Giáo án Vật Lí 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo) mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển, căn cứ vào số liệu trên hình vẽ, hãy chọn câu trả lời đúng?

A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng tăng.

B. Ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.

C. Ở độ cao mặt nước biển, nhiệt độ sôi của nước là 80oC.

D. Ở độ cao 6000 m, nhiệt độ sôi của nước là 100oC.

Đáp án

Từ đồ thị thấy ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.

⇒ Đáp án B

Bài 2: Nước sôi ở nhiệt độ nào?

A. 100oC        B. 1000oC

C. 99oC        D. 0oC

Đáp án

Nước sôi ở nhiệt độ 100oC

⇒ Đáp án A

Bài 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.

C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Đáp án

Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng

⇒ Đáp án C

Bài 4: Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.

C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

Đáp án

Trong suốt quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định

⇒ Đáp án A.

Bài 5: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. tăng dần

B. không thay đổi

C. giảm dần

D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Đáp án

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi

⇒ Đáp án B

Bài 6: Đồ thị ở hình vẽ biểu thị điều gì?

A. Sự đông đặc của ête.

B. Sự nóng chảy và đông đặc của ête.

C. Sự sôi của ête.

D. Sự sôi và nguội dần của ête.

Đáp án

Đồ thị ở hình vẽ biểu thị sự sôi và nguội dần của ête

⇒ Đáp án D

Bài 7: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội. Các đoạn AB và BC ứng với những quá trình nào? Đặc điểm của những quá trình đó? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

A. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100oC; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100oC xuống 40oC trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 30.

B. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

C. Đoạn AB ứng với quá trình nước bay hơi ở nhiệt độ 80oC. Đoạn BC ứng với quá trình bay hơi, nguội dần.

D. Đoạn AB ứng với quá trình nước chưa sôi, không bay hơi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

Đáp án

Từ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội ta thấy đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100oC; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100oC xuống 40oC trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 30

⇒ Đáp án A

Bài 8: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nêu nhận định thiếu chính xác trong các nhận định sau đây:

A. Đoạn AB ứng với quá trình bay hơi.

B. Đoạn BC ứng với nước ở thể lỏng.

C. Đoạn CD ứng với quá trình đông đặc.

D. Đoạn DE ứng với nước ở thể rắn.

Đáp án

Nhận định thiếu chính xác: Đoạn AB ứng với quá trình bay hơi

⇒ Đáp án A.

Bài 9: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.

Đáp án

Nhận định sai: Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau

⇒ Đáp án B

Bài 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.

B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC.

D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng

Đáp án

Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng

⇒ Đáp án B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng

- Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về sự sôi

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi

C8. Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

C9. Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước

Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy cho bài

4. Dặn dò

- Về nhà học bài , đọc phần có thể em chưa biết.

- về nhà soạn bài bằng cách trả lời các câu hỏi trong SGK cuả bài 30. tiết sau ôn tập.

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học