Giáo án Vật Lí 6 Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị lực.
2. Kỹ năng: Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, học hỏi và tìm tòi kiến thức mới.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :
- Hiểu được trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lục.
- Hiểu được đơn vị của lực.
5. Định hướng phát triển năng lực
a)Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b)Năng lực chuyên biệt :
- Năng lực kiến thức vật lí
- Năng lực phương pháp thực nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực cá nhân của HS
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Dụng cụ TN hình 8.1, 8.2.
2. HS: Xem bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’) :
a. Câu hỏi :
Câu 1. Hiện tượng gì quan sát được khi có lực tác dụng lên một vật?
Câu 2. Sự biến dạng là gì? Khi nào thì sự biến dạng xảy ra?
b. Đáp án vầ biểu điểm :
- Khi có lực tác dụng lêm một vật làm cho vật biến đổi chuyển động hay làm cho vật bị biến dạng (3đ): Xe đang chạy bổng nhiên rẽ trái. (1đ)
- Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật. Khi sự biến dạng xuất hiện khi vật chịu tác dụng của vật khác hoặc vật tác dụng lên vật khác làm cho nó biến dạng (5đ). Ví dụ như quả bóng cao sụ (1đ)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
- Em hãy cho biết trái đất hình gì? và em đoán xem vị trí người trên Trái Đất? - Tại sao mọi người đứng ở mọi vị trí trên Trái Đất mà không bị Bay ra khỏi Trái Đất. Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài: Trọng Lực - Đơn Vị Lực . |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. - Nêu được đơn vị lực. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và quan sát nhận xét. (chú ý để thấy rỏ tác dụng kéo dãn lò xo của trọng lực) - GV gợi ý: - Tại sao quả nặng không bị kéo lên trên theo phương lực tác dụng của lò xo? - Lực mới này do vật nào tác dụng lên quả nặng? - Vận tốc của viên phấn có bị biến đổi không? - Lực gì làm cho vận tốc viên phấn biến đổi? - GV hãy nêu kết luận. |
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV: - Làm 2 thí nghiệm mục 1. - Trả lời câu hỏi C1, C2 (SGK). C1 : a. Treo quả nặng vào lò xo, ta thấy lò xo bị dãn ra. Lúc đó lò xo tác dụng lực vào lò xo theo phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên. C2 :b. Cầm một viên phấn trên cao, rồi đột nhiên buông tay ra. Ta thấy viên phấn chuyển động nhanh dần, điều đó chứng tỏ có lực tác dụng vào viên phấn, lực đó có phương thẳng - Tìm từ thích hợp để điền vào chổ trống câu C3. C3: Lò xo bị dãn dài ra đã tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa tác dụng vào quả nặng hướng xuống dưới để cân bằng với lực của lò xo. Lực này do Trái Đất tác dụng lên quả nặng. - Khi viên phấn được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị biến đổi. Vậy phải có một lực hút viên phấn xuống phía dưới. Lực này do Trái Đất tác dụng lên viên phấn.ng đứng và chiều hướng xuống đất. HS :- Thảo luận nhóm để phân tích rõ tác dụng của trọng lực và nêu kết luận. |
I. Trọng lực là gì? 1. Thí nghiệm: 2. Kết luận: Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Cường độ của trọng lực tác dụng lên môt một vật là trọng lượng của vật đó |
GV : - Hướng dẫn học sinh thí nghiệm với dây dọi, mục đích của dây dọi là xác định phương thẳng đứng. - Từ thí nghiệm này cho học sinh rút ra nhận xét về phương của trọng lực là phương thẳng đứng (phương của dây dọi). - Căn cứ vào các thí nghiệm, thấy được trọng lực có chiều từ trên xuống. |
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV: - Đọc thông báo về dây dọi và phương thẳng đứng. - Làm thí nghiệm để xác định phương và chiều của trọng lực. - Hoàn thành C4 C4 : Treo dây dọi lên giá, ta thấy phương của dây dọi là phương thẳng đứng. a. Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lượng của quả nặng đã cân bằng với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của dây dọi, tức là phương từ trên xuống dưới. b. Căn cứ vào hai thí nghiệm ở hình 26 và 27 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng từ trên xuống dưới. |
II. Phương và chiều của trọng lực: * Kết luận: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất |
GV Giới thiệu: - Để đo độ lớn (cường độ) của lực, người ta sử dụng đơn vị Newton. |
HS: Làm việc cá nhân đọc thông báo về đơn vị lực, tìm hiểu xem tại sao trọng lượng của quả cân 1kg lại là 10N |
III. Đơn vị của trọng lực: Đơn vị của trọng lực là Niutơn. Kí hiệu là N: 1N = 100g 1kg = 10N |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Bài 1: Nhận xét nào sau đây sai? A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó. B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật. D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó. Đáp án Công thức P = 10.m chỉ là công thức gần đúng. Khối lượng vật không thay đổi theo vị trí đặt vật nhưng trọng lượng thì thay đổi. ⇒ Đáp án C Bài 2: Đơn vị trọng lượng là gì? A. N B. N.m C. N.m2 D. N/m3 Đáp án Đơn vị trọng lượng là Niu tơn (N) ⇒ Đáp án A Bài 3: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó? A. chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới B. chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên C. nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau. D. nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu. Đáp án Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau ⇒ Đáp án C Bài 4: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì: A. tập giấy có khối lượng lớn hơn. B. quả cân có trọng lượng lớn hơn. C. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau. D. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau. Đáp án Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau ⇒ Đáp án C Bài 5: Chỉ có thể nói trọng lực của vật nào sau đây? A. Trái Đất B. Mặt Trăng C. Mặt Trời D. Hòn đá trên mặt đất Đáp án Chỉ có thể nói trọng lực của hòn đá trên mặt đất ⇒ Đáp án D Bài 6: Trọng lực có: A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. C. Phương ngang, chiều từ trái sang phải. D. Phương ngang, chiều từ phải sang trái. Đáp án Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới ⇒ Đáp án A Bài 7: Lực nào sau đây không thể là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn. Đáp án Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn không thể là trọng lực ⇒ Đáp án D Bài 8: Ba khối kim loại : 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất? A. Khối đồng B. Khối sắt C. Khối nhôm D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau. Đáp án Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau ⇒ Đáp án D Bài 9: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động? A. Một vật được thả thì rơi xuống. B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang. C. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn. D. Một vật được ném thì bay lên cao. Đáp án Thả rơi tự do một vật, dưới tác dụng của trong lực vật sẽ rơi thẳng đứng xuống dưới. ⇒ Đáp án A. Bài 10: Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là: A. lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách. B. cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách. C. lượng chất chứa trong quyển sách. D. khối lượng của quyển sách. Đáp án Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là cường độ của lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách ⇒ Đáp án B. |
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Giả sử có một quả cân, ta có thể xác định phương và chiều của trọng lực tác dụng lên quả cân đó - Em thấy phương dây dọi và phương mặt nước như thế nào? 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. Giả sử có một quả cân, ta có thể xác định phương và chiều của trọng lực tác dụng lên quả cân đó theo hai cách như sau: Cách 1: Treo quả cân lên một sợi dây mềm (dây dọi), ta có phương của trọng lực trùng với phương của dây dọi (chính là phương thẳng đứng). Hai lực tác dụng lên vật khi đó là trọng lực và lực kéo của sợi dây. Hai lực đó cân bằng nhau, lực kéo có chiều từ dưới lên nên trọng lực có chiều từ trên xuống hướng về phía Trái Đất. Cách 2: Thả quả cân ở một độ cao nào đó, ta thấy quả cân rơi từ trên xuống theo phương thẳng đứng. Khi đó quả cân chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Vậy trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống hướng về phía Trái Đất. C6: - Phương dây dọi vuông góc với mặt nước |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Tìm hiểu hình ảnh con người trong môi trường không trọng lực: |
4. Dặn dò (1’):
- Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học và SGK.
- Tìm thêm một số ví dụ về tác dụng của trọng lực lên vật?.
- Xem nội dung “có thể em chưa biết”.
- Làm các bài tập từ 8.3 - 8.4 ở SBTVL6.
- Chuẩn bị bài học mới kiểm tra 1tiết về các nội dung đã học.
Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 12: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)