Giáo án Vật Lí 6 Bài 15: Đòn bẩy mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo của đòn bẩy.
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
- Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kỹ năng:
Biết sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3. Thái độ : Biết vận dụng kiến thức và cuộc sống.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : Biết được tác dụng của đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung :
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
b. Năng lực chuyên biệt :
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SBT và dụng cụ thí nghiệm cho HS
2. HS: SGK, SBT, dụng cụ thí nghiệm : Lực kế có GHĐ 2 - 5N, quả cân 2N (4 nhóm).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’):
a. Câu hỏi :
Câu 1 : Để kéo vật lên theo phương thẳng đứng ta dùng một lực như thế nào?
Câu 2 : Khi dùng MPN để kéo vật lên cao nó giúp ích gì cho chúng ta? So sánh với lực kéo vật trực tiếp?
b. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1 : Ít nhất bằng (3đ)
Câu 2 : Dùng mặt phẳng càng nghiêng thì lực kéo vật lên càng nhỏ và giúp cho con người làm việc dễ dàng hơn so với kéo trực tiếp (7đ)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Treo hình vẽ 15.1, gọi 1 đọc phần mở bài trong SGK. Những người trong hình vẽ đã dùng cách nào để kéo ống cống lên? |
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo của đòn bẩy. - Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. - Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV treo tranh và giới thiệu các hình vẽ 15.2, 15.3 tự đọc phần I - Các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố, đó là những yếu tố nào? - Điểm tựa O - Lực F1 tác dụng lên O1 - Lực F2 tác dụng lên O2 - Chốt lại 3 yếu tố của đòn bẩy để ghi vở - Hoàn thành C1 - Yêu cầu cho VD về dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy |
- Quan sát hình vẽ - Điểm tựa O - Lực F1 tác dụng lên O1 - Lực F2 tác dụng lên O2 C1: (1) O1 , (2) O, (3) O2 , (4) O1, (5) O , (6) O2 - Cho VD: Cái bập bênh, búa nhổ đinh…. |
I.Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy Mỗi đòn bẩy đều có: - Điểm tựa là O - Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào 1 điểm của đòn bẩy (O1) - Lực nâng vật (F2) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy (O2) |
- Hình 15.1,15.2,15.3 SGK, khoảng cách O2O như thế nào so với khoảng cách O1O. Dự đoán xem độ lớn của lực mà người tác dụng lên điểm O2 để nâng vật so với trọng lượng của vật cần nâng như thế nào? (Để lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì O1O2 phải thoả mãn điều kiện gì) Khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2 thì độ lớn của lực bẩy F2 thay đổi so với trọng lượng F1 như thế nào? - Yêu cầu làm thí nghiệm theo nhóm - GV hưóng dẫn thực hiện thí nghiệm, quan sát, điều chỉnh những động tác chưa đúng kĩ thuật - Yêu cầu ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 15.1 - Hướng dẫn nghiên cứu số liệu thu thập được, luyện cho cách diễn đạt bằng lời khoảng cách OO1 và OO2 - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm - Thống nhất kết quả, nhận xét của các nhóm - Yêu cầu trả lời C3, hoàn thành kết luận |
- Rút ra nhận xét và đưa ra dự đoán về độ lớn của lực mà người tác dụng lên điểm O2 để nâng vật so với trọng lượng của vật cần nâng OO1 < OO2 - Trả lời - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm - Mỗi ghi lại kết quả thí nghiệm và báo cáo thí nghiệm C3: (1)nhỏ hơn (2)lớn hơn |
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Đặt vấn đề: OO1: là khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực. OO2: là khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo. Điều ta quan tâm là các khoảng cách này có quan hệ gì với lực kéo? 2. Thí nghiệm: a. Chuẩn bị: - Lực kế, khối trụ có móc, giá đỡ có thanh ngang. - Bảng kết quả (xem Phụ lục). b. Tiến hành đo: Lắp dụng cụ như hình vẽ. *. Đo trọng lượng của vật. *. Dùng lực kế đo lực nâng vật trong ba trường hợp: - OO2 > OO1. - OO2 = OO1. - OO2 < OO1. Ghi chép kết quả thu được vào bảng kết quả thí nghiệm. 3. Rút ra kết luận: - Khi OO2>OO1 thì - F2< F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Bài 1: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây? A. Khoảng cách OO1 > OO2 B. Khoảng cách OO1 = OO2 C. Khoảng cách OO1 < OO2 D. Khoảng cách OO1 = 2OO2 Đáp án - Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ. - Để dùng đòn bẩy được lợi thì OO2 > OO1. ⇒ Đáp án C Bài 2: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy? A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật. B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật. C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Đáp án Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật ⇒ Đáp án B Bài 3: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy? A. Cái cầu thang gác B. Mái chèo C. Thùng đựng nước D. Quyển sách nằm trên bàn Đáp án Dụng cụ hoạt động như một đòn bẩy là mái chèo ⇒ Đáp án B Bài 4: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật? A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1 B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1 C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1 Đáp án Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật ⇒ Đáp án C Bài 5: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cân Robecvan B. Cân đồng hồ C. Cần đòn D. Cân tạ Đáp án Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi. Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. A. nhỏ hơn, lớn hơn B. nhỏ hơn, nhỏ hơn C. lớn hơn, lớn hơn D. lớn hơn, nhỏ hơn Đáp án Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. ⇒ Đáp án A Bài 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy? A. Cái kéo B. Cái kìm C. Cái cưa D. Cái mở nút chai Đáp án Cái cưa không phải là ứng dụng của đòn bẩy ⇒ Đáp án C |
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Yêu cầu HS làm các câu hỏi phần vận dụng SGK, trả lời các câu C4, C5, C6. Giáo viên ghi nhận và nhận xét các câu trả lời của học sinh. - Cách cải tiến đòn bẩy ở hình 15.1 để giảm lực kéo 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. - Trả lời C4, C5 C4 : Búa đinh, kéo, người công nhân đẩy xe cútkít VD: Nhổ đinh , kéo , chèo thuyền . - thảo luận để trả lời C5,C6 - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét câu trả lời của nhóm bạn - OO1 << OO2 |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Một số hiện tượng thực tế |
4. Dặn dò (1’): - Về nhà học bài, làm BT 15.1 đến 15.5. (SBT).
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Trả lời các câu hỏi của bài 17, tiết sau ôn tập được tốt hơn.
Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 16: Ròng rọc
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)