Giáo án Vật Lí 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí.

- Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thẩn và tích cực, ham mê môn học, biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :

- Hiểu được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí.

- Hiểu được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

5. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.

b. Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm.

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng  lực cá nhân của HS.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, Dụng cụ thí nghiệm hình 20.1, 20.2 SGK.

2. HS: Xem bài mới.

*Nhóm HS: 

- Một bình thuỷ tinh đáy bằng.     

- Một ống thuỷ tinh thẳng (hoặc chữ L).

- Một nút cao su có đục lỗ.  

- Một cốc nước màu, khăn lau khô, mềm.

          - Một miếng giấy trắng (4 X 10cm) có vẻ vạch chia và được cắt ở hai chổ để có thể lồng vào ống thuỷ tinh.

* Cả lớp: Một quả bóng bàn bị bẹp.

III. CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY   HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (7’):

Câu 1 : Chất lỏng nở ra vì nhiệt như thế nào? Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau?

Câu 2 : Nêu thí nghiệm kiểm chứng sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau mà em biết?

3. Đáp án và biểu điểm :

Câu 1 : Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.(4đ)

- Vì khi nước nóng lên, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. (4đ)

- Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (2đ)

Câu 2 : Thí nghiệm kiểm chứng với rượu, dầu, nước :

+ Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau. Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau. (5đ)

+ Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau. (5đ)

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Khi quả bóng bàn bị bẹp, làm thế nào cho nó phồng lên?

- Tại sao quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên? (Làm thí nghiệm vói quả bóng bàn bị bẹp ).

 Để kiểm tra dự đoán này phải tiến hành thí nghiệm.Để có câu trả lời đúng, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học 1.  Giáo viên ghi bảng.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:  - Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí.

- Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV tiến hành thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng

TN như hình 20.1 và 20.2 sgk

- Mục đích của tay áp vào bình là gì?

- Có hiện tượng gì xảy ra khi ta áp tay vào bình nước?

- Thể tích khí trong bình tăng nghĩa là gì?

- Khi thôi áp tay vào bình, có hịên tượng gì xảy ra với giọt nước. Chứng tỏ điều gì ?

- Tại sao thể tích khí trong bình tăng khi ta áp tay vào bình?

- Tại sao thể tích khí trong bình giảm khi ta thôi   áp tay vào?

Quan sát

- Để truyền nhiệt cho bình

- Giọt nước trong bình đi lên chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng

- Không khí nở ra

- Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích khí trong bình giảm

- Vì khi áp tay vào làm khí trong bình nóng lên và nở ra

- Lúc này khí trong bình giảm và co lại

1. Thí nghiệm:

- Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút bình cầu.

- Cho một giọt nước màu vào trong ống thuỷ tinh.

- Lắp chặt nút cao su có ống thủy tinh chứa nước màu vào bình cầu.

- Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó áp chặt vào bình cầu (hình 48).

2. Trả lời câu hỏi:

C1:

Ta thấy giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích khí trong bình nở ra.

Nói cách khác: đã có lực tác dụng vào giọt nước đẩy giọt nước đi lên, lực này do không khí dãn nở mà có.

C2:

Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm, không khí trong bình co lại.

C3:

Thể tích khí trong bình tăng lên là do không khí trong bình nóng lên.

C4:

Thể tích khí trong bình giảm đi là do không khí trong bình lạnh đi.

GV:

- Hướng dẫn học sinh  đọc bảng 1 để so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí (xem bảng ở cuối bài).

Học sinh theo dõi bảng 1 để trả lời câu hỏi C5.

Giáo án Vật Lí 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí mới nhất

C5:

Qua bảng 1 cho ta thấy: các chất khí khác nhau nhưng lại nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Treo bảng vẽ phóng lớn hình 20.1 lên bảng

- Các chất khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt như thế  nào?

Treo bảng phụ đã ghi sẵn câu C6 lên bảng

Quan sát

- Giống nhau

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

C6:

a. Thể tích khí trong bình (1) tăng khi nóng lên.

b. Thể tích khí trong bình giảm khi (2) lạnh đi.

c. Chất rắn nở ra vì nhiệt (3) ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt (4) nhiều nhất.

3. Rút ra kết luận:

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.

B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.

C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.

D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

Đáp án

Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra ⇒ quả bóng bị phồng lên.

⇒ Đáp án D

Bài 2: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

Đáp án

Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ

⇒ Đáp án D

Bài 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Đáp án

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

⇒ Đáp án A

Bài 4: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.

B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.

C. Chỉ có thể tích thay đổi.

D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.

Đáp án

- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ ⇒ khối lượng riêng và trọng lượng riêng phụ thuộc nhiệt độ.

⇒ Đáp án A

Bài 5: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Đáp án

Bánh xe đạp khi bơm căng nếu để ngoài trưa nắng, khí trong ruột xe sẽ nở ra ⇒ ruột bánh xe sẽ dễ bị nổ

⇒ Đáp án D

Bài 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.

C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Đáp án

Mọi chất khí đều nở vì nhiệt như nhau

⇒ Đáp án C

Bài 7: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.

A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.

B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.

C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.

D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.

Đáp án

Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên tạo thành mây.

⇒ Đáp án C

Bài 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.

Đáp án

Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí tăng

⇒ Đáp án D

Bài 9: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….

A. chất khí, chất lỏng

B. chất khí, chất rắn

C. chất lỏng, chất rắn

D. chất rắn, chất lỏng

Đáp án

Khi giảm nhiệt độ, thể tích của chất rắn sẽ giảm ít hơn thể tích của chất lỏng.

⇒ Đáp án D

Bài 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?

A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.

B. Thể tích tăng.

C. Thể tích giảm.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Đáp án

Khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng, vì bình nở ra nên chất khí trong bình cũng có thể tích tăng.

⇒ Đáp án B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Tại sao khi quả bóng bàn bị móp, bỏ vào nước nóng nó lại phồng lên?

C8: ( Không yêu cầu HS trả lời)

- Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức: d = 10m:V Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm.Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng  nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh

Đọc C9 SGK

- Hãy giải thích tại sao người ta có thể đo thời tiết bằng dụng cụ này?

Khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mức nước trong ống thủy tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại do đó mức nước trong ống thủy tinh dâng lên. Nếu gắn vào ống thủy tinh một băng giấy có chia vạch thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên

Nhận xét thống nhất câu trả lời

- Vì không khí trong quả bóng nóng lên và nở ra làm quả bóng phồng lên

- Vì không khi nóng có thể tích lớn hơn nên trọng lượng riêng giảm

Đọc và thảo luận trong 2 phút.

- Khi thời tiết nóng thì mực nước hạ xuống. Khi lạnh thì nước dâng lên, trên bình có những vạch chia độ  nhờ đó mà ta biết được nhiệt độ của môi trường

C7:Khi thả quả bóng bị bẹp vào nước nóng, chất khí trong quả bóng bị nóng nên nở ra làm quả bóng phồng lên.

C8: Theo công thức tính trọng lượng riêng ta thấy: không khí nóng có trọng lượng riêng nhỏ hơn không khí lạnh nên nó nhẹ hơn không khí lạnh.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

* Tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của khí cầu

Khí cầu dùng không khí nóng và chở được người bay lên cao. Khí cầu được sử dụng trong khoa học để tìm hiểu khí quyển, quan sát thiên văn…Hay đèn trời được thả trong đêm lễ hội.

Giáo án Vật Lí 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí mới nhất

4. Dặn dò (1’)

- Về nhà học bài, làm bài tập 20.1 đến 20.4 SBT.

- Xem trước bài mới, tiết sau học tốt hơn.

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học