Giáo án Vật Lí 6 Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trả lời được các câu hỏi cụ thể như: Khi đặt một túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg, thì số đó chỉ gì?

- Nhận biết được quả cân 1kg.

- Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Robecvan và cách cân một vật bằng cân Rôbecvan.

2. Kỹ năng:

- Đo được khối lượng của một vật bằng cân. Chỉ ra được ĐCNN và GHĐ của một cái cân.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận trong khi cân bằng cân Rôbecvan.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :

Hiểu được đơn vị khối lượng hợp pháp trong hệ thống đo lượng ở Việt Nam. Đổi được các đơn vị khối lượng.

Biết cách dùng cân Rôbecvan hoặc cân đồng hồ để cân một vật.

5. Định hướng phát triển năng lực

a)Năng lực chung

  Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b)Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực kiến thức vật lí

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng  lực cá nhân của HS

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Cân Rôbecvan và hộp quả cân, vật để cân. ( Cân đồng hồ cho cả lớp)

2. HS: SGK, vở, các dụng cụ học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’) :

a. Câu hỏi :

Câu 1: Trình bày cách xác định thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.

Câu 2 : Khi vật không lọt bình chia độ thì ta xác định thể tích bằng cách nào?

b. Đáp án và biểu điểm :

Câu 1:Thả chìm vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.(5đ)

Câu 2: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ, thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.(5đ)

         

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Trong thực tế chúng ta thấy để so sánh khối lượng của vật này với vật kia, xem vật nào có khối lượng lớn hơn hay đo khối lượng bằng dụng cụ gì? Để trả lời câu hỏi đó hôm nay chúng ta sẽ học bài:  KHỐI LƯỢNG- ĐO KHỐI LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:  - Trả lời được các câu hỏi cụ thể như: Khi đặt một túi đường lên một cái cân, cân chỉ 1kg, thì số đó chỉ gì?

- Nhận biết được quả cân 1kg.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV:

- Tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu khối lượng và đơn vị khối lượng:

GV:

Yêu cầu HS cả lớp thảo luận, trả lời các câu C1, C2

Yêu cầu HS dùng các từ thích hợp trong khung để hoàn thành kết luận ở các câu C3 đến C6

- GV : Yêu cầu HS đọc tài liệu, thảo luận và trả lời câu hỏi

- GVH : Đơn vị khối lượng hợp pháp ở nước ta là gì ?

-  Yêu cầu HS nêu một số đơn vị khối lượng đã học khác.

- GV thông báo : Kilogam là khối lượng một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế ở Pháp.

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các đơn vị khối lượng khác thường gặp:

HS:

- Thực hiện các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6

C1: Số đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp sữa.

C2: 500g chỉ lượng bột giặt chứa trong túi bột giặt.

HS:

- Tìm hiểu các câu hỏi, suy nghỉ trả lời, chọn từ thích hợp để điền vào chổ trống.

- Ghi nhớ đơn vị chính là kilôgam (kg).

C3: 500g là khối lượng của bột giặt chứa trong túi.

C4: 397g là khối lượng sữa chứa trong hộp.

C5: Mọi vật đều có khối lượng.

C6: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

- HS cả lớp  đọc tài liệu

HS trả lời câu hỏi của GV

I. KHỐI LƯỢNG. ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG

1. Khối lượng:

a. Trả lời câu hỏi

b) Kết luận

* Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng. Khối lượng của một vật làm bằng chất nào chỉ lượng chấy ấy chứa trong vật.

2. Đơn vị khối lượng:

a. Đơn vị khối lượng:

- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị khối lượng là kilogam (kí hiệu: kg).

b. Các đơn vị khối lượng khác:

- gam (g) 1g = 1000kg

- miligam (mg) 1mg = 1000g

- hectogam (còn gọi là lạng) 1lạng =100g.

- tạ : 1 tạ = 100 kg; tấn (t) 1t=1000kg.

- Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì?

Đưa ra cân Rôbecvan cho quan sát

- Em hãy cho biết cấu tạo của cân này?

- Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân này?

Giảng cho HS hiểu cách dùng cân đồng hồ để cân vật

- Em hãy lên bảng điền vào chỗ trống câu C9?

-  Cho hs thực hành cân vật bằng cân Rôbecvan

-  Cho hs quan sát hình 5.3; 5.4; 5.5;  5.6 SGK

- Em hãy cho biết tên của các loại cân này?

- GV giới thiệu cách sử dụng cân đồng hồ và cân mẫu. Yêu cầu HS thực hiện

HS đọc tài liệu, quan sát cân Rôbécvan

C7 :

Cân Rôbécvam bao gồm các bộ phận: hai dĩa cân đặt trên đòn cân, có kim cân được gắn trêm trục đòn cân, đi theo là một hộp quả cân.

C8 :

GHĐ của cân là tổng khối lượng các quả cân, ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

Học sinh tìm hiểu GHĐ và ĐCNN trên cân Rôbécvan của Phòng thí nghiệm.

-  HS các nhóm cử đại diện trả lời câu C9

C9 :

Thoạt tiên, phải điều chính sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim phải chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên một dĩa cân. Đặt lên dĩa bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên dĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.

-  HS tìm hiểu và trả lời

C11:

- hình 5.3 là cân y tế

- hình 5.4 là cân tạ

- hình 5.5 là cân đĩa

- hình 5.6 là cân đồng hồ

- HS các nhóm thực hiện dùng cân đồng hồ cân một vật như SGK, dụng cụ học tập khác.

II. ĐO KHỐI LƯỢNG:

1.Tìm hiểu cân Rôbécvan ( GV có thể thay thế loại cân khác)

 Các bộ phận của cân Rôbécvan: gồm có đòn cân, đĩa cân, kim cân, con mã và hộp quả cân.

2.Cách dùng cân đồng hồ để cân một vật: (SGK)

3. Các loại cân khác

cân tạ, cân y tế, cân đòn, cân đồng hồ.

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ:

A. sức nặng của hộp mứt

B. thể tích của hộp mứt

C. khối lượng của mứt trong hộp mứt

D. sức nặng của hộp mứt

Đáp án

Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ khối lượng của mứt trong hộp mứt ⇒ Đáp án C

Bài 2: Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:

A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.

B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.

C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa.

D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.

Đáp án

Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.

⇒ Đáp án D

Bài 3: Cho các phát biểu sau:

a) Đơn vị của khối lượng là gam.

b) Cân dùng để đo khối lượng của vật.

c) Cân luôn luôn có hai đĩa.

d) Một tạ bằng 100 kg.

e) Một tấn bằng 100 tạ.

f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn 1 tạ sắt.

Số phát biểu đúng là:

A. 2      B. 3      C. 4      D. 5

Đáp án

Các phát biểu đúng là a, b và d ⇒ Đáp án B

Bài 4: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?

A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml

B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén

C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99

D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg

Đáp án

- Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml ⇒ chỉ thể tích nước trong chai.

- Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén ⇒ chỉ số lượng viên thuốc

- Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99 ⇒ chất lượng vàng đạt 99,99% độ tinh khiết.

- Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg ⇒ chỉ khối lượng xà phòng

⇒ Đáp án D

Bài 5: Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

A. 298 g      B. 302 g      C. 3000 g      D. 305 g

Đáp án

Kết quả đo phải là bội số của ĐCNN ⇒ Đáp án C

Bài 6: Cân một túi hoa quả, kết quả là 1553g. ĐCNN của cân đã dùng là:

A. 5 g      B. 100 g      C. 10 g      D. 1 g

Đáp án

Số cân hoa quả là bội của ĐCNN ⇒ ĐCNN của cân đã dùng là 1g ⇒ Đáp án D

Bài 7: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

A. mg      B. tạ      C. g      D. kg

Đáp án

Vì viên thuốc có kích thước nhỏ nên khối lượng cũng nhỏ ⇒ Đáp án A

Bài 8: Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.

Bài 1: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ:

A. sức nặng của hộp mứt

B. thể tích của hộp mứt

C. khối lượng của mứt trong hộp mứt

D. sức nặng của hộp mứt

Đáp án

Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ khối lượng của mứt trong hộp mứt ⇒ Đáp án C

Bài 2: Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:

A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.

B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.

C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa.

D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.

Đáp án

Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.

⇒ Đáp án D

Bài 3: Cho các phát biểu sau:

a) Đơn vị của khối lượng là gam.

b) Cân dùng để đo khối lượng của vật.

c) Cân luôn luôn có hai đĩa.

d) Một tạ bằng 100 kg.

e) Một tấn bằng 100 tạ.

f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn 1 tạ sắt.

Số phát biểu đúng là:

A. 2      B. 3      C. 4      D. 5

Đáp án

Các phát biểu đúng là a, b và d ⇒ Đáp án B

Bài 4: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?

A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml

B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén

C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99

D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg

Đáp án

- Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml ⇒ chỉ thể tích nước trong chai.

- Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén ⇒ chỉ số lượng viên thuốc

- Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99 ⇒ chất lượng vàng đạt 99,99% độ tinh khiết.

- Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg ⇒ chỉ khối lượng xà phòng

⇒ Đáp án D

Bài 5: Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

A. 298 g      B. 302 g      C. 3000 g      D. 305 g

Đáp án

Kết quả đo phải là bội số của ĐCNN ⇒ Đáp án C

Bài 6: Cân một túi hoa quả, kết quả là 1553g. ĐCNN của cân đã dùng là:

A. 5 g      B. 100 g      C. 10 g      D. 1 g

Đáp án

Số cân hoa quả là bội của ĐCNN ⇒ ĐCNN của cân đã dùng là 1g ⇒ Đáp án D

Bài 7: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

A. mg      B. tạ      C. g      D. kg

Đáp án

Vì viên thuốc có kích thước nhỏ nên khối lượng cũng nhỏ ⇒ Đáp án A

Bài 8: Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.

B. Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.

C. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

D. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.

Đáp án

Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

⇒ Đáp án C

Bài 9: Giới hạn đo của cân Rô – béc – van là:

A. khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.

B. khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.

C. tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.

D. tổng khối lượng các quả cân lớn nhất có trong hộp.

Đáp án

Giới hạn đo của cân Rô – béc – van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.

⇒ Đáp án C

Bài 10: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T có ý nghĩa gì?

A. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có trên 5 người ngồi thì không được đi qua cầu.

B. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu.

C. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 50 tấn thì không được đi qua cầu.

D. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tạ thì không được đi qua cầu.

Đáp án

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu.

⇒ Đáp án B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

- ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập  C9. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân ở gia đình và xác định khối lượng của bơ gạo có ngọn.

C10. Trước một chiếc cầu có biến báo giao thông ghi 5T. Số 5T có ý nghĩa gì (Hình 15)?

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

C10. Tùy học sinh: tập xác định GHĐ và ĐCNN của cân ở gia đình và xác định khối lượng của bơ gạo (BTVN).

C11. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5t không được qua cầu.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Về nhà em quan sát GHĐ và ĐCNN của cân mà bố mẹ em dùng

 Người xưa dùng cách nào để cân một con voi? 

4. Dặn dò (1’) :

- Về nhà học bài, làm bài tập 5.1 đến 5.5. (SBT).

- Đọc phần có thể em chưa biết. Xem trước bài mới, để tiết sau học tốt hơn. 

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học