Giáo án bài Chiếc lược ngà - Cánh diều

Với giáo án bài Chiếc lược ngà Ngữ văn lớp 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được đặc điểm của thể loại truyện ngắn.

- Nhận biết và phân tích được  nhân vật, sự việc, cốt truyện trong văn bản.

- Xác định và phân tích được đối thoại, độc thoại nội tâm ; sự kết hợp các yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Xác định và phân tích được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng tình cảm cha con sâu nặng trong mọi hoàn cảnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

- GV đặt câu hỏi:

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Hs nhận nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống éo le xảy ra nhất là trong hoàncảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người ."Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở miền Nam.Qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ chiến sĩ .

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang.

- Ông là nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ 2 cuộc k/c của dân tộc.

- Từ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết văn

- Đề tài: Thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản trong SGK là đoạn trích phần giữa truyện.

- Thể loại: Truyện ngắn.

- Bố cục: 2 phần

+ Cuộc gặp gỡ sau tám năm của cha con ông Sáu

+ Tình cha con sâu nặng- Hình ảnh chiếc lược ngà


Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được đặc điểm của thể loại truyện ngắn.

- Nhận biết và phân tích được  nhân vật, sự việc, cốt truyện trong văn bản.

- Xác định và phân tích được đối thoại, độc thoại nội tâm ; sự kết hợp các yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Xác định và phân tích được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1: 

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: 

- Nhóm 1:

+ Xác định tình huống truyện.

+ Chú ý đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, tìm những chi tiết kể về lần đầu bé Thu gặp cha?

+ Bé Thu đã tròn mặt nhìn đó là đôi mắt nhìn như thế nào?

- Nhóm 2:

II. Tìm hiểu chi tiết

1.  Tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ của 2 cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách nhưng trớ trêu là bé Thu ko chịu nhận cha, đến lúc em nhận và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì lại phải chia tay (đây là tình huống cơ bản của truyện)

- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình thương yêu và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp tặng thì ông đã hi sinh

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học