Giáo án bài Tri thức Ngữ văn trang 3 Tập 2 - Cánh diều

Với giáo án bài Tri thức Ngữ văn trang 3 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản truyện truyền kì, truyện trinh thám muốn gửi đến người đọc thông qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện…; thấy được tác động của văn bản đối với người đọc.

- Có hiểu biết về cách biến đổi, mở rộng cấu trúc câu và áp dụng được vào hoạt động nói, viết.

- Viết được một truyện kể sáng tạo; sử dụng được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi viết truyện.

- Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện…) và lắng nghe, trao đổi về nội dung, nghệ thuật của câu chuyện được kể.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng

- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại văn bản.

3. Phẩm chất

- Cảm thông với những người có số phận kém may mắn, có ý thức đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu; không tham lam, hưởng thụ trên nỗi đau của người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập, khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính chất gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Truyện truyền kì và truyện trinh thám, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: Cảm thông với những người có số phận kém may mắn, có ý thức đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu; không tham lam, hưởng thụ trên nỗi đau của người khác.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản truyện truyền kì, truyện trinh thám muốn gửi đến người đọc thông qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện…; thấy được tác động của văn bản đối với người đọc.

- Có hiểu biết về cách biến đổi, mở rộng cấu trúc câu và áp dụng được vào hoạt động nói, viết.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

+ Trình bày hiểu biết của em về truyện truyền kì và truyện trinh thám.

+ Xác định và mở rộng cấu trúc câu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Truyện truyền kì và truyện trinh thám

- Truyện truyền kì là loại tác phẩm tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, kể về những chuyện kì lạ, trong đó, cốt truyện thường được xây dựng trên những câu chuyện trong dân gian. Nhân vật chính chủ yếu là những người bình dân (người đi buôn, nông dân,…), gắn với những vấn đề của cuộc sống đời thường (hạnh phúc gia đình, tình yêu nam nữ,…). Có một số nhân vật như thần, phật, vua, quan,.. nhưng cũng được khắc hoạ ở phương diện con người đời thường, cá nhân,… Điểm nổi bật ở truyện truyền kì là sử dụng yếu tố kì lạ, kì ảo nhưng nội dung của truyện lại thường là những vấn đề của đời sống nhân sinh. Không gian, thời gian, sự việc, con người,… có sự kết hợp giữa những chi tiết có thật với không có thật, vừa ở thế giới siêu nhiên vừa gắn với những số phận đời thường. Trong truyện, không gian cõi trên và cõi âm, con người và thánh thần, ma quỷ có sự hòa trộn, kết nối. Con người có thể chết đi, sống lại, khi ở dương gia, lúc ở địa phủ; có thể “phiêu diêu trong thế giới ảo huyền ở cả bốn cõi không gian… và hành trình trong thời gian phi tuyến tính”.

- Truyện trinh thám là truyện viết về việc điều tra, khám phá các vụ án hoặc những bí mật cần được đưa ra ánh sáng. Truyện thường bắt đầu bằng một sự việc bất ngờ hoặc tình huống gay cấn (ví dụ: án mạng, mất tích, mất trộm,…), kế đó là những diễn biến căng thẳng, kịch tính để rồi tất cả được giải quyết ở phần cuối của câu chuyện.  Đó cũng là thời điểm sự thật được hé lộ, bản chất của sự việc được phơi bày và những kẻ gây án sẽ bị vạch trần, bắt giữa hoặc thậm chí bị tiêu diệt. Nhân vật chính của truyện trinh thám thường là các thám tử hoặc điều tra viên. Nhìn chung, họ là những người có khát vọng truy tìm sự thật, dám đấu tranh cho lẽ phải, kiên quyết chống lại cái ác, cái xấu; đặc biệt, họ có óc quan sát, rất giàu trí tưởng tượng, biết tìm kiếm, kết nối, tổng hợp thông tin và giỏi quy đoán, suy luận logic.

2. Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu

- Biến đổi cấu trúc câu là thay đổi kiểu cấu tạo câu mà không làm thay đổi cơ bản nghĩa của câu. Sự biến đổi cấu trúc câu của câu thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tăng cường sự liên kết câu hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú, sinh động hơn. Các kiểu biến đổi cấu trúc câu thường gặp là:

+ Thay đổi trật tự các thành phần trong câu. Ví dụ, chuyển vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Hạ Long vào buổi sớm mùa xuân thật huyền ảo. Giữa màn sương bạc mông lung, nhấp nhô thấp thoáng những đỉnh đảo xanh đen, bồng bềnh lúc ẩn, lúc hiện.” (Thi Sảnh)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học