Giáo án bài Dế chọi - Cánh diều

Với giáo án bài Dế chọi Ngữ văn lớp 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Xác định được thể loại văn bản truyện.  

- Nhận diện và xác định được nhân vật, sự kiện trong truyện. 

- Xác định được bố cục và chỉ ra các nét độc đáo trong văn bản.  

- Nhận biết và phân tích được các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu: yếu tố kì ảo, tính tượng trưng…

-  Xác định và phân tích được ý nghĩa của truyện.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Dế chọi  

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Dế chọi  

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu nhân vật/ chi tiết mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: 

Câu hỏi 1. Em đã chơi hay quan sát trò chọi dế bao giờ chưa? Em hiểu gì về trò chơi này?

Câu hỏi 2. Em suy nghĩ thế nào về hậu quả của việc một ông vua lại mê chơi trò chọi dế?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ. 

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu văn bản “Dế chọi” của tác giả Bồ Tùng Linh.  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Bồ Tùng Linh và tác phẩm Dế chọi. 

- GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) tự Lưu Tiên, còn có tự là Kiếm Thần, hiệu Liễu Tuyền.

- Ông là người tỉnh Sơn Đông. 

- Ngoài tập truyện Liêu Trai chí dị, ông còn để lại 4 quyển Văn tập, 6 quyển Thi tập. Năm 1980, ông được thế giới kỉ niệm như một Danh nhân văn hoá.

2. Tác phẩm

- Dế chọi thuộc loại truyện đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn quan lại tham nhũng, cường hào ác bá, đồng thời bày tỏ sự cảm thông đối với những con người “bé nhỏ” bị chà đạp, hãm hại. Đó là một truyện tiêu biểu cho tinh thần phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- Xác định được thể loại văn bản truyện.  

- Nhận diện và xác định được nhân vật, sự kiện trong truyện. 

- Xác định được bố cục và chỉ ra các nét độc đáo trong văn bản.  

- Nhận biết và phân tích được các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu: yếu tố kì ảo, tính tượng trưng…

-  Xác định và phân tích được ý nghĩa của truyện.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: 

+ Xác định thể loại văn bản.

+ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

+ Xác định bố cục của văn bản.  

+ Tóm tắt nội dung của văn bản. 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

- HS trình bày sản phẩm. 

3. Đọc - kể tóm tắt

- Thể loại: truyện truyền kì

- Phương thức biểu đạt: Tự sự 

- Tóm tắt:

Câu chuyện xoay quanh sự việc Thành Danh – một chức dịch hiền lành không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi. Bi kịch của gia đình anh bắt nguồn từ đó. Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. “Vua thấy chọi hay quá đòi phải cung tiến thường xuyên”. Vì phải tìm mua dế dâng vua mà bao gia đình lâm vào thảm cảnh. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học