Giáo án bài Sống, hay không sống? - Cánh diều

Với giáo án bài Sống, hay không sống? Ngữ văn lớp 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố quan trọng (cốt truyện, xung đột, nhân vật, lời nhân vật, lời người kể chuyện… và đề tài, chủ đề, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả…) trong các văn bản bi kịch và truyện.

- Nhận diện và phân tích được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

- Xác định và phân tích được những suy ngẫm về bản tính của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày, suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các tác phẩm có cùng chủ đề.

c. Phẩm chất

- Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn.

- Tình yêu nước yêu quê hương thắm thiết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word, giáo án điện tử

- Phiếu bài tập

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học tập ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS

- SGK, SBT Ngữ văn 9 Cánh diều

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong sách giáo khoa.

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, tạo tâm thế cho HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS câu hỏi gợi mở

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: William Shakespeare là một trong những tác gia nổi tiếng. Các sáng tác của ông đều được coi là kinh điển có tác động lớn đến văn học thế giới. Tiêu biểu là vở kịch Romeo và Juliet. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại 1 tác phẩm của ông cũng được xem là kịch điển đoạn trích Sống hay không sống – đó là vấn đề.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu

- Nhận biết được thể loại của văn bản.

- Nhận diện đôi nét về tác giả, tác phẩm của văn bản.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành câu trả lời.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giảUy-li-am Sếch –xpia và tác phẩm Sống hay không sống?

- GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên: Uy-li-am Sếch-xpia

- Sinh: 1564 – 1616

- Là nhà soạn kịch, nhà thơ nổi tiếng nhất của nước Anh thời Phục Hưng.

- Kịch của ông bao gồm có nhiều thể loại (kịch lịch sử, hài kịch, bi kịch, bi hài kịch)

- Tác phẩm chính: Romeo và Juliet, Via Lia, Ô-ten-lô, Mác bét, Hăm lét.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ:

+ Bị kịch năm hồi Hăm-lét là sáng tác đỉnh cao của ông.

+ Viết trong thời gian 1599-1601

+ Câu chuyện hoàng tử xứ Đan MẠchthời trung cổ trả thù cho cha.

+ Sống hay không sống - đó là vấn đề là đoạn trích từ cảnh 1, hồi III của bi kịch Hăm - Lét.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm & tự sự.

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “Ôi, gánh nặng của tội ác”: Sự dò la của nhà vua về tính tình của Hăm-lét.

+ Phần 2: Còn lại: Cuộc trò chuyện của Hăm-lét và Ô-phê-li-a.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố quan trọng (cốt truyện, xung đột, nhân vật, lời nhân vật, lời người kể chuyện… và đề tài, chủ đề, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả…) trong các văn bản bi kịch và truyện.

- Nhận diện và phân tích được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.

- Xác định và phân tích được những suy ngẫm về bản tính của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành câu trả lời.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời; Phiếu học tập…

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Nhận xét về hành động bên trong bên trong và bên ngoại của vua Clo – đi – út.

+ Lời thoại của các nhân vật trước khi Hamlet xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

+ Nhận xét việc thể hiện ý thức của Hamlet về mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên.

+ Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hamlet thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hamlet, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?

+ Có thể xác định cách hiểu của Hamlet về “sống” và “không sống” như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

- HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

GV chốt lại kiến thức.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật vua Clô-đi-út

- Hành động bên ngoài: Quan tâm, hỏi han tình hình sức khỏe và thể hiện sự lo lắng với tình trạng của Hăm-lét.

- Hành động bên trong: Cho người theo dõi, ngấm ngầm lên kế hoạch muốn trừ khử Hăm-lét.

= > Bên ngoài giả tạo để che đi sự xấu xa của con người bên trong, bản chất độc ác được che đậy bằng con người hiền lành bao dung.

2. Nhân vật Hăm-lét

- Tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng: Hồn ma vua cha hiện về kể cho chàng nghe sự thật về cái chết của mình - kẻ thủ phạm chính là Clô-đi-út, giết vua và chiếm ngai vàng. Hồn ma đòi Hăm-lét phải trả thù. Từ đó lòng chàng đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời nhưng chàng cố gắng làm tròn bổn phận người con trai.

= > Hăm-lét giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cũng cố gắng dò xét xem Hamlet có thật điên khùng hay giả tạo. Hăm-lét bắt đầu điều tra xác minh lại lời báo mộng của vua cha. Qua cơn hoảng loạn, vua khẩn trương hành động. Hắn và tên cận thần Pô-lô-ni-út bố trí cho tiểu thư Ô-phê-li-a, hoàng hậu lần lượt gặp gỡ Hăm-lét để chúng theo rình dò xét chàng. Với Ô-phê-li-a là người yêu của mình, chàng cố gắng giả điên chót lọt, nhưng khi gặp mẹ thì Hăm-lét không kìm được nỗi giận hờn, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học