Giáo án Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đo được lực bằng lực kế.

- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơon vị đo P, m. Vận dụng được công thức P = 10m.

2. Kỹ năng: Sử dụng được lực kế để đo lực.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :

- Hiểu được tác dụng của lực kế vàcấu tạo của lực kế.

- Biết dùng lực kế để đo trọng lượng của 1 vật.

5. Định hướng phát triển năng lực

a)Năng lực chung

  Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b)Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực kiến thức vật lí

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng  lực cá nhân của HS

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Giáo án, SGK, Dụng cụ TN hình 9.1, 9.2.

2. HS: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm như SGK.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (7’)

a) Câu hỏi :

Câu 1: Lò xo có đặc điểm như thế nào mà gọi là biến dạng đàn hồi?

Câu 2 : Độ biến dạng của lò xo là gì?Đặc điểm của lực đàn hồi là gì?

b) Đáp án và biểu điểm :

Câu 1 : Đặc điểm và biến dạng của lò xo

+ Khi bị trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của lò nó tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo có lại hình dạng ban đầu. (7đ)

+ Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi. Lò xo là vật có tính đàn hồi.(3đ)

Câu 2 : Độ biến dạng của lò xo:

+ Tính độ biến dạng của lò xo tương ứng với các quả nặng.(7đ)

+ Hiệu số  giữa chiều dài lò xo bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó gọi là độ biến dạng: Dl=l-l0

+ Khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi cũng tăng (3đ)

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Khi đo thể tích một vật rắn không thấm nước hay thể tích chất lỏng ta dùng dụng cụ nào? Đo khối lượng dùng dụng cụ nào? Vậy để đo lực người ta dùng dụng cụ nào? Cách đo như thế nào?

- Trọng lượng của quả cân có khối lượng 100g là bao nhiêu? Vậy khối lượng và trọng lượng có quan hệ như thế nào?

Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu Bài 10: Lực kế – Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:  - Đo được lực bằng lực kế.

- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơon vị đo P, m. Vận dụng được công thức P = 10m.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. Có nhiều loại lực kế, trong bài này chúng ta nghiên cứu loại lực kế lò xo là loại lực kế hay sử dụng

- Yêu cầu thảo luận C1 để tìm hiểu cấu tạo của lực kế

- Phát cho mỗi nhóm một lực kế và yêu cầu thực hiện C2

- Đọc SGK

(1) Kim chỉ thị

(2) Lò xo

(3) Bảng chia độ

- Quan sát lực kế và tìm

C2: - GHĐ: 10 N

     - ĐCNN : 0,1 N

I. Tìm hiểu lực kế:

- Lực kế là dụng cụ để đo lực.

- Có nhiều loại lực kế. Loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo

Hướng dẫn điều chỉnh kim lực kế về vị trí số 0

- Đọc C3 và yêu cầu lớp thảo luận để tìm hiểu để cách sử dụng lực kế để đo lực như thế nào

 Hướng dẫn tiến hành đo lực và thực hiện C4

- Yêu cầu trả lời C5

C3: (1) Vạch 0

    (2) Lực cần đo

    (3) Phương

- Tiến hành đo trọng lượng của SGK

- Khi đo, phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng

II. Đo một lực bằng lực kế

- Điều chỉnh kim chỉ vị trí số 0.

- Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế, hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

- Yêu cầu thảo luận C6

- Gọi 1 trả lời C6

- Nhận xét

- Mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng

C6: (1): 1N,

(2): 200g,

(3): 10N

- Tìm mối liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng

III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

Công thức liên hệ: P = 10m

Trong đó:

   P là trọng lượng của vật, có đơn vị là N

   m là khối lượng, đơn vị là kg

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Công dụng của lực kế là:

A. Đo khối lượng của vật.

B. Đo trọng lượng riêng của vật.

C. Đo lực

D. Đo khối lượng riêng của vật.

Đáp án

Lực kế dùng để xác định lực (do lực) ⇒ Đáp án C

Bài 2: Chọn câu không đúng

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Đáp án

Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó là câu không đúng ⇒ Đáp án D

Bài 3: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

A. trọng lượng của vật đó.

B. giá trị gần đúng của vật đó.

C. khối lượng của vật đó.

D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.

Đáp án

Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết khối lượng của vật đó ⇒ Đáp án C

Bài 4: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:

A. Cân và thước

B. Lực kế và thước

C. Cân và thước đo độ

D. Lực kế và bình chia độ

Đáp án

Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì phải dùng lực kế và bình chia độ ⇒ Đáp án D.

Bài 5: Câu nào dưới đây là đúng?

A. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng.

B. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến trọng lượng của hàng hóa.

C. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến trọng lượng của túi kẹo.

D. Khi một ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu khối lượng của ô tô quá lớn sẽ có thể làm gãy cầu.

Đáp án

- Lực kế dùng để đo lực ⇒ A sai.

- Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến khối lượng của túi kẹo ⇒ C sai

- Khi một ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu trọng lượng của ô tô quá lớn sẽ có thể làm gãy cầu ⇒ D sai

Vậy đáp án đúng là B

Bài 6: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.

B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.

C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Đáp án

Kết luận sai khi nói về trọng lượng của vật là trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Điều này chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất

Bài 7: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:

A. 15 kg      B. 150 g

C. 150 kg      D. 1,5 kg

Đáp án

Số chỉ của lực kế khi treo vật là trọng lượng của vật ⇒ P = 150N

Ta có: P = 10.m = 150 ⇒ m = 15 kg ⇒ Đáp án A

Bài 8: Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 1000N

B. Lực ít nhất bằng 100N

C. Lực ít nhất bằng 10N

D. Lực ít nhất bằng 1N

Đáp án

- Trọng lực tác dụng lên vật: P = 10.m = 10.1 =10N

- Để kéo được vật cần một lực tối thiểu 10N

⇒ Đáp án C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu trả lời C7, C9

- Nhận xét

- Trả lời

C7: Vì trọng lượng của một vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó

C9: 32000N

IV- Vận dụng

C7: Vì trọng lượng của một vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó

C9: 32000N

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

BT: Khi treo một vật khối lượng m1 vào lực kế thì độ dài thêm của lò xo lực kế là Giáo án Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng mới nhất  . Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khối lượng m2 = 2m1Giáo án Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng mới nhất  thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần lượt là bao nhiêu?

Đáp án

- Nếu m2 = 2m1 thì độ dài thêm ra của lò xo Giáo án Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng mới nhất

- Nếu Giáo án Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng mới nhất thì độ dài thêm ra của lò xo Giáo án Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng mới nhất

4. Dặn dò (1’):

- Về nhà học bài, làm bài tập 9.1 đến 9.5. (SBT).

- Đọc phần có thể em chưa biết.

- Xem trước bài mới để tiết sau học tốt hơn.

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học