Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều (năm 2024 mới nhất)

Tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Ngữ văn 9 theo chương trình sách mới.

Xem thử Giáo án Văn 9 CD Xem thử Giáo án điện tử Văn 9 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Giáo án Văn 9 CD Xem thử Giáo án điện tử Văn 9 CD

Giáo án bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - Cánh diều

A. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu cần đạt

- Nhận biết được thể loại của văn bản “Sông núi nước Nam”.

- Nhận diện đôi nét về tác giả, tác phẩm của văn bản “Sông núi nước Nam”.

- Xác định và phân tích được các đặc điểm của văn bản: Vần, nhịp, niêm, luật…

- Xác định và phân tích được bố cục của văn bản.

- Nhận diện và phân tích được nội dung bao quát của văn bản

- Nhận diện và phân tích được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ.

- Viết bài văn phân tích được tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày, suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các tác phẩm có cùng chủ đề.

c. Phẩm chất

- Giúp HS bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, xây dựng và bảo vệ tốt Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word, giáo án điện tử

- Phiếu bài tập

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học tập ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS

- SGK, SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa.

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, tạo tâm thế cho HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS câu hỏi gợi mở

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về một trận chiến lịch sử mà em thấy ấn tượng nhất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bao triều đại đi qua là bấy nhiêu triều đại đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước. Truyền thống ấy đã được phản ánh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học Lí Trần. Văn bản “Sông núi nước Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu

- Nhận diện đôi nét về tác giả, tác phẩm của văn bản “Sông núi nước Nam”.

- Xác định được thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản “Sông núi nước Nam”.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành câu trả lời.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm Sông núi nước Nam.

+ Xác định phương thức biểu đạt và thể loại của văn bản.

+ Xác định bố cục và nội dung chính của từng đoạn.

- GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Chưa rõ

2. Tác phẩm

+ Sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1077), đọc ở miếu thần trên phòng tuyến Như Nguyệt (nam sông Cầu).

+ Động viên tinh thần tướng sĩ và làm quân địch hoang mang, khiếp sợ.

+ Được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta.

3. Đọc hiểu văn bản

- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục:

- Hai câu đầu: Nước Nam là của ngưòi Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

- Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Văn 9 CD Xem thử Giáo án điện tử Văn 9 CD

Xem thêm giáo án 9 Cánh diều các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học