Giáo án Vật Lí 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||
Bài 1: Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần. B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm. C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi. D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng. Đáp án Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất không đổi ⇒ Đáp án C Bài 2: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng?
A. Thỏi thép B. Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng. C. Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng. D. Thỏi kẽm. Đáp án Nhiệt độ của thép > đồng > kẽm → khi thả hai thỏi thép và kẽm vào đồng đang nóng chảy thì chỉ có kẽm bị nóng chảy theo đồng. ⇒ Đáp án D Bài 3: Sự nóng chảy là sự chuyển từ A. thể lỏng sang thể rắn B. thể rắn sang thể lỏng C. thể lỏng sang thể hơi D. thể hơi sang thể lỏng Đáp án Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ⇒ Đáp án B Bài 4: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây? A. Đốt một ngọn nến B. Đun nấu mỡ vào mùa đông C. Pha nước chanh đá D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá Đáp án - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng - Cho nước vào tủ lạnh để làm đá là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ⇒ Đáp án D Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy? A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau. C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng. D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm. Đáp án Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau ⇒ Đáp án A Bài 6: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng? A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. B. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng. C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi. D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại. Đáp án Câu sai: Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng. ⇒ Đáp án B Bài 7: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi A. đun nóng vật rắn bất kì. B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó. C. đun nóng vật trong nồi áp suất. D. đun nóng vật đến 100oC. Đáp án Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó ⇒ Đáp án B Bài 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy? A. Sương đọng trên lá cây. B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng. C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài. D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước. Đáp án Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, nhiệt độ tăng, cục đá tan thành nước → sự nóng chảy ⇒ Đáp án D Bài 9: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là: A. -960oC B. 96oC C. 60oC D. 960oC Đáp án Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 960oC ⇒ Đáp án D Bài 10: Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng? A. Thủy ngân B. Rượu C. Nhôm D. Nước Đáp án Nhiệt độ phòng là 23oC mà nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 659oC nên nhôm tồn tại ở thể lỏng phải có nhiệt độ trên 659oC ⇒ Đáp án C |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì? - Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật như thế nào?2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||
Tìm hiểu một số chất trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật vẫn thay đổi. Ví dụ: Thủy tinh hay nhựa đường trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của chúng là thay đổi (tiếp tục tăng).
|
4. Dặn dò
- Về nhà học bài , đọc phần có thể em chưa biết, xem trước bài tiếp theo.
- Tiết sau học tốt hơn.
Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 28: Sự sôi
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- Giáo án Vật Lí 6 Bài 30: Tổng kết chương II : Nhiệt học
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)