Giáo án bài Tri thức ngữ Văn trang 106 Tập 2 - Cánh diều
Với giáo án bài Tri thức ngữ Văn trang 106 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ yêu cầu cần đạt
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan của người viết. Hiểu được lí do người đọc có những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Hiểu những yêu cầu về trích dẫn tài liệu và có ý thức vận dụng hiểu biết đó vào các hoạt động viết và nói để tránh đạo văn.
- Biết viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Biết trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng
- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại văn bản.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu, khám phá các giá trị độc đáo của tác phẩm văn học; biết trân trọng tiếng nói cha ông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập, khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính chất gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Nghị luận văn học, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: Có ý thức tìm hiểu, khám phá các giá trị độc đáo của tác phẩm văn học; biết trân trọng tiếng nói cha ông. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan của người viết. Hiểu được lí do người đọc có những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Hiểu những yêu cầu về trích dẫn tài liệu và có ý thức vận dụng hiểu biết đó vào các hoạt động viết và nói để tránh đạo văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: + Trình bày thông tin về phân tích tác phẩm văn học. + Xác định cách trình bày vấn đề trong văn bản nghị luận văn học. + Trình bày một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
1. Phân tích tác phẩm văn học Phân tích tác phẩm văn học là một dạng bài nghị luận văn học rất phổ biến. Đây là dạng văn bản chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, chỉ ra cái hay, cái đẹp về nội dung và sự độc đáo về hình thức của một tác phẩm văn học. Phân tích có thể từ nội dung khái quát chỉ ra các biểu hiện cụ thể hoặc từ các yếu tố cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát. Là kiểu bài nghị luận nên văn bản phân tích tác phẩm văn học cũng có mục đích thuyết phục người đọc bằng việc nêu lên luận đề và luận điểm, lí lẽ và bằng chứng,… Muốn phân tích đúng tác phẩm văn học, người viết cần bám sát đặc điểm thể loại của tác phẩm; nhận biết các yếu tố hình thức độc đáo và tác dụng của chúng trong việc làm sáng tỏ nội dung; nhận xét, đánh giá được giá trị của tác phẩm;… Các văn bản nghị luận văn học trong Bài 10 đều là các bài phân tích tác phẩm văn học. 2. Cách trình bày vấn đề trong văn bản nghị luận văn học Thông thường, trong bài nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng, người viết thường kết hợp nêu vấn đề một cách khách quan và chủ quan. - Trình bày khách quan là nêu lên những thông tin vốn có của đối tượng; ví dụ: nêu nội dung chính của văn bản, thuật lại vắn tắt cốt truyện, giới thiệu hệ thống nhân vật trong tác phẩm, nêu khái quát đặc điểm hình thức nghệ thuật,… - Trình bày chủ quan là thể hiện tình cảm, quan điểm, thái độ của người viết trước vấn đề được bàn luận trong bài nghị luận văn học. Đó thường là những nhận xét, đánh giá mang màu sắc cá nhân mà người viết muốn bày tỏ, thể hiện. 3. Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn Trong học tập, nghiên cứu khoa học, việc tham khảo các tài liệu, ý kiến liên quan để hiểu rõ vấn đề mình đang quan tâm là rất cần thiết. Tuy nhiên, để tránh đạo văn (sao chép ý kiến của người khác mà không chú thích rõ nguồn gốc, biến ý kiến đó thành ý kiến của mình), cần lưu ý một số vấn đề như sau: - Yêu cầu chung: Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa quan trọng mà không phải của người viết đều phải được trích dẫn . Việc trích dẫn các tài liệu tham khảo phải bảo đảm sự trung thực, chính xác (không thêm bớt từ ngữ dẫn đến việc hiểu không đúng ý kiến của tác giả được trích dẫn). Phải ghi rõ nguồn (xuất xứ) của ý kiến được trích dấn (gồm các thông tin: tên tác giả, tên công trình, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang). |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Ngữ Văn 9 Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương"
Giáo án Ngữ Văn 9 Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
Giáo án Ngữ Văn 9 Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)