàng ngày. Ẩm thực Ê Đê là sự hòa trộn, tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Những món ăn luôn có sự kết hợp hài hòa giữa vị chua, cay và đắng. Ẩm thực Ê Đê đã góp phần tạo nên sự độc đáo cho nền ẩm thực Việt Nam.và đồng thời là yếu tố thu hút khách du lịch. Trong những bữa ăn, cơm tẻ là một món ăn chủ yếu, muối ớt là thức ăn không thể thiếu đối với đồng bào Ê Đê. Những món ăn tiêu biểu của Ê Đê với nhiều loại gia vị, thảo dược có thể kể đến như món thịt bò xào xả gừng, các loại thịt thú rừng, các món hầm như canh làm từ bột gạo xay nhuyễn, canh môn rừng, cá lóc suối, gà nướng. Trong sử thi Đăm Săn, Đăm Par Kvây đã tiếp đãi Đăm Săn trước khi lên đường bắt Nữ Thần Mặt Trời “đốt một gà mái ấp, giết một gà mái đẻ, giã gạo trắng như hoa êpang”. Ẩm thực Ê Đê phản ánh phong tục, lối sống phóng khoáng, gần gũi giữa con người với thiên nhiên thông qua cách nguyên liệu, chế biến theo phong cách vừa dân dã, vừa đậm chất núi rừng.
Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ê đê được thể hiện rõ nét qua trang phục và các hoạt động lao động sản xuất. Người anh hùng Đăm Săn được miêu tả với thân hình khỏe khoắn, cường tráng trong trang phục: “cái khố có hoa sao, cái áo có hoa me”, “Trên đầu, chàng quấn một cái khăn màu tím. Quanh lưng, chàng thắt một chiếc khăn màu đỏ”. Trang phục của Đăm Săn chính là trang phục điển hình của đàn ông Ê đê xưa. Y phục của họ gồm áo và khố: áo của nam thường có phần tay khá dài, vạt sau dài hơn vạt trước và khố dùng để che chắn nửa thân dưới của họ. Ngoài ra, họ cũng thường mang hoa tai, vòng cổ hoặc quấn khăn đen nhiều vòng trên đầu. Chính những bộ trang phục này đã tôn lên vẻ đẹp độc đáo, đầy nam tính của họ. Bên cạnh đó, những người vợ của Đăn Săn cũng mang những bộ trang phục rất bắt mắt “Mỗi nàng mặc một chiếc váy có hoa me và chiếc áo có hoa sao”. Trang phục của nữ giới là váy tấm, áo chui, chúng được làm bằng thổ cẩm với gam màu chàm, màu đen chủ đạo và điểm những hoa văn sặc sỡ đậm chất thiên nhiên núi rừng. Trang phục còn kết hợp với trang sức bằng vàng hoặc đồng, vòng tay thường được đeo thành bộ kép để nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau.
Phương tiện đi lại phổ biến nhất của người Ê đê xưa là voi, là ngựa: “Mặt đất in dấu chân ngựa nhiều như chân rết. Mặt đất in đầy dấu chân voi như đáy cối giã gạo”. Đăm Săn đã cưỡi voi dẫn dân làng đi lao động bắt cua, tôm, cá; cưỡi voi đi chiến đấu với M’tao Grứ và M’tao M’xây để bảo vệ thị tộc, bảo vệ vợ của mình. Đó là những “con voi đực đuôi dài chấm đất, có bộ ngà rộng, mặt nó như bông hoa đẹp, khiến cho người người trông thấy nó đều phải vui mừng”. Không chỉ có voi mà ngựa cũng là một người bạn đồng hành cùng Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời “con ngựa chạy nhanh như gió thổi, vượt lên đỉnh núi, nhảy qua bao dòng thác, bao con suối” đã cùng Đăn Săn băng qua mọi khó khăn ở rừng sáp đen của bà Sun Y Rít và cùng Đăm Săn hy sinh trên con đường chinh phục tự nhiên.
Đặc điểm văn hóa nổi bật của người dân Ê-đê là chế độ mẫu hệ. Điều này được thể hiện rõ qua sử thi Đăm Săn. Chế độ mẫu hệ của người Ê đê in đậm trong kiến trúc và trang trí chiếc đầu cầu thang vào nhà. Chúng được trang trí đôi bầu sữa và hình vầng trăng khuyết - những biểu tượng sống động của tính nữ. Khi Đăm Săn đến nhà của Nữ Thần Mặt Trời “cầu thang trông như cái cầu vồng”. Văn hóa người Ê đê còn mãi với tục nối dây (Juê nuê) - một luật tục cổ truyền trong hôn nhân của người Ê đê. Tục này quy định khi chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng phải thế một người đàn ông khác để làm chồng. Ngược lại khi vợ chết, người chồng phải lấy một người con gái trong gia đình vợ, miễn là người đó chưa có chồng. Theo tục Juê nuê, trong hôn nhân của người Ê đê, khi bà của H’Nhí và H’Bhí chết, hai nàng phải nối dây với chồng bà là ông M’tao Y Kla (cậu của Đăm Săn). Nhưng cậu của Đăm Săn chết, Đăm Săn phải thay cậu nối sợi dây hôn nhân với H’Nhí và H’Bhí. Trong sử thi, Đăm Săn đã thực hiện nhiệm vụ làm lụng gắn với các hoạt động chăn nuôi, săn bắt, trồng trọt. Khát vọng của chàng mang ý nghĩa khẳng định sức mạnh của bản thân mình, đặt sức mạnh con người sánh ngang với tự nhiên. Đăm Săn kiên cường đi tìm nữ thần Mặt Trời. Đứng trước nữ thần Mặt Trời vô cùng xinh đẹp, chàng đã nói rõ ý định của mình: “Tôi đến đây tìm người dệt chăn cho tôi, dệt áo dệt khố cho tôi mặc, tìm người nấu cơm cho tôi ăn”. Nhưng nữ thần Mặt Trời đã từ chối. Chàng thất vọng lên ngựa trở về, nhưng ngựa của Đăm Săn không chạy đua kịp với tốc độ của ánh sáng mặt trời nên cuối cùng chàng chết ngập trong rừng đất đen đang tan chảy của bà H’Sun Y Rít. Người anh hùng đã hy sinh nhưng lý tưởng thì vẫn được tiếp nối mãi với sự xuất hiện của Đăm Săn cháu sau này, những người dân Ê đê khác sẽ tiếp tục đi tiếp con đường của chàng Đăm Săn, tiếp tục hoàn thiện lý tưởng, khát khao khẳng định mình, chinh phục thiên nhiên, những miền đất lạ để mở rộng sự giàu có, trù phú của buôn làng mà người anh hùng này đã mở ra trước đó…
Sử thi Đăm Săn là một trong những tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học dân tộc. Qua hình tượng Đăm Săn, chúng ta hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa và con người Ê đê vùng đất Tây Nguyên. Sử thi Đăm Săn đã tô đậm thêm những nghi thức, nghi lễ độc đáo với những tập tục đặc biệt của tộc người Ê đê không thể trộn lẫn với các dân tộc khác.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Tự rà soát lại báo cáo nghiên cứu của mình theo các tiêu chí sau đây:
- Phần giới thiệu nêu rõ được vấn đề nghiên cứu, gây được sự chú ý và hấp dẫn đối với người đọc
- Các luận điểm chính đã được làm sáng tỏ qua những dữ liệu, bằng chứng xác thực, đáng tin cậy
- Các phần được sắp xếp theo trật tự logic, có sự liên kết chặt chẽ, không có sự trùng lặp
- Không có các thông tin thừa, không liên quan trực tiếp đến đề tài
- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi từ ngữ và câu
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT